Hai nút thắt về năng suất lao động ngành chế biến gỗ
Cơ cấu ngành và tổ chức quản lý là hai cản ngại lớn nhất về năng suất lao động của ngành chế biến gỗ.
Ngành chế biến gỗ và nội thất đã được Chính phủ xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam với mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD vào năm 2025.
Thách thức lớn nhất đang đặt ra cho ngành chế biến gỗ là nguồn nhân lực đang có xu hướng khan hiếm dần, dịch chuyển sang nhiều ngành khác.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2019, lâm nghiệp là một trong ba ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Tổng doanh số xuất khẩu của ngành đạt 11,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với năm 2018, với nhóm các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD, tăng 18%.
Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao và trở thành nguồn đóng góp quan trọng, tăng trưởng bền vững ở mức hơn hai con số đều trong suốt 20 năm qua.
Tuy nhiên, làn sóng FDI đã góp phần khiến nhu cầu nhân công tăng lên. Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy số doanh nghiệp FDI ngành gỗ đăng ký mới trong 9 tháng đầu năm 2019 là 67, với tổng số vốn đầu tư trên 581 triệu USD, tương đương với 216% tổng số vốn đầu tư FDI mới vào ngành trong cả năm 2018. 40% doanh nghiệp FDI khó tuyển lao động có kỹ năng dẫn đến cạnh tranh giữa các ngành. Giá nhân công tại các khu công nghiệp hiện tăng từ 10 - 20%. Lương lao động gia nhập thị trường mỗi năm có xu hướng chuyển dịch ngày càng nhanh.
Chỉ số tăng trưởng ngành gỗ Việt Nam đã tăng 18%, đòi hỏi lượng lao động tỉ lệ thuận để duy trì tốc độ này. Tuy nhiên lượng lao động đào tạo bài bản chưa đáp ứng đúng kỳ vọng của doanh nghiệp, đa phần phải đào tạo lại, nhất là nhân lực cho các khâu vận hành máy móc công nghệ hiện đại, thiết kế, quản lý sản xuất.
Tổng số doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ khoảng trên 5.000, thu hút khoảng 500.000 lao động, nhưng lao động có trình độ đại học chỉ khoảng 2 - 3%, công nhân kỹ thuật khoảng hơn 25%, còn lại là lao động phổ thông. Như vậy nhu cầu chất lượng lao động được dự báo đến năm 2020 cần khoảng 64.000 người có trình độ đại học, trên đại học và 266.860 công nhân kỹ thuật. Đến năm 2025 cần khoảng 106.800 người có trình độ đại học và trên đại học cùng 445.200 công nhân kỹ thuật.
Thách thức thứ hai là giá đất đai khá cao, việc đầu tư mở rộng quỹ đất cho sản xuất ngày càng khó.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung làm nảy sinh nhu cầu dịch chuyển sản xuất đến Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là địa điểm hấp dẫn. Ngoài ra, tác động tích cực từ EVFTA đã đẩy nhu cầu bất động sản công nghiệp trong nước ngày càng cao.
Thị trường mặt bằng sản xuất cho ngành gỗ Việt Nam tập trung mạnh nhất tại Đông Nam Bộ với TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, có mức giá cho thuê xưởng xây sẵn dao động 2,5 - 5,5 USD/m2/ tháng với mức thuê tối thiểu 3 - 5 năm. Tại các khu vực truyền thống như Bình Dương, Đồng Nai, tỉ lệ lấp đầy và nhanh tại các khu công nghiệp đã đẩy giá thuê đất từ 80 USD cách đây hai năm lên 135 -150 USD/chu kỳ thuê. Các khu vực tiềm năng khác như Long An, Tây Ninh giá thuê cũng tăng ở mức trên 130 USD/chu kỳ.
Thách thức thứ ba là áp lực chuyển đổi số buộc các doanh nghiệp phải thích nghi nhanh từ thiết kế, công nghệ sản xuất và đặc biệt là thương mại số.
Nền tảng số hóa đang thay đổi rất lớn công nghiệp chế biến, quản trị, thiết kế, mua bán hàng... Kinh doanh online cũng là xu thế bắt đầu ăn sâu rộng vào ngành nội thất làm thay đổi rất lớn công nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm và cách sản xuất ra nó.
Hoàn thiện chuỗi, khai thác giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp theo hướng phát triển bền vững
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, về trung hạn, Bộ đang tập trung cùng doanh nghiệp mở rộng đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất - thiết kế - thương mại đến thương hiệu.
