Bất động sản
4 lực đẩy cho bất động sản TP. HCM năm 2021
Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, phân khúc bất động sản nhà ở tại TP. HCM, bao gồm căn hộ, biệt thự và nhà phố vẫn cho thấy những khởi sắc đáng ghi nhận trong suốt năm 2020. Nguyên nhân lớn nhất là do sự hạn chế về nguồn cung ra thị trường.

Theo báo cáo của Savills, trong phân khúc căn hộ để bán, tính đến hết quý IV/2020, thị trường TP. HCM chứng kiến lượng nguồn cung thấp nhất trong 5 năm vừa qua trong, với nguồn cung sơ cấp đạt gần 11.300 căn, tăng 12% theo quý và 14% theo năm. Trong đó có 4 dự án mở mới và 12 giai đoạn tiếp từ các dự án hiện hữu, chiếm lĩnh 75% thị phần.
Nguồn cung sơ cấp năm 2020 đạt mức thấp nhất trong 5 năm với hơn 25.300 căn, giảm mạnh 38% theo năm do nguồn cung mới hạn chế và lượng hàng tồn thấp. Căn hộ hạng C tiếp tục chiếm lĩnh nguồn cung cả năm với 65% thị phần.
Bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam nhận định: “Chúng tôi cho rằng việc căn hộ hạng C vẫn là nguồn cung chiếm đa số trên tổng lượng sơ cấp (lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường) là một dấu hiệu tích cực. Điều này cho thấy, nguồn cung căn hộ để bán vẫn đang đi đúng hướng với nhu cầu thực tế của người dân".
Song song với đó, tỉ lệ hấp thụ của phân khúc nào cũng đạt mức cao, tương đương 77% trong quý IV/2020, với lượng giao dịch đạt 8.600 căn hộ. Giá bán sơ cấp ghi nhận mức tăng ở tất cả các hạng. Nhiều dự án ở hạng A và B có giá bán tăng lên đến 9% theo quý, trong khi giá bán hạng C có mức tăng thấp hơn, khoảng đến 4% theo quý.
Tuy nhiên, nguồn cung hạng C có giá dưới 1.000 USD/m2 trở nên khan hiếm do chi phí sử dụng đất tăng và hạn chế hỗ trợ từ Chính phủ.
Dự báo về nguồn cung trong tương lai, bà Trang cho biết, tính đến 2024, nguồn cung tương lai dự kiến có hơn 115.000 căn hộ, trong đó nguồn cung năm 2021 chiếm 15%. Nguồn cung mới vẫn còn khá là hạn chế, nhất là đối với những dự án đang mở bán ở giai đoạn đầu tiên. Trong khi một năm qua, hầu hết nguồn cung là từ các dự án đã phát triển như các dự án phức hợp, các khu đô thị lớn.
Điều đó sẽ giúp cho tiến độ phát triển dự án rất tốt cũng như tạo ra một môi trường sống lành mạnh, chất lượng cho cư dân, đồng thời dần khẳng định được vị thế các dự án phức hợp trong thị thường nhà ở.
Còn trong phân khúc biệt thự và nhà phố, nhà phố thương mại đang tiếp tục được ưa chuộng, bất động sản liền thổ có sự gia tăng chuỗi giá trị khi nhà ở liền thổ giá cao được cung cấp ra thị trường nhiều hơn và được hấp thụ tốt. Trong quý IV/2020, nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 770 căn, giảm 61% theo quý và 7% theo năm, là mức cung thấp nhất trong năm 2020.
Nguồn cung sơ cấp cả năm 2020 đạt 3.100 căn, tăng 28% theo năm. Nguồn cung hạn chế và nhu cầu cao khiến tỷ lệ hấp thụ của quý đạt 71% và cả năm đạt 93%. Lượng giao dịch năm 2020 tăng 53% theo năm.
Các quận phía Đông gồm Thủ Đức, Quận 9, và Quận 2, chiếm đến 80% tổng giao dịch của cả năm. Trong đó, các dự án phức hợp như Vinhomes Grand Park và Verosa Park chiếm khoảng 70% lượng giao dịch. Các quận phía Đông chiếm khoảng 40% nguồn cung tương lai đến năm 2023, nhờ quỹ đất lớn, quy hoạch độ thị và cơ sở hạ tầng tốt, khu vực này được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường.
Phân khúc nhà phố thương mại cũng ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực. Trong năm 2020, nguồn cung sơ cấp của nhà phố thương mại tăng 230% theo năm, dẫn đầu phân khúc bất động sản liền thổ với 43% thị phần. Trong đó, Vinhomes Grand Park chiếm với 80% thị phần nguồn cung này. Lượng giao dịch nhà phố thương mại tăng 280% theo năm, chiếm 44% tổng lượng giao dịch của toàn thành phố. Nhà phố thương mại ở các dự án phức hợp có quy mô lớn thu hút khách mua.
