Đối đầu thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến ASEAN mới đây kêu gọi tăng tốc đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP).
Tại cuộc họp mới đây, bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thúc giục Úc và Ấn Độ nhằm đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt.
Trước đó vào tối thứ Năm, các vị bộ trưởng ngoại giao này đã ban hành thông cáo chung, kêu gọi "một kết luận nhanh chóng từ đàm phán RCEP nhằm đạt được một thỏa thuận hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi".
Hiện vẫn còn một số vấn đề gây tranh cãi và chưa thể đi đến thống nhất như sự miễn cưỡng mở rộng thị trường hơn của Ấn Độ đối với sản phẩm Trung Quốc, đặt ra câu hỏi về khả năng sớm đạt được thỏa thuận. Con đường ASEAN có thể thuyết phục được các đối tác sẽ chính là hướng kết quả cuối cùng của thỏa thuận.
Tuyên bố chung trên miêu tả RCEP là một sự ưu tiên, "đặc biệt trong thời điểm phát triển không chắc chắn trên thương mại toàn cầu", Asian Nikkei Review dẫn tin.
Trang này cũng dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan khẳng định: "Niềm tin vào vai trò của tự do thương mại và các tổ chức đa phương sẽ là một công thức và công thức này đã mang lại hòa bình và thịnh vượng trong bảy thập kỷ qua, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á".
Trong bối cảnh gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, các nhà lãnh đạo ASEAN hướng tới thúc đẩy tự do hóa thương mại nhưng lo lắng rằng chiến tranh thương mại sẽ làm chậm đi những nỗ lực này.
Đầu tháng 7, thông tin đưa bởi Asian Nikkei Review cho biết RCEP có khả năng được ký kết vào cuối năm nay sau cuộc họp diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.
Với số lượng thành viên như hiện tại, RCEP đang tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm một nửa dân số thế giới và khoảng 30% giá trị thương mại toàn cầu. Con số này lớn hơn khá nhiều so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với phiên bản mới là Hiệp định Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi Mỹ rút đi vào tháng 1 năm ngoái.
Nhật Bản và Trung Quốc đang tìm đến RCEP nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng từ Washington. Tuy nhiên sau hơn 5 năm tiến hành đàm phán với những nỗ lực trước đó mong muốn đạt được thỏa thuận vào cuối 2015 và 2016 đều thất bại, các quốc gia thành viên RCEP hiện mới chỉ đạt được 2/18 phần. Điều này có thể xuất phát từ những ý tưởng khác nhau về thương mại tự do giữa các quốc gia.
Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) khẳng định Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận tốt cho cả nước Mỹ và người dân Mỹ.
Quốc hội Nhật Bản mới đây đã thông qua dự thảo luật phê chuẩn Hiệp định Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mở đường cho thỏa thuận này có hiệu lực.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.