Áp thuế chống bán phá giá với đường mía có xuất xứ Thái Lan

Minh Anh Thứ tư, 16/06/2021 - 17:43

Bộ Công thương vừa có quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ở mức 47,64% đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan.

Ngành sản xuất đường mía trong nước đang chịu nhiều thiệt hại

Đây được coi là quyết định nhằm mang lại sự cạnh tranh sòng phẳng cho các doanh nghiệp mía đường trong nước.

Vụ việc được Bộ Công thương bắt đầu điều tra vào ngày 21/9/2020 sau khi thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của đại diện ngành sản xuất trong nước.

Quá trình điều tra đã được Bộ Công thương thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan. 

Trên cơ sở thông tin của ngành sản xuất trong nước, Chính phủ Thái Lan và các bên liên quan, Bộ Công thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng mức độ bán phá giá và trợ cấp của các sản phẩm đường mía Thái Lan, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước cũng như đánh giá tác động kinh tế - xã hội, gồm cả tác động tới các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 47,64%. 

Đồng thời, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận.

Cần giải pháp cứu ngành mía đường đang 'hấp hối'

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.

Sau khi cân nhắc tác động kinh tế-xã hội theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, tình hình cung cầu hiện nay, ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công thương quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan ở mức 47,64%. 

Quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp này có thời hạn 5 năm và có thể được rà soát theo đúng quy định pháp luật.

Động thái này của Bộ Công thương được đánh giá là quyết định quan trọng giúp ngành mía đường Việt Nam vượt qua giai đoạn rất khó khăn.

Theo đó, sau nhiều năm duy trì chính sách bảo hộ đối với ngành mía đường, Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành đường từ 1/1/2020 bằng cách không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN và áp dụng mức thuế nhập khẩu 5%.

Trong khi đó, ngành mía đường của các quốc gia trong khu vực được trợ giá rất lớn từ Chính phủ. Đến ngày 30/6/2020, Chính phủ Thái Lan đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath (tương đương 317 triệu USD). Mức tài trợ cho này tương đương khoảng 1.419 Bath/tấn mía, giúp giá thành mía đường của Thái Lan ở mức rất cạnh tranh.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng nhanh. Số lượng đường nhập khẩu thâm nhập vào thị trường trong nước lên đến 884.285 tấn, còn lớn hơn cả lượng đường sản xuất từ mía trong nước.

Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu (87,67%). Lượng đường nhập khẩu từ các nước Malaysia, Campuchia, Indonesia, Myanma cũng gia tăng mạnh.

Giá đường thấp dẫn đến giá mía cũng rất thấp. Nhiều nông dân trồng mía lâm vào cảnh nợ nần, phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Cả nhà máy và nông dân đều thua lỗ rất nặng nề, diện tích trồng mía ngày càng thu hẹp.

Đường mía Thái Lan nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam gây nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất đường, cũng như các hộ nông dân trồng mía trên cả nước. Một loạt nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động.

Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.

Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Tiêu điểm -  5 năm
Ngành mía đường của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ gian lận thương mại, buôn lậu, biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA theo lộ trình từ đầu năm 2020 tới.
Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Tiêu điểm -  5 năm
Ngành mía đường của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ gian lận thương mại, buôn lậu, biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA theo lộ trình từ đầu năm 2020 tới.
Giải pháp tạm thời cứu ngành mía đường Việt Nam

Giải pháp tạm thời cứu ngành mía đường Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Công thương vừa chính thức áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan sau gần 5 tháng điều tra. Nhiều chuyên gia cho rằng, quyết định này sẽ giúp tăng sức cạnh tranh cho ngành mía đường Việt.

Cần giải pháp cứu ngành mía đường đang 'hấp hối'

Cần giải pháp cứu ngành mía đường đang "hấp hối"

Tiêu điểm -  3 năm

Giải pháp cho ngành mía đường là vấn đề hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi các doanh nghiệp và người nông dân đang áp lực lớn từ các hiệp định thương mại tự do và hệ lụy từ đại dịch Covid-19.

Phát triển nguồn năng lượng thay thế từ ngành mía đường

Phát triển nguồn năng lượng thay thế từ ngành mía đường

Tiêu điểm -  5 năm

Hiện tại Thái Lan có 56 nhà máy đường đang hoạt động, 83 dự án xây dựng nhà máy điện đồng phát độc lập thuộc sở hữu của các nhà máy đường, hiện sản xuất được 2.000 MW, trong đó có 800 MW được bán lên lưới. Nhiều dự án mới của ngành mía đường đang được chính phủ Thái Lan phê duyệt.

Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Ngành mía đường trong bối cảnh 'thập diện mai phục'

Tiêu điểm -  5 năm

Ngành mía đường của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn từ gian lận thương mại, buôn lậu, biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA theo lộ trình từ đầu năm 2020 tới.

VSSA cảnh báo đường mía dư cung trong các tháng cuối năm

VSSA cảnh báo đường mía dư cung trong các tháng cuối năm

Phát triển bền vững -  3 phút

Nguồn cung đường mía đang dồi dào, đến từ nhập khẩu chính ngạch từ các nước ASEAN, gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam và tồn kho vụ ép 2023/2024.

Bồi đắp danh tiếng thông qua quản trị tốt

Bồi đắp danh tiếng thông qua quản trị tốt

Sổ tay quản trị -  17 phút

Danh tiếng của doanh nghiệp cần được xây dựng và củng cố thông qua những giải pháp quản trị hiệu quả, từ đó trở thành giá trị, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Tiêu điểm -  1 giờ

Ngày 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79.

Thấy gì từ việc Móng Cái lần đầu xuất hiện hệ sinh thái hàng hiệu?

Thấy gì từ việc Móng Cái lần đầu xuất hiện hệ sinh thái hàng hiệu?

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Vinhomes Golden Avenue tại Móng Cái được phát triển để trở thành một trung tâm giao thương, du lịch đẳng cấp mang tầm vóc quốc tế, với sự hội tụ sức mạnh của các thương hiệu chủ lực.

Quyền cổ đông trong quản trị công ty: Cần làm gì để bảo vệ?

Quyền cổ đông trong quản trị công ty: Cần làm gì để bảo vệ?

Sổ tay quản trị -  2 giờ

Cổ đông là một trong những thành phần chủ chốt quyết định đến sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vai trò của họ lại bị lãng quên hoặc chưa được bảo vệ đúng mức, đặc biệt là cổ đông nhỏ lẻ.

Chung tay làm sạch vịnh Hạ Long

Chung tay làm sạch vịnh Hạ Long

Phát triển bền vững -  2 giờ

Gần 100 người cùng LuxGroup chung tay làm sạch vịnh Hạ Long nhằm khắc phục những hậu quả từ rác thải sau cơn bão Yagi để sẵn sàng đón mùa du lịch quốc tế.

Các khu công nghiệp của Viglacera hút thêm hàng tỷ USD vốn FDI

Các khu công nghiệp của Viglacera hút thêm hàng tỷ USD vốn FDI

Doanh nghiệp -  2 giờ

Bên cạnh việc “dọn tổ” cho hai “đại bàng” Samsung và Amkor, Viglacera vẫn triển khai các kế hoạch gia tăng quỹ đất.