Diễn đàn quản trị
3 chữ C cho truyền thông thời Covid-19
Quan tâm chăm sóc khách hàng, không ngừng sáng tạo và xây dựng cộng đồng của chính mình là những yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp trở nên khác biệt và chiến thắng trong mùa dịch.

Trong cuộc chiến mang tính “sinh tử” khi dịch Covid-19 đang tác động rất lớn đến các doanh nghiệp, việc vận hành theo cách thức bình thường là điều không thể nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và trở thành người chiến thắng. Các công ty buộc phải tìm ra những cách thức mới để đảm bảo tồn tại khi doanh thu sụt giảm và ít có khả năng xoay sở vì ai cũng đang gặp khó.
Đồng sáng lập Elite PR School Nguyễn Đình Thành cho rằng, cuộc khủng hoảng này buộc các doanh nghiệp phải tổ chức lại công việc, các nhà lãnh đạo và những người làm nghề truyền thông tiếp thị phải tổ chức lại công tác quản trị để xem đâu là kỹ năng cần có nhằm vượt qua khủng hoảng cũng như sẵn sàng thích nghi với những thay đổi mới.
“Trong tình cảnh này, người nào biết thích nghi, người đó sống tốt nhất”, ông Thành nhận định tại hội thảo trực tuyến Giải bài toán truyền thông thời khủng hoảng do PR Newswire tổ chức.
Một trong những động thái đầu tiên đa phần doanh nghiệp tính đến là cắt bớt gánh nặng chi phí không cần thiết nhằm mục đích tối ưu hoá. Và rồi câu hỏi được đặt ra là có nên làm truyền thông, quảng cáo trong thời gian này, liệu khách hàng có còn lắng nghe thương hiệu nữa hay không? Theo ông Thành, khách hàng vẫn sẽ lắng nghe, thậm chí là nghe nhiều hơn nhưng điều quan trọng là cách thức cũng như những thứ họ muốn lắng nghe đã thay đổi.
Trên tháp nhu cầu maslow, những tầng cao nhất liên quan đến nhu cầu tự thể hiện bản thân, được quý trọng, quý mến… sẽ mang tính xa xỉ và bị giảm sút những ngày này vì ưu tiên hàng đầu là sống sót qua mùa dịch với những nhu cầu cơ bản nhất về thân thể, an toàn. Doanh nghiệp nào có thể giúp giải quyết các nhu cầu cấp thiết này sẽ có khả năng thu hút được sự chú ý của công chúng.
Hơn nữa, trong những ngày giãn cách xã hội, thói quen của người tiêu dùng cũng đã thay đổi. Theo một cách thức nào đó, họ đã lên mạng đọc báo, xem ti vi mỗi ngày. Họ có nhiều thời gian rảnh hơn để trao đổi, thảo luận trên các cộng đồng của mình.
Thói quen thay đổi dẫn đến hành trình của khách hàng cũng thay đổi. Trước đây, doanh nghiệp có thể đầu tư các chiến dịch truyền thông tốn kém để khách hàng biết đến mình, so sánh và đưa ra quyết định mua hàng thì trong thời “chuyển đổi số”, hành trình này đã được cắt ngắn. Đối tượng cung cấp thông tin cho họ không phải là nhãn hàng mà là những người trong cộng đồng của họ.
Dựa trên những điều này, ông Thành cho rằng các doanh nghiệp nói chung và người làm truyền thông tiếp thị nói riêng cần dựa vào ba chữ C để có thể làm truyền thông hiệu quả trong khủng hoảng, gồm Care (quan tâm, chăm sóc), Creative (sáng tạo) và Community (cộng đồng).
Sống tỉnh thức mỗi ngày để vững vàng và ứng biến trong khủng hoảng
Thứ nhất, các hoạt động của doanh nghiệp cần thể hiện được sự quan tâm và chăm sóc khách hàng, cần thực sự hiểu được vấn đề khách hàng gặp phải để giúp họ giải quyết thông qua sản phẩm, dịch vụ.
Ông Thành chỉ ra, đây là thời điểm tốt để doanh nghiệp xác định rõ triết lý và sứ mệnh, xem mình đã làm được hay chưa và thách thức bản thân để từ đó có hành động cụ thể dựa trên các giá trị cốt lõi nhằm hướng tới việc quan tâm và chăm sóc khách hàng như đã nêu trong tầm nhìn và sứ mệnh.
Cần quan tâm, chăm sóc về thể lý cho chính người trong nhà là cán bộ nhân viên và những người bên ngoài công ty. Ngay khi có dịch, nhiều công ty đã thực hiện các biện pháp cần thiết theo khuyến cáo của Bộ Y tế như yêu cầu đeo khẩu khẩu trang, rửa tay khử khuẩn, đo thân nhiệt… Họ thường xuyên cung cấp thông tin tin cậy với những cách truyền đạt rất sáng tạo, đặc biệt thông qua kênh truyền thông sở hữu của doanh nghiệp.
Một cách làm để vừa truyền thông, xây dựng thương hiệu, vừa thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng là tài trợ cho các nghiên cứu hướng đến đảm bảo ổn định tâm lý cũng như an toàn cho con người trong và sau mùa dịch. Điều này cũng là một phần trong câu chuyện làm CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) mùa dịch và cách truyền thông sao cho khéo léo, hiệu quả để đưa thương hiệu đến gần hơn với công chúng, lưu ý tránh phản cảm.
