Giá Bitcoin có dấu hiệu tăng mạnh trở lại
Sau khi sụt giảm về mốc 7.000 USD trong hôm qua, đồng Bitcoin đã bắt đầu có xu hướng tăng mạnh trở lại với mức tăng hơn 4% (300 USD).
Vai trò vượt trội của Trung Quốc trong thế giới tiền ảo được cho là sẽ tiếp tục, bất chấp những lệnh cấm từ chính phủ nước này?
Khi giá Bitcoin vượt qua mức 6.300 USD và đạt được những kỉ lục mới vào cuối tháng 10, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã để mắt tới đồng tiền này dù không được phép.
Trung Quốc hiện đang cho dừng các hoạt động trao đổi liên quan tới tiền ảo và cũng không cho phép các công ty thực hiện huy động vốn thông qua tiền ảo (ICOs).
Mọi thứ đang thay đổi một cách chóng mặt
Từ cuối năm 2013 đến tháng 1 năm ngoái, phần lớn các giao dịch Bitcoin được thực hiện bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Theo CryptoCompare, các giao dịch bằng Nhân dân tệ thường chiếm từ 95% đến 99%. Thế nhưng, đặc tính tự do và không kiểm soát của đồng tiền này có vẻ như không phù hợp với chính phủ Trung Quốc.
Đối với những kẻ hâm mộ, Bitcoin đồng nghĩa với việc không cần tới ngân hàng trung ương hay không cần công bố hiện trạng, danh tính. Nhưng với các nhà quản lý, đây lại là nguồn cơn của sự bất ổn. Bitcoin được xem là nguyên nhân của nhiều rắc rối như việc thổi bay vốn hay vấn đề rửa tiền.
Hồi đầu tháng 9, các nhà quản lý Trung Quốc đã cấm huy động tài chính thông qua tiền ảo (ICOs) khiến nhiều giao dịch bị kết thúc và đẩy giá Bitcoin rơi vào sụt giảm.
Thế nhưng ngay cả khi có những động thái không mấy tích cực từ những nhà cầm quyền, Trung Quốc vẫn là sẽ một nhân tố chủ chốt trong câu chuyện về những đồng tiền ảo. Hiện Trung Quốc đang khám phá các ứng dụng cho các công nghệ cơ bản như blockchain trong lĩnh vực hậu cần và hợp đồng.
Động thái lớn trong thị trường lớn
Ngày 4 tháng 9, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và 6 cơ quan quản lý khác đã ban hành tuyên bố chung cho rằng ICOs là một hình thức gây quỹ bất hợp pháp. Theo những nhà quản lý Trung Quốc, ICOs làm tăng đầu cơ và sự nghi ngờ đối với các hoạt động tài chính bất hợp pháp, làm gián đoạn trật tự kinh tế và tài chính.
Công nghệ Blockchain đòi hỏi kiến thức kỹ thuật vượt qua sự nắm bắt của một nhà đầu tư trung bình khi họ không thể phân tích tính khả thi của một dự án và vì vậy, họ phải phụ thuộc nhiều vào những gì mà tổ chức phát hành nói.
ICOs nhắm tới một nhóm nhỏ những nhà đầu tư tinh vi trên thị trường quốc tế. Nhưng ở Trung Quốc, ICOs lại trở thành một cách phá vỡ sự giám sát và tạo ra các quỹ bất hợp pháp. Và điều này khiến cho Bắc Kinh lo lắng.
Chỉ trong vòng một năm, giá trị của đồng tiền ảo này đã tăng hơn 200%, nâng tẩng giá trị vốn hóa thị trường trên 1,8 tỷ USD tại Trung Quốc.
Thế nhưng, theo ông Li Xiaolai, vị doanh nhân đứng sau PressOne - một nền tảng phân phối nội dung có ICOs lớn nhất Trung Quốc, trên toàn thế giới, chỉ có 0,1% tài sản từ tiền ảo có giá trị hoặc được thị trường công nhận. Ông Li cho rằng việc tham gia ICOs có rủi ro rất lớn và thật không may, đa số các nhà đầu tư lại chỉ quan tâm đến tin đồn về giá trị tăng 10 lần, 50 lần, 100 lần.
Công nghệ Blockchain đòi hỏi kiến thức kỹ thuật vượt qua sự nắm bắt của một nhà đầu tư trung bình khi họ không thể phân tích tính khả thi của một dự án và vì vậy, họ phải phụ thuộc nhiều vào những gì mà tổ chức phát hành nói.
