Huy động 2,2 tỷ USD vốn nước ngoài để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

Nhật Hạ Thứ hai, 20/06/2022 - 18:22

Khoản tài trợ 2,2 tỷ USD còn có vai trò là các nguồn vốn "mồi" để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết.

Nhóm 6 ngân hàng phát triển (WB, ADB, AFD, KfW, JICA, KEXIM) đã cam kết tài trợ danh mục 20 dự án phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 - 2025, với tổng mức khoảng 2,2 tỷ USD, gồm nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.

Và biên bản ghi nhớ với 6 ngân hàng này sẽ được ký kết cùng ngày với hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, diễn ra vào ngày 21/6 tại TP. Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương thông tin trước thềm hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm, đây không chỉ là nguồn vốn đầu tư quan trọng, vốn ODA, vốn vay ưu đãi còn có vai trò là các nguồn vốn "mồi" để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài.

Chìa khóa đưa đồng bằng sông Cửu Long mang thương hiệu thế giới

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng diện tích khoảng 40,6 nghìn km2, chiếm 13% diện tích tự nhiên cả nước.

Với nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước.

Khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều vườn cây, rừng cây rộng lớn, với 4 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là Khu Ramsar của thế giới. Đồng thời, vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều…

Những điều này cho thấy Đồng bằng sông Cửu Long thực sự là địa bàn chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.

Huy động 2,2 tỷ USD vốn nước ngoài để phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long 1
Phát triển du lịch đặc trưng vùng sông nước trở thành ngành mũi nhọn

Nghị quyết số 13–NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 định hướng trở thành vùng phát triển hiện đại, nhanh và bền vững, toàn diện, sinh thái, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa sông nước.

Được biết, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch cấp vùng đầu tiên của nước ta.

Cách đây 2 ngày, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị.

Theo đó, một số chỉ tiêu cụ thể trong phát triển Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 gồm tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021.

Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng thu nhập vùng (GRDP) khoảng 20%; công nghiệp - xây dựng khoảng 32%; dịch vụ khoảng 46%; thuế và trợ cấp khoảng 2%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 146 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 42 - 48%; có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 30% số xã đạt chuẩn nâng cao.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp đạt 75 - 80%; tỷ lệ nghèo giảm 1,5 - 2%/năm. Cơ sở giáo dục đạt chuẩn: 75% mầm non, 70% tiểu học, 80% trung học cơ sở, 90% trung học phổ thông. Đạt 30 giường bệnh viện, 10 bác sĩ, 2,8 dược sĩ đại học, 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân.

Tỷ lệ che phủ rừng đạt 7,5%. Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư đô thị đạt 98 - 100%, ở nông thôn đạt 70%. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại từ đô thị và công nghiệp đạt 100%.

Du lịch đơn điệu, miền Tây mất sức hút với khách quốc tế

Chương trình hành động nêu rõ, xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm phát triển vùng có dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa, du lịch, công nghiệp chế biến hiện đại; xây dựng các thành phố Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau và Sóc Trăng thành các trung tâm tổng hợp, chuyên ngành.

Phú Quốc được tập trung xây dựng thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.

Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang, trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo vùng sinh thái nước ngọt; trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển, trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu.

Khu kinh tế cửa khẩu An Giang được tập trung đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác; ban hành chính sách ưu đãi để phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp thành khu kinh tế tổng hợp gồm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông lâm, ngư nghiệp, trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mê Công.

Kế hoạch biến Cần Thơ thành ‘chợ container rỗng’ miền Tây

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, đột phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, thông minh, gắn với phát triển các hành lang kinh tế, thúc đẩy liên kết và hội nhập hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ đến Long An, hành lang kinh tế dọc Sông Tiền - Sông Hậu, hành lang kinh tế ven biển từ Long An, Cà Mau đến Kiên Giang, hành lang kinh tế biên giới từ Long An đến Kiên Giang.

Đến năm 2030, hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế gồm các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bắc - Nam phía Tây, Thành phố Hồ Chí Minh - Sóc Trăng, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, Hồng Ngự - Trà Vinh; nâng cấp hệ thống quốc lộ chính yếu, các cầu; đầu tư hệ thống đường ven biển qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Hoàn thành hệ thống cảng biển theo quy hoạch, trong đó Cảng Trần Đề phát triển thành cảng đặc biệt và cửa ngõ vùng; phát triển cảng Hòn Khoai thành bến cảng tổng hợp; nâng cấp luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn vào Sông Hậu, luồng hàng hải Trân Đề. Mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Quốc; điều chỉnh quy hoạch và đầu tư cảng hàng không Rạch Giá, Cà Mau.

Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng cảng container và các đoạn tuyến đường sau cảng, kết nối thuận lợi cảng biển với mạng giao thông quốc gia.

Chương trình hành động cũng đề ra một nhiệm vụ và giải pháp quan trọng khác là đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, công nghệ số, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; phát triển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, sinh thái, bền vững với các sản phẩm trọng tâm là thủy sản, trái cây và lúa gạo gắn với các cụm ngành nông, lâm, thủy sản, các trung tâm đầu mối.

Bài toán cấp điện ngược ra Bắc và lời giải công nghệ

Phát triển du lịch đặc trưng vùng sông nước trở thành ngành mũi nhọn, gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và các giá trị văn hóa - lịch sử. Phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics của vùng, hoàn thiện quy hoạch và đầu tư phát triển trung tâm logistics tại Cái Cui (Cần Thơ) và mở rộng dịch vụ logistics hàng không.

Phát triển mạnh kinh tế biển, trong đó phát triển Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.

Trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vùng tại thành phố Cần Thơ được thành lập và phát triển; biến Khu công nghệ cao Cần Thơ thành khu công nghệ cao quốc gia.

‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

Tiêu điểm -  2 năm
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh 4 chữ mới, bao gồm tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới và giá trị mới.
‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

Tiêu điểm -  2 năm
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh 4 chữ mới, bao gồm tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới và giá trị mới.
‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

Tiêu điểm -  2 năm

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh 4 chữ mới, bao gồm tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới và giá trị mới.

Thành lập trung tâm nông sản miền Tây

Thành lập trung tâm nông sản miền Tây

Tiêu điểm -  2 năm

Trung tâm nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ được đặt tại TP. Cần Thơ, với nhiệm vụ khai thác, phát huy tiềm năng nông nghiệp tại khu vực.

Du lịch đơn điệu, miền Tây mất sức hút với khách quốc tế

Du lịch đơn điệu, miền Tây mất sức hút với khách quốc tế

Tiêu điểm -  2 năm

Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn với 13 tỉnh thành, đa dạng về văn hóa, cảnh quan nhưng đối với nhiều du khách quốc tế, chỉ cần đi chợ nổi là “kết thúc hành trình khám phá miền Tây”.

Kế hoạch biến Cần Thơ thành ‘chợ container rỗng’ miền Tây

Kế hoạch biến Cần Thơ thành ‘chợ container rỗng’ miền Tây

Tiêu điểm -  2 năm

Thành công đưa Maersk Sealand về mở code và tăng container rỗng tại cảng Cái Cui, Tân cảng Sài Gòn kỳ vọng tiếp tục đưa thêm các hãng tàu biển lớn tham gia mở code, cung cấp container rỗng, đưa cảng Cái Cui trở thành “chợ container rỗng” của khu vực.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  14 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.