Thứ hai, làm thế nào để sáng tạo trong thời điểm này? Kể từ khi Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, nhiều thương hiệu đã tạo những hiệu ứng mang tính lan toả rất lớn khi thiết kế lại và cho giãn cách các chi tiết trong logo của mình.
Coca-Cola dùng khẩu hiệu “cách xa để duy trì kết nối”, những chữ cái trong tên thương hiệu được đặt xa nhau. Thương hiệu Mc Donald’s phân cách chữ M để ủng hộ trào lưu giữ khoảng cách; 4 hình tròn trong logo của hãng xe Audi cũng đã không còn lồng vào nhau.
Với thông điệp “hãy ở nhà” (stay at home) mùa dịch Covid-19, hãng sản xuất chuối cổ xưa nhất và lớn nhất thế giới Chiquita Banana cũng đã “tạm để cô gái ở nhà” khi không còn thấy hình ảnh cô gái trên logo của hãng này. Chú thỏ của hãng pin nổi tiếng Duracell cũng theo xu hướng mà “chạy trốn xã hội”.
Một chiến dịch cũng đã được gã khổng lồ Nike thực hiện khi thay đổi sang khẩu hiệu mới là “play inside, play for the world” cùng hastag tương tự để kêu gọi mọi người ở nhà mùa dịch.

Đáng chú ý, doanh nghiệp có thể dùng văn nghệ để kéo mình gần hơn với công chúng như cách trongđược lan truyền khắp thế giới. Văn nghệ có sức mạnh cực kỳ lớn. Còn nhớ vài năm về trước, hãng Oppo cũng đã làm mưa làm gió thị trường Việt Nam khi phối hợp cùng ca sỹ Trúc Nhân làm MV “Bốn chữ lắm” và “Ôi thật bất ngờ” dậy sóng giới trẻ.
Đối với các hoạt động khác của doanh nghiệp, sự sáng tạo cũng được thể hiện ở nhiều mặt. Doanh nghiệp có thể thay đổi cách tiếp cận bằng cách thay đổi công năng sản phẩm; thay đổi cách đóng gói với việc chuyển đổi sang các nền tảng trực tuyến; chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ như Diageo và P&G sản xuất cồn rửa tay, LV làm khẩu trang, Vinfast làm máy thở,…
Thứ ba là xây dựng cộng đồng cho chính doanh nghiệp trong quá trình xây dựng thương hiệu, trong đó bao gồm khách hàng và các đối tác. Việc bán hàng trong cộng đồng này sẽ dễ dàng và bền vững hơn rất nhiều.
“Mối liên hệ bền vững đó cần là ưu tiên lúc này, không phải đợi hết dịch mới tương tác. Thương hiệu phải cư xử như một con người, hãy ở bên khách hàng và đối tác lúc khủng hoảng thay vì bỏ chạy để đến lúc bình yên mới tìm đến rủ khách hàng tiêu tiền”, ông Thành nói.
Doanh nghiệp hãy giữ tương tác với cộng đồng bằng việc hỗ trợ họ với tất cả nguồn lực doanh nghiệp có, từ nhân lực, vật lực, tài lực và cả thế lực. Hãy giữ tương tác với cộng đồng của mình thông qua kênh truyền thông sở hữu, đừng quên sử dụng các nội dung, thông tin hữu ích cho độc giả và luôn đứng từ góc độ là thành viên của cộng đồng để thấu hiểu và đồng hành cùng họ.
“Có khi người ta không thiếu tiền nhưng người ta thiếu thông tin. Hãy cho đi, doanh nghiệp sẽ được nhận lại, hãy tìm thông tin thú vị mang lại cho khách hàng”, đồng sáng lập Elite PR School nhìn nhận.
Khủng hoảng truyền thông: Thanh gươm Damocles lơ lửng trên đầu doanh nghiệp
Nhà nước lấy đâu ra tiền để giúp doanh nghiệp
Không có gói cứu trợ nào đủ để cứu nền kinh tế, mà cần chính sách điều hành, hỗ trợ để mọi người cùng chung tay duy trì nền kinh tế.
Khủng hoảng truyền thông: Thanh gươm Damocles lơ lửng trên đầu doanh nghiệp
Thái độ coi thường và hành động hời hợt chính là hai kẻ thù đe doạ sự tồn vong của doanh nghiệp trong tình huống xảy ra khủng hoảng truyền thông.
Hiện tượng Đen Vâu và từ khóa cho truyền thông tiếp thị
Suy nghĩ "những tay làm tiếp thị nói dối, buôn nước bọt, tạo tiểu xảo, mánh khoé..." sẽ không còn tồn tại khi khách hàng ngày càng tỉnh táo và đủ năng lực tránh khỏi những thứ màu mè. Họ tìm đến những giá trị vừa rất thật, rất đời và sáng tạo khiến các nhãn hàng phải thực sự làm mới mình nếu muốn thuyết phục được họ.
Những câu thần chú cho truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp
Người làm truyền thông nội bộ phải có kỹ năng nắm bắt tâm lý của đối tượng truyền thông cũng như khả năng bắt bệnh cho doanh nghiệp.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.