Áp lực nợ xấu do bão Yagi không đáng ngại

Trần Anh Thứ sáu, 27/09/2024 - 13:21

Dù chịu thiệt hại từ sự kiện bất khả kháng như bão Yagi, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng được dự báo vẫn sẽ hạ nhiệt theo xu hướng phục hồi của nền kinh tế nói chung.

Nợ xấu giảm nhưng phân hóa

Trong báo cáo ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo nợ xấu do ảnh hưởng từ bão Yagi ở mức thấp.

Theo đó, thống kê cho thấy nợ xấu phát sinh do ảnh hưởng của bão Yagi ở thời điểm hiện tại sẽ chưa quá lớn, mặc dù sẽ cần thêm thời gian để đánh giá thêm.

Báo cáo sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính đến ngày 20/9 ước tính có khoảng 116.000 tỷ đồng dư nợ tại các tỉnh thành bị ảnh hưởng.

“Nợ xấu trên tổng dư nợ bị ảnh hưởng sẽ ở mức thấp và sẽ được phản ánh vào năm sau theo chỉ đạo của NHNN đối với các ngân hàng thương mại về sự linh hoạt trong hoạt động thu nợ, tạm thời khoanh nợ, hoãn/giãn nợ, giảm lãi đối với những khoản vay đến hạn”, báo cáo của VCBS nhận định.

Nhìn lại giai đoạn nửa đầu năm, VCBS cho áp lực nợ xấu vẫn ở mức cao tại cuối quý II/2024. Khi đó tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng lên 2,22%, tiệm cận với vùng đỉnh về nợ xấu. Nguyên nhân đến từ nền kinh tế gặp khó, tín dụng tập trung lĩnh vực bất động sản và khó khăn của nhóm ngân hàng nhỏ.

Tuy nhiên, trong nửa sau của năm 2024, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng được dự báo vẫn sẽ hạ nhiệt theo xu hướng phục hồi của nền kinh tế nói chung.

Nợ xấu sẽ có sự phân hóa về chất lượng tài sản giữa các ngân hàng. Với nhóm ngân hàng chất lượng tài sản tốt sẽ ghi nhận nợ xấu và nợ tái cơ cấu kiểm soát ở mức vừa phải.

Nhóm ngân hàng có tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp cao, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp, và có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ xấu và áp lực trích lập tăng cao trong năm 2024– 2025.

Tín dụng mạnh mẽ

Nhu cầu tín dụng có thể tăng tốc trong nửa cuối năm 2024 khi mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp giúp thúc đẩy nhu cầu vay và nền kinh tế hồi phục.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 ước đạt 14%. Những động lực tăng trưởng tín dụng sẽ đến từ lĩnh vực bất động sản - sản xuất - đầu tư công, cho vay bán lẻ; cũng như chính sách của NHNN và hoạt động cho vay tái thiết sau bão.

Cụ thể, thị trường bất động sản và hoạt động sản xuất, xuất khẩu, đầu tư công kỳ vọng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khả quan hơn trong nửa cuối năm. Đồng thời, cho vay bán lẻ kỳ vọng có sự phục hồi rõ nét hơn, đặc biệt ở mảng cho vay mua nhà.

Ngoài ra, chính sách điều hành tăng trưởng tín dụng mới của NHNN cấp thêm tín dụng cho những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao từ đầu năm đang tạo điều kiện giúp các ngân hàng chủ động cung ứng nguồn vốn để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Cuối cùng, VCBS kỳ vọng tín dụng được thúc đẩy từ những dòng vốn mới trong những tháng cuối năm 2024 với mức lãi suất và quy mô hợp lý, bơm ra nền kinh tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân ở khu vực phía Bắc.

Dòng tín dụng này sẽ giúp khách hàng có vốn mới quay vòng để phục hồi sản xuất kinh doanh và khắc phục thiệt hại sau bão Yagi, cũng như có thời gian vừa đủ để doanh nghiệp tái sản xuất sinh lời và có điều kiện để trả nợ.

Tín dụng được đẩy mạnh góp phần gia tăng đóng góp của thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Thống kê cho thấy, trong quý II/2024, biên lãi thuần (NIM) toàn ngành đạt 3,38%, nhích nhẹ so với kết quả 3,37% trong quý liền trước.

Tuy nhiên, lãi suất huy động trong giai đoạn qua đã tăng trở lại, vì vậy trong nửa cuối năm 2024, NIM của hầu hết ngân hàng được dự báo đi ngang.

