Leader talk
4 yếu tố cản trở dòng vốn đầu tư rời Trung Quốc vào Việt Nam
Theo bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao JLL Việt Nam, chuỗi sản xuất mà các doanh nghiệp đã đặt ở Trung Quốc rất phức tạp và đã hình thành trong một thời gian dài nên có thể họ sẽ di chuyển một phần hoặc đến Việt Nam để mở rộng sản xuất hơn là di chuyển toàn bộ.

Nhiều ý kiến cho rằng, Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc diễn ra nhanh hơn sau căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hồi năm ngoái. Bà nhận định như thế nào về điều này?
Bà Trang Bùi: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung từ năm 2019 đã khiến các doanh nghiệp buộc phải suy nghĩ đến sự thay đổi trong chiến lược phát triển của họ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Thực tế cũng cho thấy, quốc gia này dường như đã không còn là sự lựa chọn đầu tư sản xuất hàng đầu như giai đoạn trước năm 2012. Nhận định về Trung Quốc như một công xưởng của thế giới với chi phí lao động thấp trong hai thập kỷ qua đã không còn đúng ở thời điểm hiện tại.
IM Asia ước tính rằng, tiền lương sản xuất ở Trung Quốc đã tăng từ 2 USD/giờ năm 2010 lên 3,9 USD/giờ năm 2016. Mức lương này khá cao so với tiền lương sản xuất trung bình ở Việt Nam chỉ 1 – 1,4 USD/giờ.
Bên cạnh đó, các thành phố lớn như Thượng Hải ghi nhận giá đất công nghiệp tăng lên mức 180 USD/m2, cao hơn các thành phố Đông Nam Á khác. Trong đó, Việt Nam chỉ ở mức 100 – 140 USD/m2.
Chi phí hoạt động tăng ở Trung Quốc trong thời gian vừa qua như một hệ quả tất yếu khiến các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những địa điểm đầu tư tiết kiệm chi phí hơn.
Trong bối cảnh đó, dịch Covid-19 xuất hiện lại càng thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc diễn ra nhanh hơn. Điều này đang tạo cơ hội cho sự phát triển sản xuất ở các nước Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi rất lớn do có vị trí nằm gần Trung Quốc.
Tuy nhiên, điều tôi muốn lưu ý ở đây là Trung Quốc là một đất nước rất lớn. Chuỗi sản xuất mà các doanh nghiệp đã đặt ở đây rất phức tạp và đã hình thành trong một thời gian dài. Do đó, để dịch chuyển toàn bộ chuỗi cung ứng này đến một thị trường khác không phải một bài toán dễ dàng.
Có thể các nhà đầu tư sẽ di chuyển một phần hoặc tìm đến Việt Nam để mở rộng chuỗi sản xuất của mình hơn là di chuyển toàn bộ chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc.
Việt Nam có thuận lợi gì trong việc thu hút dòng vốn dịch chuyển từ Trung Quốc, thưa bà?
Bà Trang Bùi: Điểm mạnh đầu tiên của Việt Nam có thể xét đến là yếu tố vị trí địa lý. Việt Nam có vị trí nằm gần Trung Quốc với bờ biển dài, dễ dàng tiếp cận Biển Đông, một trong những tuyến vận chuyển hàng hàng trọng yếu trên thế giới.
Hiện nay khoảng 40% hàng hoá vận chuyển từ Ấn độ Dương đến Thái Bình Dương đi qua Biển Đông trước khi đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Với lợi thế này, Việt Nam có tiềm năng phát triển các cảng biển nước sâu trên cả nước, tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu hàng hoá cho các ngành công nghiệp. Đối với các nhà sản xuất muốn mở rộng chuỗi cung ứng của họ đi ra cái thị trường khác ngoài Trung Quốc thì Việt Nam là đất nước được họ cực kỳ quan tâm.
Thứ hai, trong những năm gần đây, Việt Nam đã hội nhập quốc tế rất mạnh mẽ với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy nền kinh tế định hướng xuất khẩu.
Yếu tố thứ ba liên quan đến dân số. Việt Nam có dân số khoảng 100 triệu người. Con số này nếu so với dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc thì chưa đáng kể nhưng đây cũng là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Mặt khác, tầng lớp trung lưu của Việt Nam đang ngày càng được mở rộng. Các hộ gia đình trung lưu dự kiến sẽ tăng lên 85,7% tổng số hộ gia đình Việt Nam vào năm 2020. Kéo theo đó là sự gia tăng sức mua đáng kể và dự kiến sẽ tạo ra một nguồn cầu mua sắm lớn.
Thứ tư, trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt công tác chống dịch, ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, Việt Nam đã phần nào có được ấn tượng và niềm tin của các nhà đầu tư đang xem xét để quyết định dịch chuyển chuỗi sản xuất vào Việt Nam.
Hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang do dự chưa đưa ra các quyết định đầu tư do vấn đề dịch bệnh. Trước thực tế này, liệu các doanh nghiệp có hào hứng thái quá về khả năng dòng vốn dịch chuyển về Việt Nam?
Bà Trang Bùi: Mặc dù dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu khiến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp bị đình trệ song tôi không nghĩ là chúng ta đang hào hứng thái quá về về khả năng dòng vốn đầu tư nước ngoài đang dịch chuyển về Việt Nam.
Nền kinh tế thế giới và trong nước cần thời gian để khôi phục sau sự tàn phá của dịch bệnh cũng như tác động tiêu cực của nó mang lại.
