Xuất khẩu rau quả lần đầu đạt 2 tỷ USD trong nửa năm
Nhã Nam
Thứ sáu, 28/06/2019 - 17:11
Mặc dù các mặt hàng trong nhóm nông, lâm, thủy sản tiếp tục giảm so với cùng kỳ trước, nhưng riêng xuất khẩu rau quả có tín hiệu tốt khi lần đầu đạt mức trên 2 tỷ USD chỉ trong vòng nửa năm.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm 2019 đạt 245,48 tỷ USD, mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 122,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng 10,8%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5,9%).
Cán cân thương mại 6 tháng đầu năm ước tính nhập siêu ở mức thấp với 34 triệu USD (bằng 0,03% tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng).
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,68 tỷ USD.
Trong nửa đầu năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 122,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 36,82 tỷ USD, tăng 10,8%, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,90 tỷ USD, tăng 5,9%, chiếm 70% (giảm 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).
Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, riêng xuất khẩu rau quả có tín hiệu tốt khi lần đầu tiên 6 tháng đầu năm đạt mức trên 2 tỷ USD.
Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực FDI.
Riêng tháng 6, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 21,6 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước.
Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nửa đầu năm 2019 ước tính đạt 122,76 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Khu vực kinh tế trong nước đạt 52,5 tỷ USD, tăng 14,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 70,2 tỷ USD, tăng 7,8%.
Riêng kim ngạch nhập khẩu riêng tháng 6 ước đạt 21,2 tỷ USD, giảm 8,6% so với tháng trước.
Xét theo quy mô thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng gần 27,4% so với cùng kỳ năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường EU giảm 0,4%; Trung Quốc tăng nhẹ 1%; ASEAN tăng 6,7%; Hàn Quốc tăng 6%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường Hàn Quốc nhập khẩu tăng nhẹ 1%; ASEAN tăng 6,4%; Nhật Bản giảm nhẹ 0,7%; EU tăng 9%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng không nên cứng nhắc duy trì sản xuất lúa và xuất khẩu gạo số lượng lớn, chỉ giữ ở mức tối thiểu có chất lượng và lợi nhuận tốt để giữ thị trường truyền thống.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.