Áp thuế VAT 5% cho phân bón: Lợi cả ba nhà!

Nguyễn Cảnh Thứ năm, 27/06/2024 - 10:36

Nếu chính sách thuế VAT được điều chỉnh hợp lý sẽ giúp thị trường phân bón “sòng phẳng” hơn, thậm chí hài hòa lợi ích với cả nhà nước, nhà sản xuất và nhà nông.

Vẫn còn nhiều ý kiến với việc áp thuế VAT 5% cho phân bón. Ảnh: moit.gov.vn

Trao đổi với TheLEADER, một doanh nghiệp có tiếng trong ngành sản xuất – kinh doanh phân bón đặc biệt tâm tư về việc Quốc hội đang cân nhắc sửa đổi Luật thuế 71/2014 theo hướng mặt hàng này sẽ chịu thuế suất 5% thay vì không chịu thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) như suốt 10 năm qua.

Theo đó, kể từ năm 2014, khi Luật thuế 71 bắt đầu có hiệu lực, trong đó quy định chuyển phân bón từ diện áp dụng thuế VAT 5% chuyển sang không chịu thuế.

Mười năm thực hiện luật thuế này, nhiều ý kiến cho rằng, quy định nói trên thực ra không hẳn có lợi cho doanh nghiệp và nông dân – người tiêu thụ cuối cùng.

Bởi, cho tới thời điểm hiện tại, hoạt động sản xuất phân bón chịu thuế đầu vào chủ yếu ở mức 10%, thuế đầu ra 5%. Nhưng thuế đầu vào được khấu trừ, thậm chí hoàn thuế nếu mức thuế này cao hơn thuế đầu ra.

Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào, thay vào đó phải hạch toán vào chi phí. Từ đây, dẫn tới chi phí sản xuất kinh doanh có khả năng tăng lên đáng kể, kéo theo giá bán cuối cùng cho nông dân cũng tỷ lệ thuận.

Sâu hơn về kỹ thuật, phân bón không chịu thuế VAT có thể dẫn đến hai kịch bản trái chiều: một là giảm giá bán, hai là làm tăng giá bán tới người mua cuối cùng, tùy theo tỷ trọng chi phí đầu vào chịu thuế giá trị gia tăng 10% trong cơ cấu giá bán sản phẩm (chưa có thuế VAT).

Nếu tỷ trọng này thấp ví dụ 10%, còn 90% còn lại của giá bán được cấu thành từ các khoản không chịu thuế VAT như nguyên liệu phân bón nhập khẩu (đơn cử phân urê, kali, lân dùng để sản xuất phân NPK), tiền lương, khấu hao máy móc, lợi nhuận doanh nghiệp, thì việc không phải chịu thuế VAT 5% trên giá bán sẽ làm giá bán giảm so với phải chịu 5% thuế VAT đầu ra và được khấu trừ thuế VAT đầu vào (vì thuế VAT đầu vào không đáng kể).

Trường hợp trên xảy ra với những doanh nghiệp chuyên dùng nguyên liệu là các loại phân đơn nhập khẩu (không chịu thuế VAT) để phối trộn và cho ra sản phẩm NPK.

Ngược lại, trường hợp chi phí đầu vào chịu thuế cao (từ 50% giá bán trở lên), đây vốn là tình trạng phổ biến ở các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước sử dụng nguyên liệu, vật tư, năng lượng, thiết bị chịu thuế VAT đầu vào 10%, thì phần thuế VAT đầu vào lớn hơn khoản 5% thuế VAT đầu ra.

Từ đây, việc miễn khoản 5% thuế đầu ra nhưng không cho khấu trừ 10% đầu vào sẽ khiến giá thành tăng lên so với khi phân bón chịu thuế VAT 5% (vì doanh nghiệp được hoàn một phần thuế VAT do thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào).