Bà Trang chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản TP. HCM năm nay.
Thứ nhất, với những dấu hiệu tốt như xuất hiện vacxin phòng ngừa dịch bệnh, bà Trang hy vọng đến năm 2023, vacxin sẽ được tiêm ngừa rộng rãi và phòng chống đại dịch thành công.
Thứ hai, những thay đổi về luật và sự hỗ trợ của chính phủ cũng như là sự phát triển tầm trung và hạ tầng ở TP. HCM trong việc kết nối với các tỉnh thành khác sẽ kích thích nhu cầu nhà ở tăng cao.
Thứ ba, Việt Nam nằm trong top 5 các quốc gia châu Á có sự tăng trưởng về tầng lớp giàu có (với lượng tài sản lớn hơn 1 triệu USD). Trong 5 năm tới, tầng lớp này ở Việt Nam dự kiến có mức tăng trưởng trung bình 65% mỗi năm.
Thứ tư, trong năm 2021, lãi suất vay mua nhà được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm và bất động sản vẫn là kênh đầu tư ưa thích, nên nhu cầu cho phân khúc bất động sản liền thổ kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng, bà Trang nhận định.
Sức mua căn hộ Hà Nội xuống mức thấp nhấp 5 năm
TP. HCM: Bất động sản ở trung tâm hành chính hút nhà đầu tư
Chính sách đô thị vệ tinh càng khẳng định là xu hướng tất yếu trong giai đoạn 2020 – 2021 và thời gian tiếp theo với các điểm nóng thị trường bất động sản từ Tây sang Đông ở TP.HCM.
Cú hích mới cho thị trường bất động sản gần TP. HCM
Sân bay Long Thành và cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được khởi công xây dựng… những dự án trọng điểm này sẽ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kéo sự tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản khu vực.
Lễ hội Tết Việt lần 2 tại TP. HCM
Không chỉ xem tết, ăn tết, chơi tết, Lễ hội Tết Việt còn cho khách tham quan đi chợ tết trong 160 gian hàng.
Chốt năm 2020, TP. HCM vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI
Với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, Bạc Liêu đã liên tục dẫn đầu trong 11 tháng đầu năm về thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, hết năm 2020, TP.HCM đã vươn lên dẫn đầu cả nước khi thu hút gần 4,4 tỷ USD vốn FDI.
Đầu tư thời 'tiền rẻ': Dạt về tỉnh lẻ hay ôm chặt chung cư?
Giá chung cư tăng vọt khiến dòng tiền chảy mạnh về các tỉnh lẻ sau thông tin sáp nhập, nhưng xu hướng này cũng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rủi ro.
Shopee bóp chẹt shophouse
Nhà mặt phố từng được xem là 'gà đẻ trứng vàng' nhưng đang dần mất đi sức hút do người tiêu chuyển chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sắp có thêm công cụ hút vốn xanh
Các dự án đầu tư hứa hẹn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh nếu đáp ứng các tiêu chí môi trường cũng như đạt điều kiện xác nhận tương ứng.
Công nghệ kinh doanh khách sạn đang thay đổi
Tiết kiệm chi phí không chỉ đơn giản là giảm bớt chi tiêu, còn cần tích hợp công nghệ tiên tiến, cải tiến quy trình hoạt động và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Đầu tư thời 'tiền rẻ': Dạt về tỉnh lẻ hay ôm chặt chung cư?
Giá chung cư tăng vọt khiến dòng tiền chảy mạnh về các tỉnh lẻ sau thông tin sáp nhập, nhưng xu hướng này cũng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rủi ro.
Shopee bóp chẹt shophouse
Nhà mặt phố từng được xem là 'gà đẻ trứng vàng' nhưng đang dần mất đi sức hút do người tiêu chuyển chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến.
Bắc Ninh tháo gỡ vướng mắc phát triển nhà ở xã hội
Tỉnh Bắc Ninh đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là đối với công nhân khu công nghiệp và các đối tượng có thu nhập thấp.
Gelex đẩy mạnh R&D và phát triển thị trường xuất khẩu
Gelex đặt mục tiêu năm nay duy trì tăng trưởng ổn định trong các hoạt động cốt lõi, tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực mới giàu tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.
SK Group cân nhắc khoản đầu tư ở Vingroup và Masan
Báo cáo thường niên năm 2024 của SK Group công bố mới đây ghi nhận các khoản đầu tư vào cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán.