Tiêu điểm
Xử lý dự án yếu kém: Cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm?
Các dự án yếu kém của ngành công thương cần được xử lý trên nguyên tắc dứt điểm, tăng tính linh hoạt và chủ động của các doanh nghiệp đầu tư.
Hai điểm nghẽn lớn
Trong danh mục 12 dự án yếu kém của của ngành công thương, hiện mới có 5 dự án cơ bản khắc phục được khó khăn, 7 dự án còn lại vẫn đang gặp phải những vướng mắc rất lớn.
Cụ thể, trong năm dự án bước đầu đã đi hoạt động ổn định có DAP-1 Hải Phòng thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) hiện đã sản xuất kinh doanh có lãi.
Bốn dự án khác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gồm nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ cơ bản không còn vướng mắc về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Theo ông Hồ Sỹ Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả là do hiện vẫn còn tồn tại hai vấn đề mấu chốt.
Đầu tiên là vướng mắc về hợp đồng EPC (hợp đồng nhà thầu trọn gói đối với các dự án này). Trong hợp đồng của tất cả các dự án đang có sự tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu về nội dung, bao gồm cả khối lượng, thiết bị, chủng loại thiết bị và chính sách thuế...
Nhiều chủ đầu tư và nhà thầu tại các dự án đã rất quyết liệt thảo luận nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất được vấn đề này. Đây là vướng mắc lớn nhất trong các dự án đang tồn đọng hiện nay.
Ví dụ, tại dự án nhà máy thép Thái Nguyên mở rộng, nhà máy đóng tàu Dung Quất, nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy đạm Hà Bắc, vướng mắc này đã ảnh hưởng đến việc xác định giá trị dự án đầu tư, giá trị của doanh nghiệp, quyền chủ động của nhà đầu tư có thể tiếp tục đầu tư bổ sung hoặc hoàn thiện thêm… Đây là những vấn đề đang còn dở dang trong hợp đồng với các nhà thầu, chưa giải quyết được.
Trong khi đó, nếu chưa giải quyết được vấn đề hợp đồng EPC thì doanh nghiệp chưa chủ động hoạt động được các dây chuyền và quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Thứ hai, về vấn đề chi phí, chi phí tài chính của các dự án ở mức quá cao. Có nhiều dự án được đưa vào diện hỗ trợ tài chính đầu tư trong giai đoạn 2010-2015. Tuy nhiên, giai đoạn đó lãi suất cao, quá trình thực hiện dự án bị chậm, thường là vài năm, dẫn đến lãi suất đã cao còn bị phạt, lãi mẹ đẻ lãi con.
Điển hình như nhà máy đạm Hà Bắc (dự án giai đoạn 2 mở rộng). Hiện dự án sản xuất tốt, chất lượng sản phẩm bảo đảm, thậm chí tốt hơn giai đoạn một, tiết kiệm nhân công, lao động hơn. Tuy nhiên, chi phí tài chính chiếm đến hơn 30%, dẫn đến sản phẩm khó cạnh tranh trên thị trường.
Xét lại thời điểm 5 năm trước, tính theo giá đầu vào sản xuất bằng than thì giá tăng lên gấp 2, 3 lần. Trong khi đó, giá sản phẩm đầu ra lại thấp hơn nhiều so với dự kiến báo cáo khả thi. Điều này đã dẫn đến dự án chịu lỗ tích lũy trong những năm vừa qua rất lớn, lên đến vài nghìn tỷ đồng.
Nếu không giải quyết vấn đề này, sẽ không mở ra cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh trên cùng một mặt bằng so với các doanh nghiệp khác (tức là chi phí tài chính phải tương đương), ông Hùng nhấn mạnh.
Mở hướng giao quyền cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án yếu kém, tại tọa đàm " Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo", ông Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng: "Chúng tôi cần sự chủ động.
Trong khi doanh nghiệp Nhà nước luôn phải thực hiện đúng quy định về chế độ, chính sách, hệ thống luật pháp thì doanh nghiệp tư nhân có hệ thống tài chính tuân thủ khác nhiều so với doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước nếu đi vay hoặc chuẩn bị dự án đầu tư đều phải chuẩn bị theo các quy trình, toàn bộ phải được sự chấp thuận theo các cấp của Thành viên Hội đồng quản trị, cao hơn nữa là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ. Các quy trình phải kéo dài. Nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân, chỉ cần quyết định rất nhanh chóng là có thể triển khai được ngay.
