Thờ ơ với truyền thông nội bộ, doanh nghiệp nhận trái đắng

Đặng Hoa Thứ tư, 19/09/2018 - 08:15

Theo các chuyên gia, việc thiếu quan tâm đến truyền thông nội bộ sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến chính thương hiệu của doanh nghiệp.

Mùa hè vừa rồi, anh Tú, lập trình viên của một công ty về công nghệ có tiếng ở Hà Nội cùng hơn 400 đồng nghiệp lên xe khởi hành đến Đà Nẵng trong vòng bốn ngày ba đêm để nghỉ mát.

Đây là một hoạt động thường niên của công ty này để thưởng cho nhân viên sau một năm làm việc vất vả.

Thế nhưng, suốt bốn ngày ở Đà Nẵng, những hoạt động mà anh Tú cùng bạn bè của mình tham gia cũng chỉ là nghỉ ngơi trong khách sạn, ăn uống và "tự khám phá". Mặc dù cả công ty có khoảng 400/1.000 người tham gia chuyến đi nhưng anh Tú cho biết trong suốt kỳ nghỉ, anh cũng chỉ tiếp xúc với vài người mà anh thường chơi cùng trong nhóm làm việc.

Không có kết nối, không có hoạt động team-building và cũng chẳng có lịch trình cụ thể cho chuyến đi có lẽ là những lý do khiến cho anh Tú cùng nhiều người khác trong đoàn cảm thấy "chưa bao giờ mà một chuyến đi chơi xa lại lâu và nhanh chán đến như vậy". Anh Tú ngán ngẩm lắc đầu: "Truyền thông nội bộ của công ty còn kém quá"!

Truyền thông nội bộ vẫn đang theo chiều dọc

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh – Chủ tịch hội đồng khoa học Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI) cho biết ở Việt Nam hiện nay, có tới khoảng 80% doanh nghiệp không chú trọng đến truyền thông nội bộ; mà nếu có thì cũng chỉ làm theo chiều dọc theo kiểu sếp ở trên nói, dưới làm theo. Việc nhân viên đưa ra khuyến nghị hay đề xuất, nhận xét đối với cấp trên vẫn còn là một điều hiếm thấy ở các doanh nghiệp Việt.

Thờ ơ với truyền thông nội bộ, doanh nghiệp nhận trái đắng
PGS TS Nguyễn Quốc Thịnh – Chủ tịch hội đồng khoa học viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI).

"Nhiều người muốn góp ý lắm nhưng cũng chỉ biết tìm đến facebook với dòng trạng thái: Có một cảm giác buồn không hề nhẹ", ông Thịnh hài hước mô tả.

Truyền thông nội bộ vì thế, theo ông Thịnh, là bị thui chột và đôi khi còn mang tính áp đặt, và thậm chí là áp đặt đến mức vô lý.

"Có những doanh nghiệp mồng 1 âm lịch hàng tháng bắt buộc phải ăn cái này, mồng 2 phải ăn cái kia, giữa tháng phải ăn...thịt chó. Sếp thích uống Silva thì nhân viên cũng phải theo đó mà uống Silva", ông Thịnh lấy ví dụ.

Theo nhiều chuyên gia, việc thiếu quan tâm đến truyền thông nội bộ sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến chính thương hiệu của doanh nghiệp bởi lẽ nếu không quan tâm đến nhân viên và không yêu thương nhân viên để họ được cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ thì họ sẽ chẳng bao giờ chăm sóc khách hàng hết mình và làm tốt công việc.

Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương, Phó viện trưởng Viện Văn hóa doanh nghiệp, một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng một văn hoá và thương hiệu doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 là nguyên tắc giám sát; điều ông Cương nhấn mạnh ở đây là sự giám sát của nhân viên đối với người lãnh đạo về phẩm cách và chuẩn mực đạo đức. 

Ông Cương cho biết, một trong những phương pháp quản trị nhân sự tiên tiến mới được áp dụng là phương pháp đánh giá 360 độ, cho phép việc giám sát và đánh giá của nhân viên đối với lãnh đạo và giữa những người đồng cấp. Phương pháp này giúp cho lãnh đạo có những áp lực trong việc giám sát để tránh sai lầm, tạo môi trường dân chủ.

Thờ ơ với truyền thông nội bộ, doanh nghiệp nhận trái đắng 1
PGS. TS Đỗ Minh Cương – Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Doanh nghiệp.

"FPT là một ví dụ điển hình. Chẳng hạn, nhân viên được mắng sếp, sếp không được mắng nhân viên, nếu có trót mắng nhân viên thì phải khen 2 lần", ông Cương lấy ví dụ.

Bà Phùng Thu Trang, Trưởng ban Truyền thông Công ty CP Viễn thông FPT cho biết, ở công ty này, văn hoá "tôn đổi đồng - chí gương sáng" luôn luôn được tôn trọng. Trong đó, "tôn đổi đồng" là tôn trọng cá nhân, tinh thần đổi mới và tinh thần đồng đội. 

Theo đó, cấp dưới có thể nói thẳng với cấp trên, không phân biệt vị trí cao thấp, quan hệ thân sơ; luôn khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo; và quan tâm đến từng nhân viên; thường xuyên tổ chức các hoạt động team-building để kết nối.

"FPT tạo ra một môi trường văn hoá không tham nhũng, sử dụng đánh giá 360 độ cùng nhiều hệ quy chiếu khác. Văn hoá doanh nghiệp không chỉ để xây dựng cho cán bộ nhân viên mà còn phải thấm nhuần và lan toả đến khách hàng", bà Trang cho biết.

Chẳng hạn như cơn bão số 10 ập đến vào giữa tháng 9 năm ngoái đã làm sập toàn bộ hệ thống kết nối mạng của FPT Telecom trong vòng 8 tiếng; lúc đó, người lãnh đạo cấp cao nhất đã dùng kết nối 3G để đăng tải thông tin có đính kèm lời xin lỗi trên chính trang cá nhân của mình; và khoảng 30 phút sau đó, hàng chục ngàn thông điệp khác không ngừng được phát đi từ các nhân viên của công ty này.

"Với động lực thì là nỗ lực của doanh nghiệp còn với khách hàng cần có sự chân thành; đó là nỗ lực từ trong tâm", đại diện FPT cho biết.

Tuy nhiên, Chủ tịch BCSI thừa nhận, với văn hoá mang đậm tính truyền thống như ở Việt Nam thì việc thực thi những điều này vẫn chưa thể dễ dàng vì theo ảnh hưởng của văn hoá gia đình, lãnh đạo là bề trên nên có quyền chỉ bảo và thậm chí là mắng cấp dưới nhưng không được mắng cấp trên.

Có cùng quan điểm, ông Cương cho rằng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay cũng giống như văn hoá gia đình. Nhiều người ở bên ngoài tỏ ra là một gia đình yêu thương nhau nhưng về đến nhà là chồng đánh vợ, bố đánh con; cũng như nhiều doanh nghiệp làm truyền thông rất hay nhưng lại đối xử với nhân viên của mình chẳng ra gì.

Theo ông Cương, các doanh nghiệp cần thay đổi từ tư duy đến hành động, đặc biệt khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào cuộc sống của mỗi cá nhân và tác động không nhỏ đến doanh nghiệp; cần tăng cường tương tác và liên kết giữa nhân viên và lãnh đạo để từ đó truyền cảm hứng, tiến đến truyền tải tới cả khách hàng.

"Thương hiệu chẳng phải là cái gì to tát; đôi khi chỉ là một nụ cười, một cái bắt tay hay một thái độ ân cần. Thương hiệu không phải là cứ lên truyền hình quảng cáo bao nhiêu phút, bao nhiêu giây; giờ đây mỗi cá nhân với một chiếc điện thoại thông minh cũng đã có thể trở thành một nhà báo", ông Thịnh nhìn nhận.

Truyền thông nội bộ: Chìa khóa vàng tái cấu trúc công ty

Truyền thông nội bộ: Chìa khóa vàng tái cấu trúc công ty

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Trong thời buổi “loạn lạc” người cũ mới đan xen, phải làm tốt công tác truyền thông nội bộ mới khiến công ty không biến thành một mớ hỗn độn.
Truyền thông nội bộ: Chìa khóa vàng tái cấu trúc công ty

Truyền thông nội bộ: Chìa khóa vàng tái cấu trúc công ty

Diễn đàn quản trị -  6 năm
Trong thời buổi “loạn lạc” người cũ mới đan xen, phải làm tốt công tác truyền thông nội bộ mới khiến công ty không biến thành một mớ hỗn độn.
Các tập đoàn lớn đang lãng phí khoảng 50% chi phí truyền thông

Các tập đoàn lớn đang lãng phí khoảng 50% chi phí truyền thông

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Một khảo sát do Nielsen tổ chức với tất cả Giám đốc Sale và Marketing của các tập đoàn lớn trên thế giới cho thấy, có khoảng 30% đến 50% chi phí truyền thông bị lãng phí, 40% mục tiêu chiến dịch không đúng với yêu cầu.

Khủng hoảng truyền thông: Cái giá của sự thiếu minh bạch

Khủng hoảng truyền thông: Cái giá của sự thiếu minh bạch

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Theo Chủ tịch Le Bros Lê Quốc Vinh, chỉ có sự minh bạch hoá thông tin mới là giải pháp tối ưu nhất để phòng ngừa các rủi ro khủng hoảng truyền thông trong thời đại ngày nay.

'Giới truyền thông đang phấn khích hơi quá về sự hiện diện của Amazon ở Việt Nam'

'Giới truyền thông đang phấn khích hơi quá về sự hiện diện của Amazon ở Việt Nam'

Tiêu điểm -  7 năm

Lãnh đạo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiết lộ, Amazon chỉ đang nỗ lực giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam xuất khẩu dễ dàng hơn thông qua việc bán hàng trên trang web của Amazon mà thôi.

Nguyên Cục trưởng Thông tin đối ngoại: 'Truyền thông chính sách là vấn đề sống còn'

Nguyên Cục trưởng Thông tin đối ngoại: 'Truyền thông chính sách là vấn đề sống còn'

Leader talk -  7 năm

Theo ông Lê Văn Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, truyền thông chính sách là vấn đề sống còn, phía sau khủng hoảng truyền thông là khủng hoảng chính trị, lòng tin của người dân.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  17 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  19 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  21 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  21 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  21 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Đọc nhiều