Vasep cảnh báo xuất khẩu cá ngừ đóng hộp khó phục hồi
Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp đang trong tình trạng khó khăn, khi những vướng mắc về quy định chưa được tháo, nguyên liệu tồn kho đã cạn.
Tổng cầu thế giới đang tạo cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp có thể lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm 2025.
Bức tranh xuất khẩu chín tháng đầu 2024 có nhiều điểm sáng, dù vẫn có khó khăn thách thức.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt hơn 299,6 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê.
Nền kinh tế dần phục hồi, tốt dần lên theo từng quý,
giúp bức tranh xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2024 có “sắc màu tươi mới”, trang
Chinhphu.vn dẫn lời ông Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực kinh tế trong nước 9 tháng đầu năm đạt 20,7%, cao hơn nhiều tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 13,4% của khu vực FDI.
Ngoại trừ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ba tháng đầu năm 2024 biến động tăng, giảm do yếu tố "mùa vụ", bức tranh xuất khẩu hàng hoá của nước ta trong 9 tháng ghi dấu ấn đậm nét với kim ngạch xuất khẩu bình quân những tháng sau cao hơn những tháng trước.
Bình quân một tháng trong 9 tháng đầu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu đạt 33,29 tỷ USD, cao hơn 1,52 tỷ USD so với bình quân một tháng trong 6 tháng đầu năm, ông Lâm dẫn chứng.
“Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD, vượt mốc 371,82 tỷ USD của năm 2022”, ông Lâm nhận định.
Một điểm nữa được ông Lâm đề cập, cán cân thương mại hàng hoá 9 tháng đầu năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD, giảm 0,53% so với mức xuất siêu 20,9 tỷ USD của cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 17,38 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 38,17 tỷ USD.
Tính chung chín tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 17,4 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,8 tỷ USD (chiếm 50,6% tổng kim ngạch), tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ vận tải đạt 4,9 tỷ USD (chiếm 28,1%), tăng 7,9%.
Công ty chứng khoán VNDIRECT trong báo cáo mới nhất duy trì đánh giá tích cực đối với triển vọng xuất khẩu của Việt Nam từ nay tới cuối năm, dựa trên 3 yếu tố.
Thứ nhất, việc Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc đang thúc đẩy hoạt động xuất khẩu từ các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam. Mỹ dẫn đầu tăng trưởng xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay, mức tăng tới 26% so với cùng kỳ.
Đồng thời, dòng vốn đầu tư từ Singapore, Hongkong và Trung Quốc cũng tăng trưởng tích cực, cho thấy xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam đang được thúc đẩy.
Thứ hai, chu kỳ nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu, được dẫn dắt bởi các ngân hàng trung ương lớn tại Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng tại các thị trường này, làm gia tăng nhu cầu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong khi lạm phát hạ nhiệt tại nhiều nơi trên thế giới cũng đóng góp vào sự cải thiện của tiêu dùng.
Thứ ba, các số liệu vĩ mô trong những tháng gần đây về IIP - Chỉ số sản xuất công nghiệp, PMI - Chỉ số nhà quản trị mua hàng, đơn hàng xuất khẩu, FDI giải ngân, hé lộ về bức tranh xuất khẩu khả quan trong những tháng cuối năm 2024.
VNDIRECT dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2024 có thể tăng trưởng khoảng 15% so với mức 354,7 tỷ USD của năm 2023.
“Trong các tháng cuối năm, chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu của một số nhóm mặt hàng sẽ bứt phá, bao gồm nông sản, thủy sản, dệt may, da giày do đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam và mức nền thấp của cùng kỳ 2023”, ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường của VNDIRECT, nhận xét.
Những mặt hàng khác, như linh kiện điện tử, máy vi tính, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng khả quan trong quý IV năm nay nhờ sự cải thiện của bức tranh kinh tế và môi trường đầu tư toàn cầu sau một loạt động thái nới lỏng chính sách tiền tệ gần đây.
VNDIRECT nhận thấy một số thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam những tháng cuối năm. Đầu tiên là ảnh hưởng từ sự kiện đình công tại các cảng biển miền Đông nước Mỹ.
“Nếu vấn đề này không được sớm giải quyết sẽ có ảnh hưởng nhất định tới xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”, ông Đinh Quang Hinh cảnh báo.
Trưởng bộ phận vĩ mô của VNDIRECT lưu ý: “Cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn có thể gây ra những đứt gảy trong chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó có những tác động cả về mặt tiêu cực tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam”.
Ông Đinh Quang Hinh cho rằng, để đảm bảo xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động mở rộng thị trường, đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro và tác động từ việc quá tập trung vào một thị trường hay một nhà cung cấp nhất định.
Ngân hàng Nhà nước cũng nên điều hành tỷ giá ổn định và có thể dự báo được nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Việc doanh nghiệp ra nhập và rút khỏi thị trường được cải thiện qua từng quý:
Quý I/2024, số doanh nghiệp ra nhập thị trường chỉ bằng
0,8 lần số doanh nghiệp rút khỏi thị trường, nhưng chỉ số này của 6 tháng đầu năm
đã đổi chiều khi số doanh nghiệp ra nhập bằng 1,08 lần số doanh nghiệp rút khỏi
thị trường, đến 9 tháng chỉ số doanh nghiệp ra nhập thị trường gấp 1,11 lần số
doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Trong 9 tháng, bình quân một tháng có 20,3 nghìn doanh
nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tuy nhiên cũng có 18,2 nghìn
doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Đáng chú ý, trong tổng số 121,9 nghìn doanh nghiệp
thành lập mới, có tới 75,8% số doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ. Hoạt động của
doanh nghiệp dịch vụ phụ thuộc vào tổng cầu tiêu dùng trong nước của nền kinh tế.
Doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp đang trong tình trạng khó khăn, khi những vướng mắc về quy định chưa được tháo, nguyên liệu tồn kho đã cạn.
Gạo xuất khấu của Việt Nam dự báo giảm cả lượng và giá sau động thái của Ấn Độ, nguồn cung lúa gạo lớn nhất toàn cầu.
Xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích vùng trồng tối thiểu cùng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.