Theo luận giải này, doanh nghiệp cho rằng, giá thành tăng mà giá bán giữ nguyên thì doanh nghiệp chịu thiệt. Nếu muốn giữ nguyên lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tăng giá bán, khi ấy người chịu thiệt là nông dân. Nếu dung hòa chia sẻ theo hướng cả hai cùng chịu thiệt, thì chỉ sản phẩm nhập khẩu là được lợi.

Ở khía cạnh khác, do chi phí tăng cao nên các nhà đầu tư sẽ ngần ngại khi đầu tư sản xuất phân bón trong nước, đặc biệt là các dự án có công nghệ cao vì không được hoàn thuế VAT cho nhà xưởng, thiết bị, nguyên liệu vật tư.

Điều này sẽ dẫn tới tình trạng ngành sản xuất phân bón trong nước mất động lực phát triển vì sản phẩm trở nên kém cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, và có nguy cơ bị hàng nhập khẩu “đánh bại” ngay trên sân nhà.

Phân bón bị đánh thuế: Nhà nông, nhà sản xuất đều vui!

Nếu phân bón được chuyển sang diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5%, thì tình hình sẽ đảo ngược hoàn toàn.

Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sẽ phải chịu thuế VAT 5% ngay khi nhập hàng, khiến chi phí tăng thêm 5% so với trước kia, giá bán tới nông dân cũng tăng tương ứng.

Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước sẽ được hoàn một phần thuế VAT do thuế đầu ra 5% thấp hơn thuế đầu vào 10%, qua đó giúp giảm giá thành, kéo theo giá bán tới nông dân cũng có điều kiện giảm tương ứng.

Có thể hiểu rằng, việc áp thuế VAT 5% sẽ làm tăng giá của hàng nhập khẩu và giảm giá của hàng nội địa, qua đó đưa cả hai loại hình về mặt bằng chung do cùng chịu thuế suất 5%, tạo cạnh tranh bình đẳng giữa hàng trong nước và ngoài nước.

Theo đó sẽ khắc phục được “nghịch lý” diễn ra suốt 10 năm nay là hàng nhập khẩu được lợi thế hơn hàng trong nước bởi chính chính sách thuế áp dụng.

Ngoài ra, phần ngân sách bị hụt thu từ hàng trong nước sẽ được bù đắp một phần từ khoản thu thuế VAT từ hàng nhập khẩu.

Trên nghị trường Quốc hội, cũng ghi nhận một số ý kiến trái chiếu về việc đánh thuế VAT 5% hay không áp thuế VAT cho sản phẩm phân bón.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú (đoàn tỉnh Kiên Giang) đề nghị cân nhắc, đánh giá kỹ về việc chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế suất 5%.

Bởi, phân bón là hàng hóa đầu vào quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ba loại phân bón (phân đạm, phân DAP, phân NPK) nằm trong danh mục bình ổn giá, là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Giá thành phân bón liên quan trực tiếp đến chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Thuế VAT là thuế gián thu, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, nếu chuyển phân bón sang chịu thuế suất 5%, người nông dân là người trực tiếp sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp sẽ chịu tác động lớn của quy định này.

Thực tế, giai đoạn 2008-2014, trong quá trình soạn thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Quốc hội cuối cùng đã quyết định thông qua việc bỏ áp thuế với mặt hàng phân bón. Đến nay, sau khi áp dụng từ 1/1/2015, dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) lại quy định mức thuế suất 5% áp dụng đối với mặt hàng này và đón nhận nhiều quan điểm trái chiều.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết bộ sẽ đánh giá tác động về vấn đề trên một lần nữa để trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp cuối năm nay.

Những kiến nghị từ quá khứ

Giữa năm 2015, tức gần 6 tháng sau khi quy định phân bón không chịu thuế VAT có hiệu lực, ghi nhận một số ý kiến, kiến nghị từ các bộ,ngành, doanh nghiệp.

Khi đó, theo Bộ Công thương, phân bón không chịu thuế VAT chỉ có lợi chủ yếu cho phân bón nhập khẩu, trong khi gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón trong nước. Doanh nghiệp sản xuất phải tăng giá bán sản phẩm, do vậy người nông dân được lợi rất ít từ quy định này.

