Tài chính
Kỷ lục IPO trên thị trường chứng khoán
Làn sóng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn đã đẩy giá trị các đợt IPO trên thị trường chứng khoán Việt Nam lên mức kỷ lục trong quý I năm nay.
Giá trị các phiên đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) trên thị trường chứng khoán Việt Nam lập kỷ lục trong quý I/2018 với giá trị 21.300 tỷ đồng, bằng tổng các đợt IPO của 4 năm liền trước, theo dữ liệu của công ty StoxPlus.

Đây là kết quả từ các đợt đấu giá cổ phiếu dồn dập của nhiều công ty nhà nước lớn trong thời gian gần đây. Đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực năng lượng như dầu khí và điện.
Cụ thể, Công ty điện lực Dầu khí (PVPower) đã huy động gần 7.000 tỷ sau khi đấu giá 20% cổ phần hôm 31/1, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài mua 12%. Các quỹ đầu tư của VinaCapital đã đầu tư 20 triệu USD vào đợt đấu giá này.
PV Power là công ty sản xuất điện lớn thứ 2 Việt Nam sau EVN, dự định bán tiếp 29% cổ phần cho cổ đông chiến lược và tập đoàn Teakwang của Hàn Quốc đang là đối tác tiềm năng.
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất đã bán gần 8% cổ phần qua đấu giá thu về 5.566 tỷ đồng. Khoảng 60% số cổ phần được mua bởi các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có quỹ của VinaCapital. Nhiều tập đoàn dầu khí nước ngoài đang quan tâm mua 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) cũng thu về gần 4.200 tỷ đồng sau khi đấu giá 20% vốn tại HOSE. Các nhà đầu tư nước ngoài mua khoảng 30% số cổ phần mang ra đấu giá.
Đây là doanh nghiệp duy nhất tổ chức tiếp thị và xuất bán dầu thô Việt Nam từ hơn 31 năm qua. Đồng thời là nhà phân phối xăng dầu lớn thứ 2 sau Petrolimex với 22% thị phần.
Nhiều phiên đấu giá khác có quy mô hàng nghìn tỷ đồng đã được thực hiện trong quý đầu năm 2018 như IDICO, Tập đoàn Cao Su (VRG), VinaFood 2, Hapro.
Tốc độ cổ phần hoác các doanh nghiệp nhà nước đã được đẩy nhanh tron các năm gần đây. Dự kiến năm 2018 sẽ có hơn 80 doanh nghiệp được cổ phần hóa trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn.
Các nhà đầu tư đang chờ đợi các đợt IPO của nhiều công ty lớn trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ như Mobifone, BenThanh Group, Satra, Saigon Tourist hay công ty bất động sản và xây dựng như Hadico, Resco, HUD và các công ty truyền tài điện Genco 1, 2.
Trong khi đó, diễn biến thị trường chứng khoán tích cực trong năm 2017 tiếp tục giúp các công ty niêm yết huy động được thêm gần 50 nghìn tỷ thông qua các đợt phát hành cổ phiếu mới, tương đương với các con số của hai năm 2016 và 2015.
Năm ngoái nhiều công ty như Viglacera, Vietjet Air, Bất động sản Khang Điền, Novaland, Gemadept, Hoàng Anh Gia Lai đều đã thực hiện các đợt phát hành thu về hàng nghìn tỷ đồng.
IPO sẽ "dậy sóng" trong năm 2018
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.