Dấu chân carbon trong nông nghiệp
Công nghệ số là công cụ đắc lực giúp theo dõi, kiểm soát phát thải, tính toán các giải pháp phù hợp để xanh hóa ngành nông nghiệp.
Xu thế phát triển bền vững đặt ra những yêu cầu mới đối với hàng nông sản Việt Nam ở hầu như tất cả các thị trường xuất khẩu chính.
Cuối tháng 6 vừa qua, EU ban hành đạo luật về chống phá rừng, theo đó yêu cầu tất cả các loại nông sản bao gồm cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, dầu cọ, gia súc và gỗ, khi xuất khẩu sang EU phải chứng minh rằng hoạt động canh tác, sản xuất không diễn ra trên diện tích đất có được do phá rừng kể từ sau năm 2021.
Nếu vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được tại thị trường EU. Thị trường tiên tiến bậc nhất thế giới này cũng cho biết, nhóm mặt hàng chịu điều chỉnh của đạo luật chống phá rừng sẽ còn được mở rộng trong tương lai.
Trước đó, EU cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm điều chỉnh thương mại theo hướng bền vững, bao gồm các quy định về kinh tế tuần hoàn hay cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới (CBAM). Đáng chú ý, nhiều thị trường lớn khác trên thế giới cũng đang và sẽ tiếp tục ban hành các chính sách tương tự.
Đó chính là lý do khiến bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công thương, đánh giá rằng xuất khẩu nông sản dù chứng kiến mức tăng trưởng rất tốt những năm gần đây nhưng vẫn phải đối diện với rất nhiều thách thức.
Theo bà Hiền, xu thế bền vững đang trở thành điều tất yếu, khiến các quốc gia không ngừng điều chỉnh khung pháp lý với hàng loạt quy định, tiêu chuẩn mới. Xu thế này lan ra cả các nước đang phát triển thông qua những cam kết chính trị mạnh mẽ như tại Hội nghị COP26, COP27 vừa qua.
“Quy định liên quan đến môi trường tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như EU, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á… đang ngày càng chặt chẽ, đòi hỏi nỗ lực lớn để hàng nông sản Việt giữ vững vị thế ở các thị trường này”, bà Hiền đặt vấn đề.
Đồng quan điểm, ông Lê Thanh Hòa, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Công thương, cho biết, việc bền vững hóa, an toàn hóa chuỗi cung ứng nông sản là xu thế tất yếu, bắt buộc doanh nghiệp phải chuyển mình theo nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.
Để thuận theo “luật chơi” mới, bà Hiền nhấn mạnh, doanh nghiệp phải bắt tay vào chuyển đổi xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó tăng cường tính bền vững, giảm dấu chân carbon cho chuỗi cung ứng nông sản.
Bên cạnh đó, theo ông Trần Minh Thắng, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, doanh nghiệp cũng không thể lơ là công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này đòi hỏi quá trình canh tác, sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, yêu cầu của thị trường xuất khẩu cũng như đổi mới, nâng cao quy trình, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
Ngoài nỗ lực từ phía doanh nghiệp, theo ông Hòa, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải vào cuộc, một mặt hỗ trợ doanh nghiệp duy trì thị trường, mặt khác nâng cao hình ảnh, vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.
Tại hội thảo Đưa nông sản, thực phẩm chế biến Việt Nam vào hệ thống phân phối nước ngoài, ông Hòa đề xuất, Nhà nước cần hoàn thiện quy định, chính sách pháp luật, trong đó đặc biệt phải ban hành kịp thời các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với hội nhập quốc tế, đồng thời đầu tư nguồn lực đào tạo về quản lý, giám sát, hỗ trợ đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng nông sản.
Mặt khác, cần liên tục cập nhật những tiêu chuẩn, quy định, phản ứng thị trường và thị hiếu tiêu dùng, từ đó lên kế hoạch phát triển nông sản theo hướng phù hợp. Triển khai thực hiện các đề án về phát triển vùng nguyên liệu, phát triển logistics phục vụ nông sản…
Công nghệ số là công cụ đắc lực giúp theo dõi, kiểm soát phát thải, tính toán các giải pháp phù hợp để xanh hóa ngành nông nghiệp.
Thay vì giải cứu nông sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị tái cấu trúc ngành hàng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân, từ đó giải quyết dứt điểm lời nguyền “được mùa mất giá”, “được giá mất mùa”.
Liên kết giữa doanh nghiệp với bà con nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp trở nên lỏng lẻo bởi lối tư duy đẩy khó khăn cho bên còn lại.
Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ biết đến những trái cây nhập khẩu cao cấp của nước ngoài với giá đắt đỏ, thì hiện nay, ngay tại trong nước cũng có nhiều loại nông sản giá trị cao, đạt tiêu chuẩn về chất lượng không thua kém nhiều nước trên thế giới.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.
Ngay cả những dự án khả thi và có khả năng trả nợ vẫn bị từ chối cho vay, bởi thời hạn vay không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.
Với biên bản ghi nhớ được ký kết, T&T Group và Golden Nile sẽ trở thành đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Do các thủ tục pháp lý chưa đầy đủ nên hàng chục biệt thự đã xây dựng ở thị trấn Măng Đen bị bỏ hoang giữa những tán thông.
Vingroup, VinFast và 4 đối tác Trung Đông hợp tác phát triển hàng hải, khai thác đất biển bền vững, chuyển đổi số, xe điện và giao thông xanh.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, việc doanh thu tài chính tăng trưởng vượt trội đã giúp Taseco Land cải thiện đáng kể kết quả lợi nhuận.
Để mang tới trải nghiệm khác biệt, sảng khoái, đậm đà hương vị trà tự nhiên, những chai trà trái cây TH true TEA được chăm chút kỹ càng từ khâu tuyển chọn nguyên liệu nghiêm ngặt đến quy trình sản xuất hiện đại, khép kín với công nghệ tiên tiến hàng đầu.