Cho rằng phân bón không chịu thuế VAT khiến chi phí giá thành tăng thêm 6-8% tùy loại, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) kiến nghị Thủ tướng xem xét, trình Quốc hội sửa đổi Luật 71/2014.

Từ 1/1/2015, phân bón không chịu thuế VAT ở tất cả các khâu nhập khẩu, sản xuất, bán buôn và bán lẻ. Thống kê từ năm 2009 đến hết 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ thuế VAT đầu vào trên doanh thu chưa VAT của doanh nghiệp sản xuất phân bón là 5,71%, tức cao hơn mức thuế suất 5%.

Do đó, nếu tăng giá bán chưa thuế bằng với mức thuế VAT đầu vào hạch toán vào chi phí (để mức lợi nhuận tuyệt đối của doanh nghiệp không thay đổi), thì giá bán sẽ tăng 0,71%. Mức tăng 0,71% này thấp hơn mức giảm 2% trên giá thanh toán mà người nông dân được hưởng do phân bón không chịu thuế VAT ở khâu bán buôn, bán lẻ.

Có nghĩa, nếu cộng đủ thuế VAT đầu vào giá bán phân bón của doanh nghiệp thì lợi nhuận tuyệt đối của doanh nghiệp không thay đổi và người nông dân vẫn được lợi, Bộ Tài chính lý giải rõ hơn về tác động của quy định với lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất. 

Ma trận phân bón giả, kém chất lượng là do lợi ích nhóm

Ma trận phân bón giả, kém chất lượng là do lợi ích nhóm

Tiêu điểm -  6 năm
Vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn nhức nhối nếu quản lý, tổ chức không tốt, lợi ích nhóm bao che vẫn phát triển và các cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ luật pháp và gian lận về sản phầm.
Ma trận phân bón giả, kém chất lượng là do lợi ích nhóm

Ma trận phân bón giả, kém chất lượng là do lợi ích nhóm

Tiêu điểm -  6 năm
Vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn nhức nhối nếu quản lý, tổ chức không tốt, lợi ích nhóm bao che vẫn phát triển và các cơ sở sản xuất phân bón không tuân thủ luật pháp và gian lận về sản phầm.
Hoạt động của hội đồng quản trị: Làm sao cho hiệu quả?

Hoạt động của hội đồng quản trị: Làm sao cho hiệu quả?

Sổ tay quản trị -  1 giờ

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị sẽ giúp các thành viên không ngừng nâng cao năng lực và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội đòi hỏi sự rõ ràng về chính sách hỗ trợ và cơ chế đánh giá, điều chỉnh.

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  2 giờ

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, tìm kiếm nhân sự và các giải pháp kỹ thuật khi chuyển đổi xanh.

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Tiêu điểm -  3 giờ

Ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu 4 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, xi măng tại huyện Lạc Thủy hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh tiến độ.

Thống đốc yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng thiệt hại bởi bão Yagi

Thống đốc yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng thiệt hại bởi bão Yagi

Tiêu điểm -  3 giờ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng khẩn trương cơ cấu nợ, miễn giảm lãi và xét duyệt vay mới nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn tín dụng.

Việt Nam - Slovenia chọn hướng giao thương mới

Việt Nam - Slovenia chọn hướng giao thương mới

Tiêu điểm -  14 giờ

Việt Nam có thể trở thành cửa ngõ giúp doanh nghiệp Slovenia tiếp cận thị trường ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn hợp tác giao thương mới.

Quảng Ninh phát triển kinh tế bền vững từ giá trị văn hóa

Quảng Ninh phát triển kinh tế bền vững từ giá trị văn hóa

Tiêu điểm -  17 giờ

Quảng Ninh hướng tới khai thác giá trị văn hóa để thúc đẩy kinh tế bền vững, từ bảo tồn di sản đến phát triển du lịch sáng tạo, tạo động lực tăng trưởng dài hạn.