Tài chính
Đề xuất cho vay ngoại tệ đến hết năm 2018
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành dự thảo văn bản sửa đổi Thông tư 24/2015 quy định cho vay bằng ngoại tệ của ngân hàng đối với khách hàng vay là người cư trú.
Theo đó, việc cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay sẽ được thực hiện đến hết 31/12/2018.
Trước đó, Thông tư 24 quy định thời hạn này là 31/3/2016 và đã được gia hạn đến 31/12/2017.
Cũng theo quy định này, khi được ngân hàng giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot). Ngoại trừ trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ.
Đây là một trong 4 trường hợp được cho vay ngoại tệ theo Thông tư 24/2015. Ba trường hợp còn lại là cho vay để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa dịch vụ; cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và cho vay đầu tư ra nước ngoài đối với dự án được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng quyết định chủ trương.
Nằm trong lộ trình ổn định tỷ giá và chống đô la hóa, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương chấm dứt cho vay ngoại tệ, chuyển sang quan hệ mua bán. Tuy nhiên để hỗ đối tượng là trợ doanh nghiệp xuất khẩu, cơ quan này cho phép ngân hàng cho vay ngắn hạn vì chi phí thấp hơn vay VND.
Trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội mới đây, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên trì định hướng giảm dần cho vay ngoại tệ theo lộ trình, đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp.
Theo báo cáo của ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong 10 tháng đầu năm 2017, tín dụng bằng ngoại tệ tăng cao do nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Cụ thể, tín dụng bằng ngoại tệ ước tăng 11,5% so với cuối năm 2016, trong khi cùng kỳ năm 2016 chỉ tăng tăng 4,4%.
Thống đốc Lê Minh Hưng: Không yêu cầu tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?