'Được và mất' của xuất khẩu tôm Việt trong đợt dịch Corona
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 'đau đầu' về chi phí lưu kho đang tăng từng ngày do nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc chưa có thông báo giao hàng trở lại.
Mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn duy trì xu hướng tăng nhờ Samsung đẩy mạnh xuất khẩu phiên bản mới Galaxy S20.
Theo Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 74 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 37 tỷ USD, tăng 2,4%; nhập khẩu đạt 37 tỷ USD, tăng 2,4%.
Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng nhập siêu 176 triệu USD.
Mặc dù hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng trong tháng 2/2020, Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới S20 nên xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay giữ được xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước (tăng 6%) tiếp tục cao hơn tốc độ tăng của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 0,9%), qua đó đưa tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước trong cơ cấu xuất khẩu tiếp tục tăng (chiếm trên 31%).
Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 15 tỷ USD, tăng 2,7%. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 21,75 tỷ USD, tăng 2,2%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 34,6 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.
Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 2,5 tỷ USD, giảm 3% và chiếm 6,7%.
Xét theo quy mô thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 2 tháng đầu năm nay tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường EU giảm 8%; Trung Quốc tăng 0,2%; ASEAN giảm 9%; Nhật Bản tăng 9%; Hàn Quốc giảm 6,5%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy kim ngạch giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường Hàn Quốc tăng 9%; ASEAN giảm 10%; Nhật Bản tăng 0,2%; EU tăng 3,5%; Hoa Kỳ tăng 14%.
Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết, tình hình thông quan hàng hóa vẫn diễn ra rất chậm, khiến lượng xe hàng tồn, nằm chờ ở cửa khẩu vẫn gần 550 xe vào ngày 27/2.
Lượng container tồn nhiều nhất tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), 321 xe trong đó phần lớn là thanh long, mít, xoài, và linh kiện điện tử.
Cửa khẩu Tân Thanh thông quan trở lại từ ngày 20/2, nhưng tốc độ thông quan chậm khiến lượng xe tồn đến nay khoảng 167 xe nông sản. Còn tại các cửa khẩu Cốc Nam, Chi Ma lượng xe tồn lần lượt là 11 và 6 xe.
Theo Bộ Công Thương, hiện lực lượng bốc xếp phía Trung Quốc rất ít do đang phòng dịch khiến tốc độ xuất khẩu hàng sang biên giới chậm. Riêng cửa khẩu Tân Thanh chưa khôi phục xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới, trong khi phần lớn xe của các chủ hàng vận chuyển lên đây đều không có hợp đồng mua bán với phía Trung Quốc.
Hiện lực lượng chức năng đã trao đổi với Trung Quốc, thống nhất kéo dài thời gian thông quan đến 19h hàng ngày, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Trong khi đó, tại các cặp cửa khẩu đã hoạt động trở lại, tình hình xuất hàng sang biên giới vẫn diễn ra đều đặn.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 'đau đầu' về chi phí lưu kho đang tăng từng ngày do nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc chưa có thông báo giao hàng trở lại.
Đất nước và con người Việt Nam kế thừa một tinh hoa nông nghiệp từ suốt mấy nghìn năm trước. Kết hợp với công nghệ hiện đại và quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có thể định vị một mũi nhọn đột phá kinh tế, tạo ra các sản phẩm và tập đoàn có quy mô tỷ đô bằng chiến lược trọng tâm là xuất khẩu nông nghiệp.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong thời kỳ dịch Corona bùng phát, đặc biệt là mặt hàng nông sản với thời gian bảo quản rất ngắn.
Nông sản, đặc biệt thanh long và dưa hấu, sẽ là ngành chịu thiệt hại nặng nhất do sự bùng phát của dịch Corona và thậm chí mức ảnh hưởng kéo dài 6 – 8 tháng, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.