TP.HCM chọn vị trí xây trung tâm tài chính quốc tế
Trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM dự kiến được xây dựng trên diện tích 9,2 ha, tại 11 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam đón nhận hàng loạt ý kiến, khuyến nghị từ các Bộ, ngành xoay quanh vấn đề cơ chế, chính sách dự kiến áp dụng khi vận hành.
Điển hình là chính sách thuế. Theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, các dự án đầu tư khác vào TTTC bao gồm cả thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản sẽ được áp mức thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.
Bộ Tài chính đánh giá, điều này chưa phù hợp với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, không đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật và tạo ra phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất – kinh doanh trên cùng địa bàn TP. HCM và Đà Nẵng.
Việc đưa ra các nội dung cơ chế chuyên biệt, vượt trội so với quy định hiện hành để áp dụng khi chưa có đánh giá tác động cụ thể về tính hiệu quả và tính khả thi của việc thu hút đầu tư vào TTTC cần hết sức cân nhắc, Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Một vấn đề quan trọng khác là chính sách tài chính, phát triển thị trường vốn cũng được Bộ Tài chính lưu ý. Dự thảo nghị quyết xác định hoạt động tài chính xanh trong phạm vi TTTC được áp dụng ưu đãi như đối với lĩnh vực thuộc Danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, Luật Đầu tư và Nghị định 31/2021 không đề cập tới “Danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư”.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đề nghị không ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh, mua bán tín chỉ các-bon thuần túy (thay vào đó chỉ áp dụng cho dự án đổi mới công nghệ giảm phát thải tạo ra tín chỉ). Điều này, đã được Ban soạn thảo tiếp thu theo hướng chỉ quy định các chính sách ưu đãi cho mua bán tín chỉ các-bon (là sản phẩm tài chính) mà không quy định với dự án đầu tư tạo tín chỉ các-bon.
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo về tỷ lệ sở hữu nước ngoài và điều kiện đầu tư nước ngoài đối với việc cung cấp dịch vụ trong TTTC liên quan trực tiếp đến các cam kết thương mại và đầu tư của Việt Nam.
Cụ thể, theo Ngân hàng Nhà nước, việc dự thảo Nghị quyết quy định không áp dụng hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài và điều kiện đầu tư nước ngoài tại TTTC cần được rà soát thêm để hạn chế rủi ro vi phạm các nghĩa vụ trong các hiệp định thương mại và bảo hộ đầu tư của Việt Nam.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đề nghị đánh giá thận trọng về quy định “Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài để vay vốn đầu tư.”.
Về phía địa phương, UBND TP. Đà Nẵng cũng đưa ra một số ý kiến đáng lưu ý về chính sách tiền tệ, ngoại hối cũng như tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược vào TTTC.
Cụ thể, Đà Nẵng đề nghị cho phép nhà đầu tư nước ngoài tại khu thương mại tự do (đang được địa phương lập đề án trình Bộ Kế hoạch và đầu tư) được chuyển lợi nhuận về nước thông qua TTHC mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào liên quan đến quy định quản lý ngoại hối.
Cơ sở tham chiếu của kiến nghị trên, là trường hợp Dubai áp dụng chính sách tự do ngoại hối toàn diện bao hồm cho phép chuyển lợi nhuận về nước tại các trung tâm kinh tế như: Dubai International Financial Centre (DIFC) và các khu tự do JAFZ, DAFZ – nơi giao dịch ngoại tệ được tự do và không hạn chế.
Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi trong điều kiện các quốc gia có hệ thống kiểm soát tài chính chặt chẽ, dự trữ ngoại hối lớn và năng lực giám sát tốt như UAE.
Về chính sách định hình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, Đà Nẵng dự tính xây dựng một số tiêu chí tương ứng.
Đơn cử, nhà đầu tư chiến lược cần đáp ứng các điều kiện như: Là một nhà đầu tư/liên doanh có lợi thế về vốn, đa dạng hoạt động và có khả năng thu hút các nhà đầu tư, định chế tài chính lớn đến TTTC Việt Nam; đảm bảo có quy mô đầu tư phát triển TTTC tại Đà Nẵng tối thiểu 4-5 tỷ USD.
