Bạc Liêu tiếp tục đứng đầu về thu hút vốn FDI
Nhờ dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 4 tỷ USD, Bạc Liêu tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Theo sau là Tây Ninh, TP. HCM, Hà Nội.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quý I/2020 đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 20/3/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD, bằng 79% so với cùng kỳ năm 2019.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 3,85 tỷ USD, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong quý I/2020, cả nước có 758 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 5,5 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân vốn đăng ký mới tăng do trong Quý I năm 2020 có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD.
Về vốn điều chỉnh, có 236 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 1,07 tỷ USD, bằng 82% so với cùng kỳ năm 2019.
Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 2.523 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại với tổng giá trị vốn góp gần 2 tỷ USD, tăng 53% về số lượt góp vốn, mua cổ phần và bằng 34% giá trị vốn góp so với cùng kỳ năm 2019.
Tính lũy kế đến ngày 20/3/2020, cả nước có gần 32 nghìn dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 370 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 215,6 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã rót vốn vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó sản xuất phân phối điện là lĩnh vực thu hút được nhiều nhất khi chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đăng ký cả về đăng ký vào các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng và góp vốn, mua cổ phần.
Công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai. Thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
Theo đối tác đầu tư, 87 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu. Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan.
Theo địa bàn đầu tư,nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh thành phố, trong đó Bạc Liêu thuhút nhiều nhất. Theo sau là TP.HCM, Tây Ninh.
Một số dự án lớn trong quý I/2020
Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG.
Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh.
Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 138 triệu USD.
Dự án nhà máy Sews - components Việt Nam (Nhật Bản) với mục tiêu sản xuất các linh kiện điện và điện tử cho ô tô và mô tô; sản xuất các sản phẩm từ Plastic tại Hưng Yên điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 75,2 triệu USD.
Dự án sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị ngoại vi và thiết bị quang học (Đài Loan) tại Hải Phòng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 68 triệu USD.
Nhờ dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 4 tỷ USD, Bạc Liêu tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Theo sau là Tây Ninh, TP. HCM, Hà Nội.
Không ít doanh nghiệp FDI mong muốn được tiếp cận nhiều và dễ dàng hơn với các ngân hàng nước nhà do sự đồng điệu về ngôn ngữ, văn hóa. Các chuyên gia cho rằng vấn đề này mang lại một số lợi ích nhưng cần kiểm soát chặt chẽ, tránh dẫn đến chuyển giá.
Dù chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt, Việt Nam được nhận định vẫn là thị trường hấp dẫn với vốn đầu tư nước ngoài nhờ những lợi thế vốn có.
Việt Nam cần tập trung vào môi trường kinh doanh theo thông lệ quốc tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và xây dựng hệ thống hành chính mạnh để thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, gia tăng đóng góp của khu vực này vào phát triển.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.
Hơn chục ngàn du khách trong nước và quốc tế hào hứng tận hưởng lễ hội nướng BBQ và bia quốc tế tại Ocean City Hà Nội ngay trong ngày khai mạc.
Dự kiến quý III/2025, Hải Phòng sẽ đón chào Vincom Mega Mall Vũ Yên, dấu ấn hoàng gia giữa lòng "đảo tỷ phú" Vinhomes Royal Island.