Năm 2019, tổng giá trị tiêu dùng của ngành gỗ và nội thất toàn cầu đạt 450 tỉ USD, nhưng trong đó lĩnh vực sản xuất chỉ chiếm 140 tỉ USD, còn lại chia đều cho 3 lĩnh vực Sáng tạo - Thương mại - Thương hiệu. Tiềm năng và dư địa thị trường cho Việt Nam vẫn còn rất rộng. Tuy nhiên hầu hết giá trị của ngành chế biến lâm sản Việt Nam vẫn nằm trong lĩnh vực Sản xuất. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỉ USD vào năm 2025, ngành không thể tiếp tục chỉ dựa vào giá trị sản xuất, khó mở rộng qui mô sản xuất và khi lao động giá rẻ không còn là lợi thế.
Trong một sản phẩm gỗ, nguyên vật liệu và sản xuất chỉ chiếm 30% giá trị, 70% còn lại là giá trị thiết kế. Sản phẩm có thiết kế đẹp giá bán càng cao. Thị trường thế giới đã qua giai đoạn cạnh tranh về giá, hiện nay cạnh tranh về chất lượng và tất yếu trong tương lai là cạnh tranh về thiết kế trong khuynh hướng cá nhân hóa ngày càng cao.
Thống kê của Hội đồng thiết kế Anh khảo sát 1.500 DN về hiệu quả của thiết kế đối với hoạt động kinh doanh và cho thấy cứ 100 Bảng chi cho thiết kế sẽ đem lại tăng doanh thu là 225 Bảng, giúp doanh nghiệp tăng thêm khoảng 6,3% thị phần.
Thiết kế và thương mại, thương hiệu đóng vai trò sống còn tạo ra sức cạnh tranh cho ngành chế biến gỗ & nội thất của Việt Nam.
Về dài hạn, Bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang cùng các hiệp hội, doanh nghiệp tập trung xây dựng chiến lược quy hoạch nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của ngành.
Hiện nay, lao động phổ thông chiếm 70% toàn ngành, khó khai thác tốt được giá trị gia tăng cao. Chỉ có khoảng 30% lao động được đào tạo bài bản. Với ngành gỗ, nhu cầu nhân lực không chỉ là lao động phổ thông mà cần ở tất cả các ngành, từ thiết kế - sáng tạo đến kinh doanh, marketing, tài chính, công nghệ.
Với con đường phát triển ứng dụng công nghệ hướng đến chuyền hóa, tự động hóa, số hóa…, nhu cầu đào tạo lao động chất lượng cao có kỹ năng tốt cho ngành chế biến gỗ đang và sẽ là rất lớn. Nếu có sự đồng hành và chung tay của Nhà nước với doanh nghiệp cùng định hướng hợp tác đào tạo xây dựng nguồn nhân lực, thì chắc chắn ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam sẽ có những bước đi dài ổn định và vững chắc trong nhiều năm tới.
Về vấn đề quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phân bố vùng sản xuất và chế biến của ngành gỗ và nội thất hiện nay tập trung chủ yếu tại các địa phương có thế mạnh truyền thống như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Định, nên tập trung khai thác lợi thế cốt lõi sản xuất, hướng đến mô hình các khu sản xuất tập trung nhằm tận dụng tối đa lợi thế nguồn lực của vùng và hỗ trợ từ các ngành liên quan.
Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế của TP. HCM, Hà Nội vốn là các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của cả nước để tập trung phát triển các giá trị mềm như: thiết kế, cầu nối thương mại, hội chợ, đào tạo và chuyển giao công nghệ.
Quy hoạch rừng gỗ lớn, tăng chất lượng giống, xây dựng thương hiệu cây gỗ tràm bông vàng, đầu tư thiết kế sản phẩm từ gỗ rừng trồng bản địa cũng là hướng mở cho tương lai.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích rừng trồng của Việt Nam hiện nay là hơn 4,3 triệu ha trên tổng số 14,5 triệu ha diện tích đất rừng toàn quốc. Với diện tích rừng trồng tăng theo tốc độ này, ngành lâm nghiệp không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu trong nước mà còn xuất khẩu, góp phần không nhỏ vào giá trị thặng dư mỗi năm của ngành.
Doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước đã tổ chức được nguồn nguyên liệu chủ động. Lâm dân cải thiện được đời sống, các lâm trường an tâm hơn khi theo đuổi kinh tế lâm nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng “bán lúa non” nguyên liệu, tỉ lệ gỗ rừng trồng phục vụ cho ngành dăm (giá trị thấp) vẫn cao, phá vỡ tổng thể quy hoạch rừng trồng của cả nước, năm 2019, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam đạt hơn 1,7 tỉ USD.