Sau khi trở thành nhà đầu tư chiến lược, chủ thể này được quyền tham gia vào quá trình lập quy hoạch, xây dựng bổ sung chính sách áp dụng phát triển và mở rộng Trung tâm tài chính quốc tế, đồng thời có nghĩa vụ hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng trong 5 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký/chủ trương đầu tư.
Một số doanh nghiệp lớn như SolarTech, FinGroup hay BCG cũng đưa ra các đóng góp mang tính xây dựng của mình.
FinGroup đề xuất bổ sung sản phẩm tài chính mới nhằm phát triển kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, dựa trên bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài muốn được ưu đãi bảo lãnh phát hành trái phiếu tại Việt Nam nhưng thủ tục phức tạp và phải đáp ứng được điều kiện như một ngân hàng.
Doanh nghiệp này cũng lưu ý cân nhắc các ưu đãi huy động vốn cho doanh nghiệp mới thành lập (như startup) liên quan đến điều kiện về vốn, khả năng sinh lời trong các năm liền kề.
Về phía mình, BCG mong muốn có cơ chế ưu đãi cao hơn so với các TTTC khác để đảm bảo tính cạnh tranh của các TTTC Việt Nam, các chính sách tạo liên kết với khu vực và giữa các TTTC.
Trong khi đó, SolarTech đề nghị rà soát khái niệm liên quan đến tài sản số/mã hóa, đảm bảo tương thích với Luật Công nghiệp công nghệ số (bao gồm cả NFT - một loại token mã hóa trên blockchain, đại diện cho một tài sản duy nhất).
Theo dự thảo
Nghị quyết của Quốc hội, TTTC quốc tế sẽ được thực hiện tại TP.HCM với quy mô
toàn diện và TTTC khu vực tại TP. Đà Nẵng. Hai địa phương này được lựa chọn dựa
trên lợi thế sẵn có về kinh tế, cơ sở hạ tầng và kết nối quốc tế, nhằm tạo các
cực tăng trưởng mới.
Dự thảo quy
định 2 cơ chế để trở thành thành viên TTTC quốc tế.
Thứ nhất là
đăng ký nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, uy tín và lĩnh vực
hoạt động phù hợp với định hướng phát triển của Trung tâm.
Thứ hai là
công nhận là thành viên nếu là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư hoặc doanh
nghiệp thuộc danh sách Fortune Global 500 do Tạp chí Fortune công bố, các tổ chức
tài chính, quỹ đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán bảo hiểm thuộc nhóm
10 doanh nghiệp hàng đầu về vốn điều lệ trong từng lĩnh vực tương ứng...
Trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM dự kiến được xây dựng trên diện tích 9,2 ha, tại 11 lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.
Đà Nẵng có cơ hội trở thành trung tâm tài chính xanh đầu tiên, đóng vai trò thúc đẩy ứng phó biến đổi khí hậu, sản xuất tiêu dùng bền vững tại khu vực ASEAN.
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM cần một cơ chế quản trị minh bạch, hiệu quả để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.
Thoả thuận này nâng tổng kim ngạch thương mại của hãng hàng không này với các doanh nghiệp Mỹ lên tới 64 tỉ USD.
Việt Nam và Mỹ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng nhằm hướng tới quan hệ kinh tế ổn định, đôi bên cùng có lợi.
Hàng không đang trở thành cú hích quan trọng, mở ra cánh cửa đưa du lịch Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ thế giới.
VNG đang đầu tư toàn diện vào AI, từ việc xây dựng hạ tầng, phát triển nền tảng và ứng dụng thực tế, với sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Phía cơ quan trung ương theo hướng thận trọng, trong khi doanh nghiệp và địa phương muốn cơ chế nới lỏng, ưu đãi.
Bên cạnh mảng bất động sản truyền thống, Sunshine Group đang từng bước hiện thực hóa tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu.
Ngày 12/4, Samsung Việt Nam chính thức tổ chức sự kiện công nghệ SIC Tech Day 2025 lần đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM.
Thị trường ngoại hối và tỷ giá diễn biến tích cực hơn sau quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường và phân tán rủi ro địa chính trị, doanh nghiệp cần “chuyển hóa” toàn bộ cấu trúc tài chính và quản trị tài sản để trở nên linh hoạt và chống chịu tốt hơn trước các biến động khó lường.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất sắp xếp lại bộ máy hành chính còn 34 tỉnh, thành phố trong đó có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.