12 giải pháp của Chính phủ để tăng trưởng kinh tế thời gian tới

Nhật Hạ Thứ hai, 07/10/2024 - 16:47

Chính phủ đưa ra 12 giải pháp trọng tâm như khắc phục hậu quả thiên tai, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh đầu tư công và cải cách thủ tục hành chính.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 ngày 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định, thời gian tới đất nước phải đối mặt với cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng thách thức nhiều hơn.

Do đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương theo dõi sát diễn biến trong và ngoài nước để đưa ra chính sách linh hoạt, kịp thời, đảm bảo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm với tinh thần: Quyết tâm cao độ - Nỗ lực hết mình - Hành động quyết liệt - Phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, tạo đà cho năm 2025.

Thủ tướng nhấn mạnh phải mạnh mẽ phân cấp theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, đồng thời xóa bỏ cơ chế "xin-cho". Ông cho rằng, trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc thì cần tiếp tục tháo gỡ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp ngày 7/10. Ảnh: Nhật Bắc

Trong 12 giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu trước hết là việc phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ổn định đời sống người dân và phục hồi sản xuất kinh doanh. Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh thực hiện Nghị quyết 143/NQ-CP nhằm giải quyết nhanh chóng hậu quả của bão số 3.

Tiếp theo, việc chuẩn bị kỹ lưỡng các báo cáo và đề án cho kỳ họp thứ 8 của Quốc hội được đề cao, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ vướng mắc, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và trong hệ thống chính trị.

Thủ tướng cũng yêu cầu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là khoảng 7%, trong đó quý IV phải đạt từ 7,5 đến 8%.

Chính sách tiền tệ phải được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý; không điều hành "giật cục".

Ngân hàng Nhà nước cần giữ ổn định tỷ giá, giảm lãi suất vay và tăng cường tiếp cận tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 15%; kiểm soát rủi ro nợ xấu.

Trong lĩnh vực tài chính, Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu cả năm vượt ít nhất 10% dự toán, tiết kiệm chi và triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ, đồng thời khai thác hiệu quả dư địa chính sách tài khoá.

Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng đầu tư cho các công trình hạ tầng chiến lược quốc gia.

Giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ trọng yếu khác, phấn đấu đạt tỉ lệ giải ngân ít nhất 95%. Chính phủ cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia, hệ thống đường bộ cao tốc; chuẩn bị đầu tư các dự án đường sắt quan trọng.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế vùng, kinh tế số, kinh tế xanh và các ngành công nghệ cao như AI, chip bán dẫn.

Trong lĩnh vực pháp luật và thể chế, cần tiếp tục hoàn thiện, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Chuyển đổi số quốc gia cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các ngành, địa phương tập trung xử lý các dự án tồn đọng, các ngân hàng yếu kém; phương án xử lý đối với Ngân hàng SCB, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 của các Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức; khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án nêu trong Đề án 153.

Đồng thời, cần chú trọng phát triển văn hóa, xã hội và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Về quốc phòng và an ninh, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc đàm phán các hiệp định thương mại mới.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, đặc biệt là truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Cuối cùng, Thủ tướng nhấn mạnh việc triển khai các nhiệm vụ phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và tiến tới Đại hội XIV của Đảng, cùng với các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2026.

Trong đó, Thủ tướng đề nghị tập trung thực hiện tốt năm nhóm giải pháp cấp thiết gồm ưu tiên cho tăng trưởng; không để thiếu lương thực, thực phẩm, điện... các vật tư đầu vào cho sản xuất kinh doanh, đời sống người dân; tăng cường phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính; hỗ trợ nhà ở với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, triển khai gói tín dụng 140 nghìn tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải ngân đầu tư công.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực còn nhiều thách thức, các tổ chức quốc tế như IMF, WB và ADB đều đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, dự kiến khoảng 6-7%.

Thủ tướng đánh giá khái quát, tình hình kinh tế- xã hội tháng 9, quý III và chín tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; tính chung chín tháng tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Bên cạnh những kết quả tích cực, Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế như thiệt hại lớn từ bão số 3, hậu quả của Covid-19 vẫn còn, áp lực điều hành kinh tế vĩ mô và tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp. Tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn, nhất là nông nghiệp

Thị trường bất động sản, nợ xấu và việc triển khai gói cho vay nhà ở xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Thủ tướng kêu gọi các bộ ngành, địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm giải quyết các vướng mắc, phản ứng chính sách nhanh nhạy và linh hoạt hơn. Đồng thời, cần tăng cường phân cấp, phân quyền, gắn với kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo kết quả cụ thể, rõ ràng trong từng nhiệm vụ được giao.

Công nghiệp thúc đẩy GDP quý III tăng 7,4%

Công nghiệp thúc đẩy GDP quý III tăng 7,4%

Tiêu điểm -  1 ngày
Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng mạnh mẽ, với công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm nhấn khi tăng 11,41% - mức tăng cao nhất trong sáu năm qua.
Công nghiệp thúc đẩy GDP quý III tăng 7,4%

Công nghiệp thúc đẩy GDP quý III tăng 7,4%

Tiêu điểm -  1 ngày
Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng mạnh mẽ, với công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm nhấn khi tăng 11,41% - mức tăng cao nhất trong sáu năm qua.
Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  3 tuần

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Tiêu điểm -  1 tháng

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.

Ngành sản xuất duy trì tăng trưởng cao

Ngành sản xuất duy trì tăng trưởng cao

Tiêu điểm -  1 tháng

Chi phí đầu vào và giá đầu ra tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giá và chi phí đã chậm lại đáng kể trong tháng 8.

Chính phủ ban hành quy hoạch tài nguyên vùng bờ

Chính phủ ban hành quy hoạch tài nguyên vùng bờ

Tiêu điểm -  5 phút

Quy hoạch tài nguyên vùng bờ tập trung bảo vệ, duy trì và phục hồi hệ sinh thái, sinh thái biển và các giá trị khác.

Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá

Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá

Tủ sách quản trị -  12 giờ

"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.

Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024

Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024

Leader talk -  13 giờ

Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.

Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils

Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils

Doanh nghiệp -  14 giờ

Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.

FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ

FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ

Tiêu điểm -  14 giờ

Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.

Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt

Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp -  16 giờ

Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.

Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'

Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'

Bất động sản -  16 giờ

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.