Bất động sản
Sức mua căn hộ Hà Nội xuống mức thấp nhấp 5 năm
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn Savills Hà Nội, sau một năm đầy biến động do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, những tháng cuối cùng của năm 2020, thị trường bất động sản Hà Nội đã khép lại với nhiều dầu hiệu phục hồi, hoạt động thị trường nhộn nhịp trở lại.

Dẫn chứng được bà Hằng đưa ra là thị trường căn hộ để bán ghi nhận các chỉ số đều ở mức lạc quan. Lượng cung căn hộ tại Hà Nội trong quý IV dù vẫn khiêm tốn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã hồi phục mạnh mẽ so với quý III trước đó.
Một báo cáo do Savills Việt Nam công bố mới đây cho thấy, nguồn cung căn hộ mới trong quý IV đạt gần 5.500 căn từ 10 dự án mở bán mới và giai đoạn tiếp theo của 8 dự án ra thị trường.
Con số này mặc dù vẫn giảm 59% theo năm nhưng đã tăng 79% theo quý. Nguồn cung sơ cấp gồm 27.100 căn, tăng 1% theo quý nhưng giảm 19% theo năm.
Trong thời gian dịch bệnh, nhu cầu bị dồn nén đã thúc đẩy hoạt động thị trường trong những tháng cuối năm. Tổng số căn hộ bán đạt gần 6.700 căn, tăng 27% theo quý. Tỷ lệ hấp thụ đạt 25%, tăng 5% theo quý.
Bên cạnh đó, giá bán căn hộ cũng tăng mạnh do được hưởng lợi từ việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Giá chào bán trung bình tăng 4%/năm trong vòng 5 năm qua.
Theo bà Hằng, trong những tháng cuối cùng của năm 2020, thị trường bất động sản đã cho thấy nhiều dầu hiệu phục hồi, hoạt động thị trường nhộn nhịp trở lại. Đại dịch Covid-19 diễn ra trong cả năm đã làm giảm số lượng khách mua nhà quốc tế, nhưng nguồn cầu trong nước vẫn duy trì ổn định, đặc biệt đối với căn hộ bình dân.
Tuy nhiên, tính chung cả năm, tình hình thị trường vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch với số lượng căn bán được giảm 43% theo năm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm vừa qua.
Về triển vọng thị trường, theo bà Hằng dự báo, trong năm 2021, khoảng 25.000 căn hộ từ 25 dự án mới và giai đoạn tiếp theo sẽ được mở bán. Hạng B sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường, với 78% thị phần. Nguồn cung lớn nhất sẽ đến từ quận Từ Liêm với 57%, quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm mỗi nơi 12%.
Hoạt động đầu tư bất động sản sẽ ghi nhận các thương hiệu mới xuất hiện và các thương hiệu hiện tại mở rộng danh mục đầu tư tại Việt Nam. Sự phát triển và tăng trưởng của công nghệ đang được thúc đẩy bởi nhịp phát triển của thị trường bất động sản.
Tương tự, đối với phân khúc biệt thự và nhà liền kề, thị trường cũng ghi nhận những dấu hiệu cải thiện trong những tháng cuối năm 2020.
Theo đó, hoạt động thị trường trong quý IV đạt 509 giao dịch, tăng 12% theo quý nhưng giảm 17% theo năm. Quận Hà Đông dẫn đầu lượng giao dịch với 48% thị phần. Tỷ lệ hấp thụ theo quý ở mức 33%, là mức cao nhất trong năm 2020, tăng 8 điểm% theo quý nhưng giảm 15 điểm % theo năm.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động cả năm 2020 vẫn ở mức thấp nhất kể từ năm 2016. Lượng giao dịch đạt 1.715 giảm 61% theo năm và tỷ lệ thấp thụ khoảng 65% giảm 25 điểm % theo năm.
Giá sơ cấp trung bình của biệt thự đạt 4.299 USD/m2, giảm 13% theo quý trong khi giá trung bình của nhà liền kề là 4.832 USD/m2, tăng 5% theo quý. Với nhà phố thương mại, giá trung bình khoảng 8.009 USD/m2, tăng 20% theo quý.
Giá sơ cấp trung bình của biệt thự dao động do có nguồn cung mới ở Hoài Đức được mở bán với mức giá thấp hơn giá trung bình; trong khi đó, nguồn cung mới nhà phố thương mại ở Hà Đông có mức giá cao hơn giá trung bình.
Theo ông Nguyễn Đức Thêm, Quản lý kinh doanh nhà ở, Savills Hà Nội, thị trường biệt thự, nhà liền kề tiếp tục được cải thiện nhưng vẫn thiếu nguồn cung mới do sự cận trọng đến từ cả chủ đầu tư lẫn người mua.
Cụ thể, nguồn cung mới trong quý IV đạt khoảng 190 căn đến từ bốn dự án, giảm 56% so với quý III và giảm 65% theo năm.
Đáng chú ý, các dự án mới mở bán theo từng phân khu chứ không tung toàn bộ sản phẩm, trong khi đó, các dự án đang bán không mở bán thêm do lượng cung đã mở bán còn tồn.
Nguồn cung sơ cấp trên toàn thị trường đạt 1.546 căn, giảm 15% theo quý và tăng 20% theo năm. Quận Hà Đông dẫn đầu với 38% thị phần và tiếp tục sẽ là khu vực đáng chú ý trong năm 2021. Tuy nhiên, những thách thức mới sẽ đến từ các khu vực đang phát triển như Hoài Đức, Đan Phượng và Đông Anh.
Theo Savills dự báo, trong năm 2021, sẽ có khoảng 4.900 căn từ 16 dự án sẽ được mở bán ra thị trường. Hầu hết nguồn cung tương lại nằm tại huyện Hoài Đức, theo sau là Hà Đông, Đan Phượng và Hoàng Mai.
Khu vực phía Tây sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường biệt thự, liền kề trong năm 2021 trong khi khu vực phía Đông có dấu hiệu chậm lại với nguồn cung mới hạn chế. Nguồn cầu dành cho các dự án có tính chất pháp lý rõ ràng sẽ ngày càng gia tăng.
Giá chung cư Hà Nội tiếp tục tăng cao
5 xu hướng dẫn dắt thị trường bất động sản 2021
Đô thị trong đô thị, phát triển bất động sản xanh là hai trong năm xu hướng chính được JLL dự báo sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản trong năm 2021.
Cơ hội “vàng” lần thứ 2 để đầu tư bất động sản Đà Nẵng
"Nhà đầu tư nào bỏ lỡ, sẽ là sự đáng tiếc rất lớn!" là quan điểm của ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Landora Group, về cơ hội đầu tư bất động sản ở Đà Nẵng trong năm nay, bất chấp thị trường đã sụt giảm mạnh năm ngoái vì dịch Covid-19.
Cú hích mới cho thị trường bất động sản gần TP. HCM
Sân bay Long Thành và cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được khởi công xây dựng… những dự án trọng điểm này sẽ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kéo sự tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản khu vực.
5 yếu tố tác động đến thị trường bất động sản 2021
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, thị trường bất động sản năm 2020 và 2021 sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn do thiếu hụt nguồn cung và giá bất động sản tăng cao.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.