Diễn đàn quản trị
Xây văn hoá lành mạnh để biến xung đột nội bộ thành cơ hội
Xung đột vừa là yếu tố tiêu cực nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp củng cố các mối quan hệ trong tổ chức và thúc đẩy sự cạnh tranh để nhân sự nỗ lực làm việc. Tuy nhiên, giá trị tích cực của xung đột chỉ xuất hiện sau khi đã được giải quyết ổn thoả.
Một môi trường làm việc có nhiều xung đột sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần người lao động, tạo cảm giác bấp bênh, bất ổn, tiêu cực cho người lao động. Đặc biệt, xung đột phát sinh từ quyền lợi cá nhân sẽ dẫn đến đố kỵ, hiềm khích, thậm chí chơi xấu nhau.
Tuy nhiên, theo ông Trần Duy Cảnh, Giám đốc điều hành của Dentons Luật Việt, xung đột xảy ra cũng có thể mang lại một số tác động tích cực. Đó là cơ hội để lãnh đạo hiểu rõ hơn về người lao động, về giá trị, quan điểm, phong cách làm việc, tính cách. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra nhận định về sự phù hợp của người lao động với văn hóa doanh nghiệp và đánh giá được tiềm năng gắn bó của người lao động đó với doanh nghiệp.
Xung đột tạo cơ hội để giải quyết vấn đề, củng cố mối quan hệ và phát triển nội bộ doanh nghiệp. Xung đột tạo ra môi trường thi đua, thúc đẩy sự cạnh tranh, sáng tạo và tạo ra động lực để nhân viên nỗ lực làm việc, mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiệu quả và giá trị của xung đột chỉ có được khi xung đột hay tranh chấp đó đã được giải quyết ổn thỏa.
Việc giải quyết xung đột giữa người lao động cần phải có: sự điều phối nội bộ trong doanh nghiệp bởi bộ phận hành chính nhân sự hoặc một bộ phận khác có thẩm quyền; và sự tự nguyện và sẵn sàng làm việc với nhau để nỗ lực giải quyết xung đột một cách thiện chí.
Cần văn hoá lành mạnh
Để doanh nghiệp phát triển bền vững, cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, hạn chế mâu thuẫn, xung đột và cao hơn là tranh chấp.
Lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận nhân sự, cơ quan đại diện cho người lao động cần xây dựng chính sách nội bộ, quy tắc ứng xử và cơ chế giải quyết xung đột toàn diện, thống nhất và được sự đồng tình của nhân viên.
Bên cạnh đó, cần tạo ra cơ hội để nhân viên giao lưu gắn kết, xóa bỏ khoảng cách giao tiếp và hướng đến mục tiêu chung trong công việc.
Lưu ý đối với bộ quy tắc ứng xử, quy chế, nội quy doanh nghiệp, ông Cảnh cho rằng, những văn bản này cần được soạn thảo một cách tỉ mỉ, được đối chiếu với quy định pháp luật cũng như thực tiễn bởi những người giàu kinh nghiệm. Doanh nghiệp không nên sử dụng các mẫu sẵn trên mạng, truyền tay nhau từ các công ty khác.
Quy chế lương, thưởng cho nhân viên cũng như chế độ nâng lương, thăng chức theo từng thời kỳ và theo hiệu quả công việc cần rõ ràng. Doanh nghiệp cần quy định rõ nghĩa vụ của nhân viên trong việc bảo mật thông tin về tiền lương, thưởng và các chế độ phụ cấp, trợ cấp của chính mình và những nhân viên khác nếu họ vô tình được biết nhằm ngăn chặn mâu thuẫn nội bộ do mức lương không bằng nhau.
Doanh nghiệp cần có quy định chính sách góp ý, trao đổi giữa đồng nghiệp để tạo cơ hội trao đổi bình đẳng và thiện chí giữa người lao động với nhau.
Chính sách giải quyết xung đột giữa các cấp quản lý cũng quan trọng. Đối với xung đột giữa các cấp quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là bên đứng ra giải quyết.
Nội quy phòng chống quấy rối tình dục nơi làm việc và trình tự thủ tục xử lý hành vi vi phạm này theo quy định pháp luật hiện hành nên được ban hành.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên có các quy định nhằm ngăn chặn xung đột từ đầu cũng như quy định việc giải quyết xung đột giữa nhân viên trong các quy chế và chính sách nội bộ của doanh nghiệp.
Khi xung đột xảy ra, ông Cảnh cho rằng, việc giải quyết xung đột cần dựa trên tiêu chí đầu tiên là thiện chí, thương lượng và hòa giải. Nếu giữa các nhóm có sự xung đột, lãnh đạo doanh nghiệp cần tập hợp những người đứng đầu của nhóm để trước hết làm sáng tỏ vai trò của nhóm và đề cao sự đóng góp của nhóm vào sự vận hành của doanh nghiệp. Lãnh đạo cũng cần lắng nghe mối quan tâm của các bên và để các bên cùng nêu ra quan điểm của mình đối với vấn đề đang xung đột.
Nếu có sự xung đột giữa một cá nhân với một tập thể. Người đứng ra điều phối giải quyết xung đột cần làm cho mỗi bên hiểu được mục tiêu chung mà các bên hướng tới. Mỗi cá nhân cần biết trong một tập thể, việc tôn trọng mục tiêu chung và tôn trọng nhóm là yêu cầu bắt buộc và cá nhân nên điều chỉnh cái tôi để hài hòa với mục tiêu chung. Người điều phối nên để cá nhân phát biểu ý kiến về vấn đề đang gây xung đột và tìm ra điểm chung giữa cá nhân và nhóm.
Thay vì tập trung vào việc xử lý con người, doanh nghiệp nên tập trung vào hỗ trợ các mối quan hệ tại nơi làm việc. Giải quyết xung đột nên có sự tham gia của cố vấn hoặc nhà tâm lý học, việc này có thể hỗ trợ giải quyết các hành vi cơ bản và cung cấp các công cụ để quản lý giao tiếp, hiểu nhận thức và giải quyết xung đột trong tương lai.
3 loại xung đột nguy hiểm trong doanh nghiệp
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp có nhân sự đa thế hệ
Bằng cách chấp nhận sự khác biệt, tăng cường sự học hỏi giữa các thế hệ và khuyến khích kết nối hợp tác, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường làm việc đa thế hệ tích cực và hiệu quả.
Cài đặt văn hoá doanh nghiệp có chủ đích
Nhiều doanh nghiệp sao chép văn hoá doanh nghiệp khác về triển khai mà không xét đến sự phù hợp với môi trường, hoạt động kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp
‘May đo’ mô hình văn hoá doanh nghiệp
Dự án xây dựng văn hoá doanh nghiệp sẽ là phí phạm, thiếu hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng đến tính kết nối nhân sự nội bộ - về niềm tin, sự tự hào, và cam kết cống hiến - khi dự án được xây dựng theo một công thức hoặc mô hình mang tính “sẵn có hàng loạt”.
Văn hoá ông chủ định hình văn hoá doanh nghiệp
Thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) cần nhận thức được các hành vi của mình để tạo ra một văn hóa HĐQT mà ở đó các hành vi ứng xử được gắn kết với lợi ích, trách nhiệm và giá trị của công ty
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.