14 hiệp hội doanh nghiệp hiến kế sống chung với Covid-19

Hứa Phương Thứ sáu, 17/09/2021 - 14:18

Các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng ban hành chỉ thị phòng chống dịch phù hợp với quan điểm, tình hình mới thay thế Chỉ thị số 15, 16 nhằm “sống chung với Covid-19”.

Trước quan điểm mới của Chính phủ về việc phòng, chống dịch Covid-19 và độ phủ vaccine ngày càng rộng. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, 14 hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề như dệt may, da giày và túi xách, bia rượu và nước giải khát, chế biến và xuất khẩu thủy sản,... đã cùng ký tên gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính bản đề xuất chiến lược về “phòng chống dịch theo điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới.

14 hiệp hội doanh nghiệp hiến kế ‘sống chung với Covid-19’
14 hiệp hội doanh nghiệp gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính bản “đề xuất chiến lược về “phòng chống dịch theo điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới”.

Theo các hiệp hội, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 do biến chủng Delta khiến việc giãn cách xã hội tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh miền Nam đã kéo dài từ 2-3 tháng. Giãn cách, phong toả diện rộng và kéo dài khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tình hình này không thể kéo dài.

So với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp ở TP.HCM trong tháng 8/2021 giảm 49,2%, khoảng 18% doanh nghiệp EU đã chuyển đơnhàng khỏi nước ta. Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy, người lao động mất việc làm, không tiêu thụ được sản phẩm. Nhiều lao động ở các tỉnh không có việc làm, không có lương thực và tiền dự trữ.

Vì vậy, yêu cầu khởi động lại nền kinh tế là rất cấp bách. Để thực, 14 hiệp hiệp hội kiến nghị Chính phủ chiến lược “phòng chống dịch theo điểm".

Thay thế Chỉ thị số 15, 16

Các hiệp hội đề nghị Thủ tướng ban hành chỉ thị phòng chống dịch phù hợp với quan điểm và tình hình mới thay thế Chỉ thị số 15, 16. Bởi vì quan điểm, mục tiêu phòng chống dịch đã chuyển từ “Zero Covid-19” sang “sống chung với Covid-19”.

Do đó chỉ thị mới cần phải quy định thống nhất các tiêu chí, điều kiện phòng chống dịch phục hồi kinh tế và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Theo đó, công dân được tham gia giao thông và các hoạt động xã hội trừ hoạt động tập trung đông người khi có xét nghiệm âm tính. Tổ chức, cá nhân tự xét nghiệm, tự khai báo trên phần mềm quản lý quốc gia, tự chịu trách nhiệm pháp lý đối với khai báo của mình.

Trao quyền chủ động trong mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành phòng chống dịch cho các tổ chức/doanh nghiệp. Không cực đoan đóng cửa doanh nghiệp nếu lây nhiễm chỉ trong phạm vi hẹp của 1 dây chuyền/phân xưởng/bộ phận riêng biệt.

Chính phủ lập tổ đặc biệt để kiểm tra, giám sát lưu thông, chống ách tắc hàng hoá bằng đường dây nóng. Các địa phương chỉ được phép kiểm tra phòng chống dịch đối với người trên các phương tiện vận chuyển tại điểm đi và điểm đến.

Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Các tỉnh, thành cần thành lập Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, là thành viên ban chỉ đạo phòng chống dịch, có kênh liên lạc trực tiếp với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng để kịp thời giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. Xây dựng các trạm y tế lưu động và cố định tại các khu công nghiệp.

Chấp thuận các các văn bản scan, gửi online để được giải quyết các thủ tục phục vụ sản xuất kinh doanh và hành chính cho tới khi thực hiện dịch vụ công cấp độ 4. Quyết liệt triển khai dịch vụ công cấp độ 4 chậm nhất quý I/2022.

Cho phép người lao động đang mắc kẹt ở các khu nhà trọ được về quê hoặc quay trở lại làm việc trước khi xét nghiệm. Xét nghiệm miễn phí, hỗ trợ tiền đi đường để họ có thể về quê hoặc đi làm khi có xét nghiệm âm tính.

Chính phủ quán triệt các địa phương ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động, vận chuyển, sau tuyến đầu chống dịch, người già và người có bệnh nền.

Quản lý dịch bệnh theo điểm

Các hiệp hội cho rằng không nên áp dụng phong toả, cách ly theo vùng địa lý mà chuyển qua chiến lược quản lý dịch bệnh theo điểm.

Theo đó, tập trung quản lý dịch bệnh bằng việc xét nghiệm định kỳ và xác xuất tại các điểm. Lấy tổ dân phố, tổ Covid-19 cộng đồng làm nòng cốt phòng chống dịch tại các điểm dân cư. Các tổ chức, doanh nghiệp chủ động sắp xếp số lao động tham gia làm việc tại các điểm.

Các điểm ở đây là căn nhà, căn hộ hoặc khu dân cư nhỏ; điểm dịch vụ như cơ quan, văn phòng, chợ, siêu thị, hộ và cá nhân kinh doanh dịch vụ; điểm sản xuất như hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp dịch vụ, nhà máy, công trình, bến cảng. Các điểm có F0 là điểm đỏ.