Theo VCBS, việc gia tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn và đẩy mạnh hơn phân khúc cho vay cá nhân với lợi suất cho vay cao hơn so với phân phúc khách hàng doanh nghiệp là những yếu tố giúp hỗ trợ duy trì NIM trong nửa cuối năm 2024.

Đồng thời, những ngân hàng có lợi thế trong hoạt động huy động vốn với tỷ trọng CASA cao, có chất lượng tài sản tốt và tệp khách hàng đa dạng kỳ vọng có nhiều cơ hội cải thiện trong nửa cuối năm so với mặt bằng chung toàn ngành.

IFC bắt tay WDT giải quyết nợ xấu ngân hàng

IFC bắt tay WDT giải quyết nợ xấu ngân hàng

Tài chính -  2 tháng
Khoản đầu tư 60 triệu USD từ IFC và WFG sẽ giúp mua lại và giải quyết các khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính trong nước.
IFC bắt tay WDT giải quyết nợ xấu ngân hàng

IFC bắt tay WDT giải quyết nợ xấu ngân hàng

Tài chính -  2 tháng
Khoản đầu tư 60 triệu USD từ IFC và WFG sẽ giúp mua lại và giải quyết các khoản nợ xấu của các tổ chức tài chính trong nước.
TPBank kỳ vọng phục hồi nhờ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu

TPBank kỳ vọng phục hồi nhờ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu

Tài chính -  4 tháng

VIS Rating đánh giá năng lực độc lập của TPBank thể hiện cơ cấu nguồn vốn và khả năng sinh lời ở mức mạnh, an toàn vốn ở mức trên trung bình cũng như rủi ro tài sản và nguồn thanh khoản ở mức trung bình.

Nợ xấu ngân hàng giảm nhưng vẫn đáng quan ngại

Nợ xấu ngân hàng giảm nhưng vẫn đáng quan ngại

Tài chính -  6 tháng

“Tăng trưởng sẽ trở lại nhưng rủi ro về chất lượng tài sản vẫn còn hiện hữu” - miêu tả ngắn gọn về bức tranh chung ngành ngân hàng của bà Phạm Liên Hà – Giám đốc Nghiên cứu ngành dịch vụ tài chính của Công ty chứng khoán HSC.

Nợ xấu ngân hàng lại tăng cao

Nợ xấu ngân hàng lại tăng cao

Tài chính -  4 tháng

Xu hướng nợ xấu tăng trở lại trong quý đầu năm cho thấy sự cải thiện về chất lượng tài sản cuối năm ngoái chỉ mang tính thời vụ. Ước tính trong quý đầu năm, số dư nợ xấu của ngành ngân hàng đã tăng thêm 14% so với cuối năm 2023, lên 224.000 tỷ đồng.

Đạm Cà Mau được dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép 45% trong năm tới

Đạm Cà Mau được dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép 45% trong năm tới

Doanh nghiệp -  3 giờ

Đạm Cà Mau được giới phân tích kỳ vọng đột phá với mức tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) lên tới 45%/năm trong giai đoạn 2024-2025.

Hoạt động của hội đồng quản trị: Làm sao cho hiệu quả?

Hoạt động của hội đồng quản trị: Làm sao cho hiệu quả?

Sổ tay quản trị -  4 giờ

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị sẽ giúp các thành viên không ngừng nâng cao năng lực và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Phát triển bền vững -  4 giờ

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội đòi hỏi sự rõ ràng về chính sách hỗ trợ và cơ chế đánh giá, điều chỉnh.

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  5 giờ

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, tìm kiếm nhân sự và các giải pháp kỹ thuật khi chuyển đổi xanh.

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Tiêu điểm -  5 giờ

Ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu 4 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, xi măng tại huyện Lạc Thủy hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh tiến độ.

Thống đốc yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng thiệt hại bởi bão Yagi

Thống đốc yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng thiệt hại bởi bão Yagi

Tiêu điểm -  6 giờ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng khẩn trương cơ cấu nợ, miễn giảm lãi và xét duyệt vay mới nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn tín dụng.

Việt Nam - Slovenia chọn hướng giao thương mới

Việt Nam - Slovenia chọn hướng giao thương mới

Tiêu điểm -  16 giờ

Việt Nam có thể trở thành cửa ngõ giúp doanh nghiệp Slovenia tiếp cận thị trường ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn hợp tác giao thương mới.