Phát triển bền vững

3 hiểu nhầm về kinh tế tuần hoàn

Phạm Sơn Chủ nhật, 30/07/2023 - 10:02

Bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), khẳng định, kinh tế tuần hoàn không phải là trào lưu “sớm nở tối tàn” mà sẽ trở thành định hướng đầu tư bài bản của các doanh nghiệp lớn cũng như startup.

Lần đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016, qua một hội thảo do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, đến nay, kinh tế tuần hoàn đã trở thành một xu thế mạnh mẽ, được luật hóa tại Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cộng đồng doanh nghiệp cũng rất hưởng ứng mô hình kinh tế tuần hoàn, thông qua việc thành lập nhiều tổ chức, liên minh về kinh tế tuần hoàn, cũng như ứng dụng giải pháp tuần hoàn trong một số lĩnh vực quan trọng, bao gồm nông nghiệp, quản lý chất thải, vận hành khu công nghiệp, năng lượng, bán lẻ… Khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) chỉ ra, 60 – 70% doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức về kinh tế tuần hoàn.

3 hiểu nhầm về kinh tế tuần hoàn
Bà Nguyễn Phương Linh trao đổi với cộng đồng startup tại Hội thảo "Kinh tế tuần hoàn - Xu thế khởi nghiệp và kinh doanh bền vững"

Theo bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD), dù là khái niệm đang ngày càng phổ biến nhưng chưa phải cá nhân, tổ chức nào cũng thấu hiểu được bản chất của kinh tế tuần hoàn. Thông qua quá trình làm việc với cộng đồng doanh nghiệp, bà Linh chỉ ra 3 hiểu nhầm phổ biến về kinh tế tuần hoàn.

Thứ nhất, kinh tế tuần hoàn là tái chế. Về điều này, bà Linh cho biết, tái chế chỉ giải quyết khâu cuối cùng của vòng đời sản phẩm, tức là sau khi thải bỏ, trong khi kinh tế tuần hoàn đặt ra yêu cầu thay đổi trên toàn bộ chuỗi cung ứng.

“Đầu tư vào kinh tế tuần hoàn là đầu tư mang tính chiến lược, đi từ gốc chứ không phải chỉ giải quyết phần ngọn bằng tái chế”, Giám đốc MSD lý giải.

Nhiều giải pháp được ứng dụng trong chuỗi giá trị để hướng đến kinh tế tuần hoàn, thường tuân theo nguyên tắc kéo dài vòng đời sản phẩm để tối ưu giá trị và giảm thiểu xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, việc kéo dài vòng đời cũng vấp phải định kiến rằng sẽ giảm doanh thu, từ đó giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bác bỏ quan điểm trên, bà Linh nhìn nhận, nhu cầu của thế hệ người tiêu dùng mới, văn minh hơn là yêu cầu sản phẩm không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn phải bền vững. Doanh nghiệp nếu chạy theo lợi nhuận bằng việc kích thích tiêu dùng nhanh thì sớm muộn cũng sẽ đánh mất thị phần và bị loại khỏi cuộc chơi.

Mặt khác, kéo dài vòng đời sản phẩm cũng mở đường cho một số dịch vụ mới như sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm, vừa tạo cơ hội kinh tế, vừa giúp doanh nghiệp tương tác tốt hơn với khách hàng.

Thứ hai, kinh tế tuần hoàn là “một khoản đầu tư tốn kém vào danh tiếng”, do đó chỉ dành cho những doanh nghiệp lớn, có vị thế nhất định trên thị trường.