Việc phòng chống dịch tại điểm sản xuất thì điểm sản xuất tự chủ lập phương án phòng chống dịch, thực hiện 5K. Xét nghiệm xác suất 10% lao động với tần xuất 7 ngày một lần. Với phòng chống dịch tại điểm dân cư, điểm căn hộ thì chỉ cách ly căn hộ có F0; đối với điểm căn nhà thì chỉ cách ly căn nhà có F0.

Với giao thông vận tải, người tham gia giao thông, người làm dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách phải có xét nghiệm âm tính và phải xét nghiệm hành khách trước khi đi.

Các F0 được cách ly tại nhà nếu nếu điểm đỏ là điểm dân cư và dịch vụ còn với F0 tại điểm sản xuất thì được cách ly tại chỗ, tại nhà hay nơi cách ly tập trung có sự theo dõi của y tế. Các F1 sẽ tự cách ly tại nhà trong vòng 9 ngày, tự xét nghiệm.

Các hiệp hội cũng kiến nghị cho phép các tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Kiểm soát giá kít xét nghiệm như mặt hàng cần bình ổn giá, hoặc được nhà nước trợ giá theo Luật giá.

Đề xuất ngân sách nhà nước chi trả các chi phí cho các cá nhân chưa có bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế chi trả các chi phí cho các cá nhân đóng bảo hiểm, các bệnh viện, tổ chức y tế tư nhân được phép thu phí xét nghiệm và điều trị.

Chi phí xét nghiệm và phòng chống dịch của các tổ chức, doanh nghiệp được khấu trừ vào chi phí doanh nghiệp hoặc kinh phí công đoàn, phí bảo hiểm xã hội.

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Về hỗ trợ phục hồi kinh tế, 14 hiệp hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện miễn, giảm các loại thuế, phí, tiền điện, nước các biện pháp đã nêu trong Nghị quyết 105/NQ-CP.

Đồng thời kiểm tra tiến độ và hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng, gia hạn nợ, miễn, giảm các loại thuế...

Hỗ trợ các nhà máy, cụm nhà máy, khu công nghiệp lập các cơ sở lưu trú, lập các trạm y tế tại chỗ hoặc lưu động để triển khai phòng chống dịch. Hỗ trợ đối với các các nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa về lãi suất và cơ cấu nợ.

Chuyển đổi số để sống chung với Covid-19

Chuyển đổi số để sống chung với Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Những thách thức hiện tại không chỉ là khó khăn mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp chuyển mình và tạo ra sự thay đổi lớn trong tương lai.

Sức hấp dẫn của giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - Báo An ninh Thủ đô năm 2024 Cúp Number 1 Active

Sức hấp dẫn của giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - Báo An ninh Thủ đô năm 2024 Cúp Number 1 Active

Tiêu điểm -  5 giờ

Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô lần thứ 23 năm 2024 Cup Number 1 Active đã chính thức khởi động. Mùa giải năm nay đánh dấu số lượng đội tuyển tham gia thi đấu kỷ lục, khẳng định sức hút của sân chơi thể thao dành riêng của thế hệ học trò thủ đô.

Kinh tế Mỹ tốt hơn dưới thời Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa?

Kinh tế Mỹ tốt hơn dưới thời Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa?

Hồ sơ quản trị -  5 giờ

Khám phá từ góc độ thống kê về hiệu suất kinh tế Mỹ dưới các đời tổng thống Dân chủ và Cộng hòa. Phân tích từ Trung tâm Belfer, Harvard Kennedy School.

Cần tìm cách chống lãng phí hiệu quả như chống tham nhũng

Cần tìm cách chống lãng phí hiệu quả như chống tham nhũng

Tiêu điểm -  10 giờ

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chế tài để chống lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, do đó cần tìm cách hiệu quả như chống tham nhũng.

Để doanh nghiệp không chìm trong làn sóng công nghệ tiếp thị

Để doanh nghiệp không chìm trong làn sóng công nghệ tiếp thị

Diễn đàn quản trị -  11 giờ

Hàng loạt công nghệ tiếp thị mới ra đời nhờ sự phát triển của các nền tảng công nghệ, mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng, nâng cao doanh thu.

[Infographic] Kinh tế TP. HCM 10 tháng với điểm nghẽn đầu tư công

[Infographic] Kinh tế TP. HCM 10 tháng với điểm nghẽn đầu tư công

Tiêu điểm -  11 giờ

Kinh tế TP. HCM 10 tháng qua khởi sắc với sản xuất công nghiệp hồi phục, bán lẻ tăng 10%, xuất nhập khẩu tăng 11%, nhưng tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,8%.

Việt Nam nhận 5 triệu USD phát triển đô thị bền vững

Việt Nam nhận 5 triệu USD phát triển đô thị bền vững

Phát triển bền vững -  11 giờ

Phát triển đô thị bền vững sẽ có thêm nguồn lực hỗ trợ, đồng thời, giúp Việt Nam quản lý các rủi ro và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

CEO MoMo: Chúng tôi tin vào sức mạnh của những điều nhỏ bé

CEO MoMo: Chúng tôi tin vào sức mạnh của những điều nhỏ bé

Leader talk -  12 giờ

Từng có thời điểm, MoMo giống như "chiếc lá cuối cùng" trong câu chuyện của O. Henry, chỉ có thể được thắp sáng bằng niềm tin mãnh liệt.