KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Triển lãm “17 Gương mặt hành động Việt Nam vì sự phát triển bền vững” vừa khai mạc sáng nay 20/10 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, tôn vinh những cá nhân có đóng góp mạnh mẽ vào 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Anh hùng Lao động Thái Hương, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH là 1 trong 17 gương mặt nổi bật đó.
Bà Thái Hương được tôn vinh vì những hành động mạnh mẽ, đóng góp cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam cũng như Liên hợp quốc trong phát triển nông nghiệp bền vững, cải thiện dinh dưỡng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo (Mục tiêu Phát triển bền vững – SDG 2).
Triển lãm do Bộ Ngoại giao Việt Nam, Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva (UNOG) phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hiệp hội Phụ nữ và trao quyền Thụy Sĩ (ASWE) tổ chức, thuộc khuôn khổ sáng kiến mang tên “17 Gương mặt hành động”.
Đây là sáng kiến do Tổng Giám đốc UNOG, bà Tatiana Valovaya và ASWE khởi xướng nhằm ghi nhận và khuyến khích phụ nữ trên toàn thế giới đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).
17 SDGs được các nhà lãnh đạo trên thế giới thông qua ở cấp quốc tế vào năm 2015 và hiện nay Việt Nam cũng cam kết mạnh mẽ việc thực hiện. 17 Gương mặt hành động này được Bộ Ngoại giao, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam bình chọn từ nhiều đề cử trong cả nước.
Nữ doanh nhân của những hành động xuất phát từ trái tim người mẹ
Bà Thái Hương từng kể, ý tưởng triển khai Dự án sữa tươi sạch TH true MILK lóe sáng trong khoảnh khắc bà xem bản tin về hàng triệu trẻ em có nguy cơ chảy máu thận do sử dụng sữa bột nhiễm melamine năm 2008. Bà quyết định làm sữa tươi thật (true milk) cho trẻ em Việt. Ngay sáng hôm sau, bà triệu tập cuộc họp cổ đông để thông báo khởi động cho tiến trình này.
Năm 2009, những hạng mục đầu tiên xây dựng trang trại- khởi đầu cho chuỗi sản xuất khép kín khổng lồ của bà bắt đầu được xây dựng. Và chỉ sau thời gian ngắn kỷ lục, đến tháng 12/2010, dòng sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true MILK đã ra mắt thị trường.
Người tiêu dùng Việt được tiếp cận với những ly sữa tươi hoàn mỹ đến từ quy trình hiện đại và khép kín "từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch" trên chính đồng đất quê hương mình, kết quả của tư duy vượt trội kết hợp giữa công nghệ đầu cuối thế giới, khoa học quản trị và sự thăng hoa của trí tuệ, tài nguyên Việt…
Bà được quốc tế gọi tên “Người đàn bà sữa” và người đã khởi xướng cuộc cách mạng sữa tươi sạch tại Việt Nam. Dự án sữa trị giá 1,2 tỷ đô la của TH tại Nghệ An xác lập kỷ lục cụm trang trại bò sữa công nghệ cao sản xuất khép kín có quy mô lớn nhất thế giới. TH true MILK hiện giữ 45% thị phần sữa tươi trong nước.
Nhưng bà Thái Hương không dừng lại ở đó, cùng với Tập đoàn TH, bà tiếp tục hành động với sự quyết liệt, quả cảm và tâm thế nghiêm túc - chân chính - kiêu hãnh trong những chiến lược lớn khác, có thể kể đến như đưa ly sữa và thảo dược Việt ra thế giới, tiên phong thực hiện cách mạng dinh dưỡng người Việt, cải thiện dinh dưỡng học đường, làm kinh tế dưới tán rừng, tạo sinh kế và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cũng như giữ gìn môi trường – bảo vệ và “Trân quý Mẹ Thiên nhiên” như tôn chỉ của Tập đoàn TH.
Ban tổ chức Triển lãm “17 gương mặt hành động vì sự phát triển bền vững Việt Nam” nhìn nhận, bà Thái Hương đã dẫn dắt Tập đoàn TH trở thành hình mẫu phát triển bền vững, tiên phong với nhiều đóng góp cho kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức tại Việt Nam. Các dự án của bà đều thực thi chiến lược phát triển bền vững bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế GRI với 6 trụ cột Dinh dưỡng – sức khỏe, Môi trường, Giáo dục, Con người, Cộng đồng và Phúc lợi động vật.
Các mô hình phát triển bền vững thành công của bà đang tiếp tục được nhân rộng trên cả nước và ở các dự án lớn tại nước ngoài như Liên bang Nga, Australia.