Trước khi chính phủ Trung Quốc chính thức đưa ra lệnh cấm, khoảng 105.000 nhà đầu tư tại nước này đã mua tổng giá trị lên tới 2,6 tỷ nhân dân tệ thông qua 65 ICOs. Cùng thời gian đó, trên thế giới đã diễn ra 102 ICOs với giá trị 1,36 tỷ USD.
Quy định về tiền ảo của một số nước trên thế giới
Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật hiện hành, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp.
Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.
Tại các quốc gia khác trên thế giới, các chính sách khác nhau đối với việc sử dụng và trao đổi Bitcoin đã được đưa ra.
Liệu sẽ có Đồng Nhân dân tệ kĩ thuật số trong tương lai?
Bất chấp những quy định hạn chế tiền ảo, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vẫn tiếp tục phát triển một loại tiền tệ kỹ thuật số của riêng mình cùng với Ngân hàng Trung ương Anh và một ngân hàng trung ương khác như Thụy Điển, Canada hay Singapore.
Từ đầu năm 2014, PBOC đã bắt đầu tiềm kiếm một loại tiền ảo chịu sự kiểm soát của ngân hàng trung ương và có tính pháp lý tương tự như đồng Nhân dân tệ.
Tháng 5 vừa qua, PBOC đã thành lập Viện Nghiên cứu tiền tệ Kỹ thuật số (Digital Currency Research Institute). Mặc dù chưa có công bố chính thức từ chính phủ Trung Quốc nhưng hiện Viện này đã bắt đầu tuyển dụng những người có chuyên môn về mã hóa, công nghệ blockchain và hệ thống dữ liệu lớn.
Theo ông Yao Qian - Giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số, một đồng tiền kỹ thuật số được thiết kế tốt có thể giảm bớt sự gian lận và vi phạm trong các giao dịch tài chính.
Các quy định đối với tiền ảo từ chính phủ Trung Quốc đã khiến Bitcoin sụt giá tạm thời. Trong những ngày tiếp theo, đồng tiền ảo này tiếp tục chạm tới kỉ lục mới và phá chính kỉ lục do mình tạo ra. Hiện Bitcoin vẫn chiếm khoảng 60% giá trị tại thị trường tiền ảo.
Theo CoinMarketCap.com, vốn hóa thị trường của tất cả các loại tiền ảo đã vượt 200 tỷ đô la vào đầu tháng 11, gấp hơn 10 lần con số đầu năm.
Việc Trung Quốc cấm và dừng các giao dịch bằng Bitcoin đã khiến cho dòng kinh doanh đầy lợi nhuận này chảy sang các nước khác. Theo đó, Nhật Bản hiện là thị trường trao đổi Bitcoin lớn nhất thế giới với hơn 50% khối lượng giao dịch bằng đồng Yên Nhật. Tỷ lệ giao dịch Bitcoin thông qua đồng Nhân dân tệ đã giảm từ khoảng 10% vào đầu tháng 9 xuống còn 1% trong những ngày gần đây.
Khác với Trung Quốc, Nhật Bản là quốc gia đi đầu thế giới về các chính sách có lợi cho tiền ảo. Vào ngày 1 tháng 4 vừa qua, các nhà quản lý Nhật Bản đã công nhận Bitcoin và các loại tiền ảo khác là hình thức thanh toán hợp lệ và trong tháng 9, chính thức cấp giấy phép cho trao đổi Bitcoin.
Việc di chuyển này được cho là hoàn toàn tự nhiên và về lâu dài, nó thực sự không tốt đối với thị trường Trung Quốc khi từ bỏ những cơ hội lớn từ Bitcoin.
Sau khi sụt giảm về mốc 7.000 USD trong hôm qua, đồng Bitcoin đã bắt đầu có xu hướng tăng mạnh trở lại với mức tăng hơn 4% (300 USD).
Sau khi chạm mức kỉ lục 7.600 USD vào cuối tuần tuần qua, giá Bitcoin hiện đã sụt giảm mạnh về mức 7.000 USD.
Bitcoin tiếp tục tạo nên những kỉ lục mới của mình khi được giao dịch ở mức giá kỉ lục 7.600 USD cho mỗi Bitcoin.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.