Doanh nghiệp
Asanzo lên kế hoạch gọi vốn 500 tỷ đồng từ các nhà phân phối thân cận
Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch IPO lên sàn chứng khoán vào năm 2021 của Asanzo.
Chủ tịch công ty cổ phần điện tử Asanzo, ông Phạm Văn Tam mới đây chia sẻ với TheLEADER, Asanzo đang có kế hoạch bán 15% cổ phần để gọi vốn khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Công ty chuyên sản xuất các thiết bị điện tử, chủ lực là tivi cho biết, mục tiêu huy động vốn lần này là các nhà phân phối của Asanzo. Hiện tại, Asanzo có hàng trăm nhà phân phối trên cả nước và có rất nhiều người hứng thú với việc trở thành cổ đông của công ty.
“Đây là một bước trong quá trình chuẩn bị cho kế hoạch IPO của Asanzo. Trước khi lên sàn, chúng tôi muốn chia sẻ lợi ích đầu tiên cho các nhà phân phối, những người đồng hành lâu năm với mình, hiểu mình nhất”, ông Tam cho biết.
Người đứng đầu Asanzo chia sẻ, không chỉ các nhà phân phối, một tập đoàn bất động sản lớn cũng đánh tiếng trở thành cổ đông của công ty thông qua phương thức “đổi đất lấy cổ phần”. Mặc dù vậy, ông Tam vẫn ưu tiên gọi vốn bằng tiền mặt hơn, để chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất mới.
Trong năm 2018, Asanzo cũng đã lên kế hoạch để xây dựng thêm nhà máy mới tại TP.HCM, đặt tại huyện Củ Chi, với diện tích khoảng 17.000 m2, và có mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Đây là nhà máy sản xuất hàng hóa phục vụ các ngành hàng cho thị trường miền Trung và miền Nam.
Gọi vốn từ các nhà phân phối lâu năm, ông Tam cho biết, Asanzo hiện chưa phù hợp với các nhà đầu tư chiến lược lớn, như Samsung hay TCL, bởi có nhiều mâu thuẫn trong quan điểm phát triển, cũng như đòi hỏi của các tổ chức này thường phức tạp.
Trong quá khứ, hãng điện tử lớn của Trung Quốc là TCL đã từng tiếp cận Asanzo, nhưng không đạt được thỏa thuận nào cụ thể vì công ty Việt Nam lo sợ bị đối tác Trung Quốc thâu tóm.
Mặc dù vậy, với mục tiêu IPO vào năm 2021, Asanzo đang có rất nhiều việc phải làm để minh bạch hóa bộ máy quản trị cũng như các số liệu tài chính của công ty, chuẩn bị tiếp đón sự xuất hiện của các quỹ đầu tư.
Theo ông Tam, hiện tại, nguồn vốn cần huy động để xây dựng nhà máy với Asanzo không còn đáng lo ngại. Với mục tiêu IPO, Asanzo muốn mở rộng quy mô sản xuất của mình lớn hơn hiện nay nhiều lần, đa dạng hóa sản phẩm không chỉ là tivi, smartphone nữa mà sẽ còn tủ lạnh, máy giặt, laptop, máy tính bảng.
Thành lập năm 2013, dù tuổi đời còn trẻ nhưng Asanzo có những bước tiến phát triển rất nhanh. Năm 2017, doanh thu của công ty đạt 4.600 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2016. Năm nay, công ty tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng gấp đôi, lên 10.000 tỷ đồng doanh thu.
Tham vọng của ông Tam là biến Asanzo thành doanh nghiệp tỷ đô vào năm 2021. Đánh giá tính khả thi của ‘ước mơ’ này, người đứng đầu Asanzo cho biết mọi thứ vẫn đang tiến triển thuận lợi.
“Mùa World Cup vừa qua, doanh số bán tivi của chúng tôi tăng trưởng tốt như dự báo. Quan trọng hơn, khách hàng đã lựa chọn sản phẩm cao cấp hơn, là tivi 43 – 45 inch, smart TV của Asanzo, thay vì chỉ tập trung vào các dòng tivi giá rẻ như những năm trước”, ông Tam cho biết.
Theo hãng nghiên cứu thị trường GfK, đến tháng 12-2017, Asanzo đứng thứ 4 trên thị trường tivi Việt Nam với thị phần 16%, sau Samsung (35%), Sony (25%) và LG (17%). Độ phủ của thương hiệu tại nông thôn đến 70%. Ngoài tivi, Asanzo còn có các dòng thiết bị điện tử, điện gia dụng và điện thoại thông minh.
Ông chủ Asanzo và chiến lược chăm chút 'nhóm nhỏ' để xây dựng đế chế nghìn tỷ
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.