Thực tế này đòi hỏi chiến lược quy hoạch sớm quy hoạch gia tăng giá trị cho các loại gỗ rừng trồng cần phải được tổ chức lại với định hướng dài hạn và bền vững: lựa chọn giống tốt, áp dụng các kỹ thuật trồng cũng như tuyên truyền cho lâm dân kéo dài tuổi thọ trồng rừng, triển khai những chương trình tín dụng để lâm dân có điều kiện theo đuổi công tác trồng cây lâu năm.
Lâm dân cần được tham gia sâu và nhìn nhận đúng vai trò trong chuỗi cung ứng của ngành, hơn là chỉ nhìn trên lượng gỗ trồng do họ làm ra. Đảm bảo vị thế và đời sống cho lâm dân yên tâm gắn bó với rừng sẽ tạo ra sự bền vững.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu gỗ Tràm bông vàng, phát triển thiết kế sản phẩm đồ gỗ và nội thất dựa vào các loại gỗ rừng trồng chủ lực, nhằm nâng cao giá trị thương phẩm, tạo đầu ra tiêu thụ gỗ ổn định thì lâm dân sẽ yên tâm khi đầu tư trồng rừng.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, cổ động, tạo môi trường cho doanh nghiệp đầu tư thay đổi công nghệ, giảm lệ thuộc lao động, chuyền hóa, tự động hóa, số hóa. Chỉ số cạnh tranh về tài năng toàn cầu 2018 (Global Talent Competitiveness Index) xếp Việt Nam ở hạng 87/119 quốc gia. Từ đây sẽ đặt ra thách thức cho ngành về hạ tầng công nghệ, ngân sách cho R&D, dạy nghề và kỹ năng.
Sự xuất hiện của thương mại điện tử đã mang đến những cơ hội giao thương bình đẳng, nhanh chóng, thuận tiện với mọi đối tác trên thế giới, mang đến cơ hội kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sự hỗ trợ của công nghệ vào kinh doanh giúp giảm thiểu các bất cập của phương thức thương mại truyền thống: cần mặt bằng rộng lớn, thủ tục rườm rà, nguồn lực vận hành hệ thống cồng kềnh…, mang đến giá trị thương mại cho những ngành vốn có sản phẩm tốt như ngành chế biến gỗ và nội thất. Dựa vào chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia, sẽ giúp ngành chế biến lâm sản Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành thủ phủ đồ gỗ và nội thất toàn cầu.
Cơ cấu ngành và tổ chức quản lý là hai cản ngại lớn nhất về năng suất lao động của ngành chế biến gỗ.
Mặc dù vẫn giữ mã chứng khoán là TTF nhưng ông Mai Hữu Tín quyết định xoá bỏ thương hiệu Gỗ Trường Thành và thay bằng Total Furniture với kỳ vọng vực dậy doanh nghiệp đang thua lỗ nặng.
Cơ chế cấp phép FLEGT sẽ góp phần tăng uy tín ngành chế biến gỗ Việt Nam không chỉ tại thị trường EU mà còn tại các thị trường xuất khẩu khác.
Cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là có nhưng không lớn như nhiều người tưởng, cơ hội đó có thể đi kèm với rủi ro do các hành vi "lẩn tránh" gây ra, đòi hỏi cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải hết sức chú ý.
Công viên giải trí đã trở thành đòn bẩy đưa ngành công nghiệp không khói tại nhiều quốc gia tăng trưởng thần tốc, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Chìa khóa thành công này đã xuất hiện tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) khi VinWonders - công viên giải trí trong khu đô thị lớn nhất TP HCM chuẩn bị ra mắt.
Hướng dẫn chi tiết từ “Tối đa hóa tác động” giúp doanh nhân xã hội lập kế hoạch, thực hiện và cải tiến chiến lược để tạo giá trị bền vững.
Ước mơ là điều mà bất cứ ai đều có, nhưng không phải ai cũng dễ dàng thực hiện được. Tựa như chiếc cây nhỏ, ước mơ cần đến ánh sáng của niềm tin và dòng nước của sự kết nối hỗ trợ từ cuộc sống xung quanh để đơm hoa kết trái.
Miền Tây đang đứng trước những thách thức lớn, đe dọa đến sinh kế của người dân cũng như chính sự tồn tại của vùng.
Lễ ra mắt Trường Âm nhạc và nghệ thuật Victoria by Erato đã diễn ra tại Victoria School - Nam Sài Gòn ngày 31/11, mang đến môi trường nghệ thuật chuẩn quốc tế.
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ tinh gọn quy mô, số lượng, mà phải tạo sự thay đổi về 'chất' trong hoạt động.
Không chỉ đáp ứng yêu cầu chứng chỉ, hiểu luật, môi giới bất động sản còn phải cập nhật, ứng dụng những công nghệ mới vào công việc để thích nghi với thời đại số.