AmCham: Việt Nam là đối tác thương mại hấp dẫn nhất trong ASEAN
Khảo sát của AmCham nhận định dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ vào các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng mạnh.
Thống kê của Văn phòng Chính phủ cho thấy, trung bình một năm, các các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện trên 2 triệu báo cáo, tiêu tốn 25% thời gian thực hiện nhiệm vụ.
Hơn 2 triệu báo cáo mỗi năm
Sáng 12/9, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và nghiệp vụ hệ thống hoá, rà soát, xây dựng, thực thi phương án đơn giản hoá chế độ báo cáo.
Theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, báo cáo rà soát của Văn phòng Chính phủ cho thấy, thời gian cán bộ, công chức ở các các cơ quan hành chính nhà nước dành để làm báo cáo rất lớn. Cụ thể, ở cấp bộ, cán bộ, công chức phải bỏ ra 25,4% thời gian, còn ở địa phương là 26,12% thời gian để làm báo cáo.
Tiêu tốn nhiều thời gian như vậy, nhưng Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, chất lượng báo cáo chưa cao, còn nhiều sao chép, nhiều báo cáo trùng lặp không cần thiết. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 để đơn giản hoá các chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Khảo sát của Văn phòng Chính phủ cho thấy, số lượng báo cáo mà các cơ quan hành chính nhà nước trên toàn quốc phải thực hiện trong một năm là trên 2 triệu báo cáo. Tuy nhiên, chất lượng các báo cáo còn nhiều hạn chế, những nhận xét, phân tích, đánh giá trong các bản báo cáo sơ sài. Việc đề xuất phương hướng, giải pháp khắc phục tồn tại, nhận định triển vọng, đề xuất kiến nghị trong các báo cáo còn khá nghèo nàn. Bên cạnh đó, đa số bộ, ngành, địa phương vẫn sử dụng hình thức nhận - gửi báo cáo giấy là chính. Một số bộ, ngành, địa phương thực hiện nhận - gửi báo cáo điện tử song chưa triệt để.
Xây dựng hệ thống báo cáo quốc gia
Nhằm khắc phục những bất cập trên, Văn phòng Chính phủ cho rằng, việc xây dựng Đề án xây dựng hệ thống báo cáo quốc gia đồng bộ, thống nhất, bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền là hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương giảm gánh nặng hành chính trong tuân thủ chế độ báo cáo tại các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo tiết kiệm thời gian, nhân lực thực hiện, tiến tới loại bỏ các báo cáo, nội dung báo cáo không cần thiết, cắt giảm số lượng báo cáo và giảm tối đa về tần suất báo cáo.
“Kết quả đơn giản hóa chế độ báo cáo sẽ góp phần cắt giảm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, lãnh đạo Văn phòng Chính phủ khẳng định.
Đối với hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, đây là nhiệm vụ nhằm thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, thay vì quản lý hành chính đơn thuần chuyển sang Chính phủ có nền hành chính phục vụ, lấy đối tượng phục vụ là người dân và doanh nghiệp. Đây là kênh tương tác của Chính phủ với người dân, Chính phủ với doanh nghiệp nhằm mục đích công khai tất cả các công việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ với doanh nghiệp, người dân.
Đồng thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp và xử lý, giải đáp kiến nghị của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
Theo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, đến thời điểm này là gần một năm kênh tương tác Chính phủ với doanh nghiệp đi vào hoạt động. Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp đã tiếp nhận 1.208 ý kiến doanh nghiệp, trong đó đã giải quyết hơn 800 ý kiến.
“Qua phản ánh của doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ có thể có những tham mưu để sửa đổi, hoàn thiện chính sách cho phù hợp hơn”, ông Dũng nói và khẳng định, việc xây dựng hệ thống trả lời tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp cũng là giải pháp căn cơ để xây dựng cơ quan hành chính các cấp tốt hơn nữa, đây cũng là tiền đề xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, xây dựng Chính phủ điện tử.
Khảo sát của AmCham nhận định dòng vốn đầu tư từ Hoa Kỳ vào các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng mạnh.
Năm 2018, Chính phủ thống nhất dự kiến mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; bội chi ngân sách khoảng 3,7%.
"Về thuế giá trị gia tăng, chúng ta đang đứng trước yêu cầu có tiền để chi cho các chương trình ưu tiên, có nguồn thu để đối phó với sức căng về ngân sách cũng như là nợ công tăng cao", ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam nhấn mạnh.
Tròn một năm nhận sự hỗ trợ hàng tháng từ Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Cao Ngọc Yến tặng cho mẹ món quà ý nghĩa khi em đậu vào lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.