Bà Thái Hương còn là đại diện đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được CSRWorks International vinh danh trong danh sách Top 10 'Phụ nữ vì sự phát triển bền vững' 2021 tại châu Á.
Tạp chí tài chính của Mỹ (Forbes) bình chọn bà vào Top 50 Nữ doanh nhân quyền lực Châu Á nhiều năm liên tiếp vì đã làm thay đổi bản chất ngành sữa tại Việt Nam. Bà cũng là doanh nhân duy nhất ở Việt Nam được bình chọn Giải thành tựu nổi bật cho đóng góp cộng đồng tại Dubai (UAE); Giải thưởng Nữ doanh nhân Quyền lực tại Diễn đàn Tri thức Thế giới - World Knowledge Forum (WKF); Giải nữ doanh nhân xuất sắc Stevie Awards, Doanh nhân xuất sắc Châu Á.
Trong vai trò Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) nhiều năm qua, bà có nhiều đóng góp thúc đẩy hoạt động của các nữ doanh nhân và phát triển bền vững ở Việt Nam.
Những người phụ nữ truyền cảm hứng và động lực phát triển bền vững
Phát biểu khai mạc triển lãm “17 Gương mặt hành động Việt Nam vì sự phát triển bền vững”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay, tương ứng với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, triển lãm giới thiệu 17 câu chuyện về những phụ nữ đến từ khắp nơi trên cả nước.
Câu chuyện của mỗi người nêu bật những nỗ lực tập trung của họ vào việc đạt được một SDG cụ thể. Họ là những nhà khoa học, giáo viên, doanh nhân, quân nhân, bác sỹ, nhà ngoại giao, hoạ sĩ, kỹ sư, cán bộ phong trào, lãnh đạo cộng đồng… Những câu chuyện về đóng góp, sáng kiến, giải pháp của họ rất phong phú, có thể thiết thực cụ thể, hoặc có tầm nhìn lâu dài; có thể xuất phát từ đam mê, ước mơ của cá nhân hoặc từ đòi hỏi thực tiễn, vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Điểm chung của các câu chuyện mà triển lãm muốn thể hiện chính là sự tác động, lan toả mạnh mẽ đến nỗ lực và nhận thức chung của địa phương, cộng đồng, của đất nước, của khu vực và thế giới vì phát triển bền vững.
Còn bà Tatiana Valovaya, Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva chia sẻ, đại dịch Covid-19 và những hệ lụy kinh tế xã hội của nó đã tạo bước cản rất lớn đối với việc thực hiện các SDGs. “Tuy nhiên, khi được biết, được trực tiếp gặp gỡ 17 gương mặt hành động của Việt Nam thì tôi rất chắc chắn rằng, cùng nhau, chúng ta có thể đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững và không ai bị bỏ lại phía sau. Những câu chuyện đa dạng, tiêu biểu của 17 gương mặt tại đây chính là những câu chuyện truyền cảm hứng. Bài học thành công của họ khiến chúng ta có thêm niềm tin và quyết tâm hợp tác để cùng đi đến mục tiêu chung” – bà Tatiana Valovaya bày tỏ tin tưởng.
Trước đó, chiều 19/10, bà Tatiana Valovaya đã có cuộc gặp Anh hùng Lao động Thái Hương với vai trò Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam. Tại đây, bà cũng bày tỏ sự khâm phục những thành tựu mà bà Thái Hương đã đạt được và cách mà bà Thái Hương đã dẫn dắt tập đoàn TH thực hiện các SDGs thông qua việc triển khai 6 trụ cột phát triển bền vững, xây dựng hình mẫu kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thực hiện trách nhiệm xã hội.
Sáng kiến “17 Gương mặt hành động” khởi động vào năm 2022 và sẽ hoàn thành vào 2024. Bà Tatiana Valovaya cho biết năm tới sẽ tổ chức một triển lãm tổng hợp những gương mặt tiêu biểu nhất cho hành động vì phát triển bền vững đại diện cho tất cả các quốc gia trên thế giới tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva – Thụy Sỹ.
Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) gồm 17 mục tiêu lớn chia thành 169 mục tiêu chi tiết, được Liên hợp quốc công bố năm 2015 trong Chương trình nghị sự Phát triển bền vững đến năm 2030, nhằm đảm bảo hạnh phúc cho Mẹ Trái đất và toàn bộ các sinh vật sống.
Trong số 17 Gương mặt hành động của Việt Nam, Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam có hai đại điện được vinh danh. Bên cạnh Anh hùng Lao động Thái Hương, bà Nguyễn Thị Bảo Hiền (Phó Chủ tịch VAWE, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hiền Lê) được lựa chọn đại diện cho nỗ lực thực hiện SDG 8: Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.