Thời gian này, các nhà đầu tư đang phải tập trung khôi phục kinh tế tại nước sở tại, do đó, việc đưa ra quyết định đầu tư có thể sẽ chững lại. Bên cạnh đó, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng bị hạn chế do dịch bệnh và việc cách ly xã hội của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, dịch bệnh rồi sẽ qua đi. Việc cần làm đối với Việt Nam lúc này là vừa khôi phục kinh tế sau dịch bệnh vừa chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài khi dịch bệnh kết thúc. Hoạt động đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ trở lại mạnh mẽ trong thời gian tới.
Theo bà, các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại điều gì khi vào Việt Nam?
Bà Trang Bùi: Như đã phân tích ở trên, các chuỗi sản xuất tại Trung Quốc đều rất lớn và hình thành từ rất lâu. Trong khi đó, ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Đây chính là một trong những thách thức của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ hai là vấn đề về cơ sở hạ tầng. Mặc dù mức chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực, song việc phát triển được một hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ và xuyên suốt vẫn còn là một chặng đường dài đối với Việt Nam.
Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 đang nhắm đến việc xây dựng 2.000 km đường cao tốc. Song hiện vẫn có nhiều dự án bị chậm tiến độ do sự chậm trễ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, huy động cốn cũng như mô hình hợp tác công tư chưa đem đến nhiều thành công như mong đợi.
Để Việt Nam có thể tiến lên giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển công nghiệp, logistics, cạnh tranh hơn với các nước khác, việc tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào cơ sở hạ tầng là rất cần thiết. Việt Nam cần trú trọng đầu tư vào phát triện cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích, kể cả năng lượng tái tạo.
Thứ ba là vấn đề về hải quan. Hiện quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam bao gồm cả thời gian và chi phí vẫn còn cần nhiều cải thiện đáng kể. Theo số liệu của World Bank, hiện Việt Nam đang mất 105 giờ và 132 giờ để xuất khẩu sản phẩm có lợi thế so sánh và nhập khẩu phụ tùng ô tô, dài hơn đang kể so với 62 giờ đối với xuất khẩu và 54 giờ nhập khẩu tại Singapore.
Chi phí giao dịch qua biên giới, bao gồm chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu ở Việt Nam cũng kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Trong số đó, chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục chiếm hơn 30% so với chi phí 10 – 15% ở các nước phát triển như Singarpore.
Cuối cùng là yếu tố thuận lợi trong kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp đang dần nhận thấy rằng việc thiếu lực lượng lao động có trình độ cao tại Việt Nam đang là trở ngại đáng kể cho hoạt động kinh doanh của họ.
Khi xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn còn đang dừng lại ở những “dự báo” thì nhiều dự án bất động sản công nghiệp vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020. Theo bà, điều này liệu có khiến các nhà đầu tư tiềm năng có thể tìm kiếm các giải pháp thay thế khác ngoài Việt Nam?
Bà Trang Bùi: Không thể phủ nhận việc tăng giá bất động sản công nghiệp sẽ có tác động nhiều mặt đến thị trường. Song, với các nhà đầu tư đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến, họ cảm thấy có điều kiện tốt để phát triển ở Việt Nam thì chắc chắn không phải do giá bất động sản tăng mà họ thay đổi quyết định của mình.
Hơn nữa, đúng là tại nhiều khu vực, bất động sản công nghiệp đã bắt đầu tăng giá nhưng điều này chỉ xảy ra ở những dự án có vị trí đắc địa, giao thông thuận lợi và quỹ đất hiện không còn nhiều.
Khi lựa chọn đầu tư tại những khu vực này, nhà đầu tư sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển, kết nối hạ tầng giao thông. Do đó, họ sẽ vẫn lựa chọn dù mức giá cao hơn các khu vực khác.
Bà có lời khuyên gì cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam ở thời điểm hiện tại?
Bà Trang Bùi: Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài. Với số lượng lớn các nhà đầu tư đang quan tâm tới thị trường Việt Nam, chúng ta có quyền cân nhắc lựa chọn các ngành nghề đầu tư, nhà đầu tư và dự án có chất lượng tốt vào Việt Nam.
Thay vì thu hút các ngành thâm dụng lao động cao, gây ô nhiễm môi trường, Việt Nam nên tập trung đón các doanh nghiệp sản xuất trong linh vực công nghệ cao, công nghiệp 4.0 để đưa đất nước dịch chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn trong tiến trình phát triển kinh tế.
Xin cảm ơn bà!
Đón luồng đầu tư rút khỏi Trung Quốc
FDI, Trung Quốc và kinh tế Việt Nam
Việt Nam phải khẩn trương đặt lại chiến lược FDI, đưa ra các chính sách đối ngoại và ban hành các đạo luật có thể ngăn chặn được các dự án FDI có vấn đề.
Singapore dẫn đầu về vốn FDI rót vào Việt Nam trong 4 tháng qua
Trong 93 quốc gia có đầu tư vào Việt Nam, Singapore hiện đang dẫn đầu với tổng số vốn 5 tỷ USD, cách biệt lớn so với phần còn lại trong 4 tháng chống dịch Covid-19 vừa qua.
Bài toán thiếu hụt lao động kỹ thuật cao khu vực FDI thời Covid-19
Một trong các nguyên nhân gây nên sự sụt giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực FDI là do một số lượng lớn lao động kỹ thuật – chuyên gia nước ngoài đã vắng bóng hoặc không thể quay trở lại Việt Nam đúng hạn do ảnh hưởng của dịch Covid -19.
Việt Nam hấp thụ 4 tỷ USD vốn FDI trong quý đầu dịch Covid-19
Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I/2020 đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2019.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium
Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.