Chính vì quá trình đầu tư kéo dài do thủ tục quá nhiều, việc xử lý chấp thuận từng khâu của các thủ tục cần phải có thời gian đã khiến các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả".
Chính vì vậy, ông Dũng cho rằng, quy trình, thủ tục trong đầu tư phát triển dự án cần được đơn giản hoá cho phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, tránh việc thủ tục quá phức tạp khiến doanh nghiệp gặp khó, tăng chi phí hoạt động.
Đồng quan điểm, ông Hùng cũng cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước cần có cách mở đường, mở hướng giao quyền cho doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Tới đây, đối với các dự án, Bộ Chính trị cần hỗ trợ cho doanh nghiệp tự chủ quyền chủ động sử dụng nguồn vốn của mình để cơ cấu các dự án còn nhiều vướng mắc. Các tập đoàn, doanh nghiệp cần chủ động phương án sản xuất kinh doanh, sản phẩm, có thể đưa ra các phương án tái cơ cấu dự án.
Đối với các vướng mắc liên quan đến Hợp đồng EPC, trường hợp dự án không phải tranh chấp EPC thì nên đưa ra thông điệp thông qua hệ thống trọng tài. Bên cạnh đó, mở hướng cho các doanh nghiệp thoái vốn, tái cơ cấu đầu tư…
"Chúng tôi đang trong quá trình làm rõ và khẳng định với doanh nghiệp. Dự án nào trong thẩm quyền của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, chúng tôi sẽ xử lý theo thẩm quyền. Nếu dự án vượt quá thẩm quyền, chúng tôi sẽ báo cáo lên Quốc hội và Chính phủ, có thể giao quyền chủ động cho doanh nghiệp để giao nguồn vốn của mình, chủ động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho phù hợp", ông Hùng nhấn mạnh.
Còn theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc xử lý các dự án yếu kém ngành công thương cần theo nguyên tắc đặt lợi ích của Nhà nước lên cao nhất, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.
Trong đó, các cơ quan quản lý nhà nước không thể phá vỡ được các nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp hay Luật Đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xử lý các dự án, cần tính toán các lợi ích, cơ cấu lại chính bản thân dự án nhằm tiết giảm các chi phí để nâng cao hiệu quả.
Các doanh nghiệp cần tính đến cả phương án cơ cấu lại sản phẩm phù hợp, lựa chọn sản phẩm đầu tư có thị trường. Thậm chí, ngay cả khi sau khi các dự án đã khôi phục ở một giai đoạn nhất định thì nhà nước cũng có thể tạo thoái vốn hoàn toàn ra khỏi các dự án.
Mặt khác, đối với những dự án có thể không có thị trường, không có khả năng phát triển, Chính phủ cũng cần tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản…
Bộ Công thương đề xuất ban hành danh mục hàng hóa cấm lưu thông
Tổng Kiểm toán Nhà nước: Không chỉ 12, có 40 dự án yếu kém, thua lỗ
"Đến thời điểm hiện tại, không phải chỉ 12 dự án yếu kém, thua lỗ nữa mà có hơn 40 dự án rồi", ông Hồ Đức Phớc cho hay.
Bộ Công thương tiến hành thanh tra 3 dự án yếu kém
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành các Quyết định thanh tra tại 3 dự án yếu kém của ngành.
Phó thủ tướng đốc thúc tiến độ xử lý 12 dự án yếu kém
Sau 9 tháng triển khai xử lý 12 dự án yếu kém ngành công thương, Nhà máy Thép Việt Trung và DAP số 1 Hải Phòng đã sản xuất kinh doanh có lãi, một số dự án Ethanol ở Dung Quất, Phú Thọ đã có nhà đầu tư đặt vấn đề hợp tác kinh doanh hoặc mua lại, các vấn đề pháp lý với các nhà thầu ở một số dự án thép, đạm cũng có tiến triển với các kết quả rõ ràng.
Yêu cầu Bộ Công an sớm hoàn thành điều tra vi phạm tại 12 đại dự án yếu kém
Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong công tác xử lý 12 dự án yếu kém, chậm tiến độ ngành công thương, Kiểm toán nhà nước, Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ sớm hoàn thành việc kiểm toán, điều tra, thanh tra tại 12 dự án, doanh nghiệp này theo chương trình, kế hoạch đã đề ra để xử lý theo quy định.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.