Ngành sản xuất duy trì tăng trưởng cao

Dương Thùy Thứ năm, 05/09/2024 - 08:00

Chi phí đầu vào và giá đầu ra tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giá và chi phí đã chậm lại đáng kể trong tháng 8.

Đơn đặt hàng sản xuất mới tiếp tục tăng cao. Ảnh: Hoàng Anh

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục có sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng vào thời điểm giữa quý III, S&P Global nhận xét trong báo cáo phát hành ngày 4/9.

Mặc dù tăng trưởng của từng chỉ số này đã chậm lại so với mức gần kỷ lục của tháng 7, tốc độ tăng vẫn mạnh và đã kéo theo mức tăng đáng kể nhất của hoạt động mua hàng trong hơn hai năm.

Tuy nhiên, điểm kém tích cực hơn là việc làm đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng.

Mặc dù cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tiếp tục tăng trong tháng 8, các báo cáo về áp lực cạnh tranh cho thấy tốc độ tăng giá và chi phí đã chậm lại đáng kể trong tháng.

Trong tháng 8, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 52,4 điểm, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng trước nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III.

Các điều kiện hoạt động đã cải thiện hơn trong suốt năm tháng qua.

Diễn biến chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam. Nguồn S&P Global

Sự cải thiện của sức khỏe lĩnh vực sản xuất đã cho thấy sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng cao, tốc độ tăng tương ứng vẫn nhanh mặc dù đã chậm lại so với tốc độ đặc biệt cao được ghi nhận trong hai tháng trước đó.

Nhu cầu khách hàng cải thiện đã khiến số lượng đơn đặt hàng mới tăng và các công ty đã tăng sản lượng tương ứng.

Trong một số trường hợp, mức độ ổn định tương đối của giá cả đã giúp các công ty có được các đơn đặt hàng mới, trong khi cũng có một số báo cáo nhắc đến sự cải thiện của nhu cầu quốc tế.

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng tháng thứ năm liên tiếp. Tình trạng giá cả ổn định tương đối cũng được thể hiện qua dữ liệu chi phí đầu vào và giá bán hàng.

Trong khi cả hai dữ liệu này tiếp tục tăng, tốc độ tăng đã chậm lại đáng kể so với tháng 7 và trở thành mức tăng yếu nhất trong bốn tháng.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh và áp lực chi phí nhẹ bớt đã khiến các nhà sản xuất tăng mạnh hoạt động mua hàng trong tháng 8. Hơn nữa, tốc độ tăng đã nhanh hơn trong bốn tháng liên tiếp và thành mức nhanh nhất kể từ tháng 5/2022.

Hàng hóa đầu vào đã mua thường được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, từ đó khiến tồn kho hàng mua tiếp tục giảm. Tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm khi tồn kho các sản phẩm đã hoàn thiện được chuyển cho khách hàng để đáp ứng yêu cầu đơn đặt hàng.

Ngược lại với hoạt động mua hàng, các nhà sản xuất đã giảm việc làm lần đầu trong ba tháng khi xuất hiện các trường hợp thôi việc và chấm dứt hợp đồng lao động tạm thời.

Lực lượng lao động giảm vào thời điểm tăng số lượng đơn đặt hàng mới khiến lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng trong tháng 8.

Lượng công việc chưa thực hiện đã tăng tháng thứ ba liên tiếp và tốc độ tăng không thay đổi kể từ tháng 7.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn tháng thứ ba liên tiếp, mặc dù mức độ rút ngắn chỉ là nhỏ khi có một số báo cáo về tình trạng chậm trễ trong khâu chuyển hàng quốc tế.

Các nhà sản xuất vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, với kỳ vọng nhu cầu khách hàng tiếp tục cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng.

Tuy nhiên, tâm lý kinh doanh đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, mức giảm thấp nhất kể từ tháng 1.

Chật vật sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Chật vật sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phát triển bền vững -  3 tuần

Cơ hội với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vẫn đang khó biến thành hiện thực.

Nông sản xuất khẩu sang EU thêm rào cản mới

Nông sản xuất khẩu sang EU thêm rào cản mới

Tiêu điểm -  1 tháng

Nông sản xuất khẩu sang EU có thể sẽ gặp khó khăn do đề xuất giảm mức dư lượng thuốc diệt nấm cho phép trên các sản phẩm rau quả.

Sản lượng ngành sản xuất tăng nhanh nhất 13 năm

Sản lượng ngành sản xuất tăng nhanh nhất 13 năm

Tiêu điểm -  1 tháng

Mức tăng trưởng mạnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục được duy trì với số lượng đơn đặt hàng tăng, hoạt động mua hàng và việc làm tăng.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  2 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  4 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  4 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  9 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.