Ông chủ Asanzo và chiến lược chăm chút 'nhóm nhỏ' để xây dựng đế chế nghìn tỷ
Hà Linh
Thứ sáu, 18/05/2018 - 14:24
Không theo đuổi con đường học vấn mà chọn cách lao vào thương trường sau khi tốt nghiệp phổ thông lại giúp Phạm Văn Tam từ một “con buôn” tuổi đôi mươi trở thành ông chủ 8x của một doanh nghiệp doanh thu nghìn tỷ.
Khoảng ba năm gần đây, thương hiệu Tivi và đồ gia dụng Asanzo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Ít ai biết được thành công bứt tốc của Asanzo đến từ 18 năm lăn lộn trong ngành điện tử, tích lũy kinh nghiệm từ “trường đời” của doanh nhân 8x này.
Nằm trong thị trường quá cạnh tranh mà ta thường gọi là “đại dương đỏ” thì người chủ sẽ chỉ mãi loay hoay với bài toán người dùng hay dòng tiền mà không còn đủ thời gian hay nguồn lực cho việc tạo ra sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu.
Chăm chút cho “nhóm nhỏ”
Ngoài kiến thức, kinh nghiệm có thể tự học, Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam còn sự can đảm “đi ngược đám đông” để nhìn ra được thị trường không phải ai cũng có cơ sở để dám làm.
Trong khi chiến lược của các “ông lớn” ngành điện tử là đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng thì Asanzo lại chọn nhu cầu của nhóm nhỏ để chăm chút.
“Việt Nam mình có nhiều địa phương và mỗi địa phương vùng miền lại có một văn hoá khác nhau. Tôi hay Asanzo đều cần phải tìm hiểu vấn đề. Tập đoàn nước ngoài sản xuất và phục vụ cho toàn thị trường Châu Á còn chúng tôi là phục vụ nhu cầu địa phương”, ông Tam nói.
Dựa trên phân tích theo địa lý, Asanzo sẽ thiết kế sản phẩm đặc thù. Chẳng hạn, ở miền sông nước Tây Nam Bộ, nhiều người đi lại bằng ghe thuyền, điện vẫn chưa phủ sóng hết và nhiều thiết bị chạy bằng ắc quy. Asanzo có riêng dòng Tivi 18 inch chạy bình ắc quy với màu chủ đạo là đỏ và vàng cho người dân khu vực, vốn có xu hướng thích các tông màu sáng hay ở miền Trung xứ biển nắng gió, sản phẩm của Asanzo có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ bo mạch không bị ăn mòn và có màu đen, theo tính cách đơn giản của người dân.
Ông Tam chia sẻ, người miền Tây quen sử dụng nồi cơm nắp rời, trong khi người miền Bắc lại ưa chuộng nồi cơm nắp bật. Đó cũng là sự đa dạng trong chủng loại mà Asanzo đã sản xuất.
Thực tế, nhiều sản phẩm không riêng ngành điện tử đang tồn tại những hao mòn vô hình khi các tính năng không được sử dụng hết. “Việc lược bớt công năng sản phẩm này đã giúp quy trình sản xuất của Asanzo gọn gàng, hợp lý hơn, chi phí nhân công tiết giảm được 30%, thời gian tiết kiệm 15 % và giá Tivi rẻ hơn gần 35% so giá thị trường”, ông Tam cho biết.
Asanzo từng bước định vị giá theo tính năng thực có sản phẩm và tái định nghĩa về giá rẻ. Giá rẻ không có nghĩa là “của ôi”, hàng chất lượng kém mà lược bỏ các tính năng không cần thiết với nhu cầu thực một cách thông minh để giảm giá thành.
Mục tiêu doanh thu trên 8.000 tỷ đồng năm 2018
Một điểm quan trọng mà Asanzo xác định ngay từ đầu, "miếng bánh" của mình là phân khúc trung bình. Dễ hiểu khi nhiều thị trường nông thôn còn tivi nhưng ngay cả ở thành thị, đặc biệt những khu trọ của công nhân sẽ thấy sự xuất hiện của các loại tivi đắt tiền.
Đây chính là “mảnh đất” của Asanzo, một thị trường đủ rộng, tiềm năng mà những "ông lớn" không để mắt đến.
“Asanzo ra đời là để lấp lại chỗ trống của những tập đoàn họ không làm. Họ chỉ làm tivi từ 32 inches trở lên thì tôi làm từ 25 inches trở xuống. Có thể những khách sạn 4-5 sao trở lên họ không dùng ti vi của tôi nhưng từ 2-3 sao trở xuống họ sẽ dùng vì sản phẩm Asanzo có giá thành hợp lý, hậu mãi giống nhau và chế độ bảo hành không có gì khác biệt”, ông chủ Asanzo nói.
Sau gần hai thập niên chinh phục khách hàng, tính đến đầu năm 2018, Asanzo chiếm 16% thị phần tại Việt Nam, chỉ sau Samsung, Sony và LG, theo số liệu của hãng cũng như đang có hơn 100 nhà phân phối và 6.000 đại lý tại 64 tỉnh thành cả nước. Với tốc độ tăng trưởng trên 40%/năm, dự kiến doanh thu năm 2018 của Asanzo sẽ đạt 8.316 tỉ đồng.
“Đối với những tập đoàn đa quốc gia thì với phân khúc trung bình chỉ những miếng bánh nhỏ nhưng đối với một một doanh nghiệp nhỏ như Asanzo thì nó rất lớn”, ông Tam cho biết.
Thành công của tuyển U23 Việt Nam tại vòng chung kết châu Á đã hồi sinh làn sóng đầu tư vào bóng đá, vốn rất trầm lắng kể từ sau cuộc khủng hoảng niềm tin bởi nghi án bán độ, những thương vụ “ăn xổi” của các đại gia.
Thâu tóm đối thủ tiềm tàng là nước cờ khôn ngoan của ông chủ ‘đế chế tivi Việt’ Phạm Văn Tam vừa nhằm tránh cuộc chiến ‘huynh đệ tương tàn’, vừa mở rộng được thị phần trước sức ép cạnh tranh của những thương hiệu ngoại sừng sỏ.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.