Trong quá trình triển khai các hoạt động phát triển bền vững, bà Linh nhận thấy đâu đó vẫn có sự xung đột giữa lợi ích môi trường và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn sẽ là giải pháp cho sự xung đột này, bởi mô hình kinh tế tuần hoàn vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa đi sát sườn với chuỗi giá trị bền vững của doanh nghiệp.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp kinh tế tuần hoàn và tạo ra giá trị kinh tế đáng kể, đơn cử như công ty Ecotech Vina giúp Samsung Việt Nam tiết kiệm hàng chục triệu USD mỗi năm nhờ giải pháp tái sử dụng khay nhựa dùng trong nhà máy, hay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nam Cầu Kiền tiết kiệm được nhiều chi phí nhờ trao đổi phụ phẩm sản xuất để tái chế.

Đầu tư vào kinh tế tuần hoàn là đầu tư vào giá trị cũng như sự kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp

Bà Linh khẳng định, đầu tư vào kinh tế tuần hoàn là đầu tư vào giá trị cũng như sự kinh doanh bền vững cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp, kinh tế tuần hoàn là một cơ hội lớn để có thể kiếm được lợi nhuận theo cách cân bằng vỡi giá trị môi trường.

Trước đó, trao đổi với TheLEADER, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), cũng nhìn nhận, kinh tế tuần hoàn vẫn hàm chứa giá trị kinh tế, do đó các giải pháp tuần hoàn cần phải tạo ra được lợi nhuận chứ không hoạt động theo mô hình từ thiện.

Thứ ba, kinh tế tuần hoàn chỉ là trào lưu tạm thời. Định kiến này xuất phát từ một số phong trào trước đây đã có thời gian rất “nóng”, nhận được nhiều sự quan tâm của các cá nhân, doanh nghiệp cũng như giới truyền thông, tuy nhiên sau đó lại lắng xuống mà không tạo ra thay đổi gì đáng kể.

Về vấn đề này, Giám đốc MSD khẳng định, việc kinh tế tuần hoàn có phải trào lưu tạm thời hay không phụ thuộc rất lớn vào cộng đồng doanh nghiệp, bao gồm cả các tập đoàn lớn và lực lượng doanh nghiệp nhỏ, startup.

Trên thực tế, thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi một quá trình lâu dài để thay đổi từ tư duy đến hành động cũ sang tư duy, hành động mới. Lấy đơn cử, để thay thế những chiếc cốc sử dụng một lần, không phải chỉ tổ chức một vài sự kiện, chương trình khuyến khích cốc dùng nhiều lần mà phải tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích một thời gian dài để thay đổi hành vi của từng người tiêu dùng.

“Nếu cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào kinh tế tuần hoàn một cách bài bản, có kế hoạch lâu dài thì kinh tế tuần hoàn sẽ không chỉ là một trào lưu”, bà Linh nhắn gửi cộng đồng doanh nghiệp và startup.

Hiểu đúng về kinh tế tuần hoàn

Hiểu đúng về kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Một bài báo khoa học được công bố mới đây, dựa trên phân tích giới hạn tài nguyên, đã chỉ ra rằng 7/8 tài nguyên thiết yếu như đất, không khí, các chất dinh dưỡng… đã và đang tới ngưỡng cực hạn trên toàn cầu.

Khoảng trống của kinh tế tuần hoàn từ góc nhìn một nhà tư vấn

Khoảng trống của kinh tế tuần hoàn từ góc nhìn một nhà tư vấn

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra những giá trị mà kinh tế tuần hoàn đem lại cũng như trách nhiệm cần phải ứng dụng kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa kinh tế tuần hoàn vào hoạt động vận hành cũng như chiến lược phát triển của mình.

Kinh tế tuần hoàn cần động lực thị trường

Kinh tế tuần hoàn cần động lực thị trường

Phát triển bền vững -  1 năm

Ưu đãi về thuế, phí hay tiền thuê đất chỉ mang tính bước đầu, không thể giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tích cực vào kinh tế tuần hoàn nếu không có động lực thị trường để tạo ra lợi ích bền vững.

Cần thêm nhiều cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Cần thêm nhiều cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc, khuyến khích sử dụng nhựa tái sinh là một số khuyến nghị được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đưa ra để thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  55 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  59 phút

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.