Hai nút thắt về năng suất lao động ngành chế biến gỗ

Hương Xuân Thứ năm, 26/09/2019 - 11:19

Cơ cấu ngành và tổ chức quản lý là hai cản ngại lớn nhất về năng suất lao động của ngành chế biến gỗ.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM (HAWA) cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu lâm sản Việt Nam đạt 7,08 tỷ USD chiếm khoảng 26,6% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp và tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Riêng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,66 tỷ USD, ngành gỗ có thể đạt mục tiêu xuất khẩu 11 tỷ USD trong năm nay. 

Nhắm tới mục tiêu Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ của thế giới, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 20 tỷ USD vào 2025, thách thức hiện nay chính là ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến. 

Hai nút thắt về năng suất lao động của ngành chế biến gỗ
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA

VietnamWood và Furnitec 2019 với sự tham dự của hơn 200 doanh nghiệp của nhiều thương hiệu nổi tiếng trong ngành chế biến gỗ đến từ Mỹ, Đức, Áo, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia chính là bức tranh công nghệ đích thực để các doanh nghiệp cập nhật thông tin, mở rộng tư duy và có chiến lược đầu tư công nghệ phù hợp công nghiệp chế biến gỗ.

Chia sẻ về giải pháp thiết thực để tăng năng suất lao động cho ngành gỗ nói riêng và Việt Nam nói chung, PGS.TS Nguyễn Thành Hưng cho rằng, việc cần làm ngay là thay đổi trong quản trị mỗi doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu ngành là quá trình dài, vì nông dân chuyển sang công nhân phải cần thời gian mới có tác phong công nghiệp. 

Thứ hai là tổ chức cơ cấu ngành do điều hành không tốt dẫn đến phải chờ đợi, lãng phí thời gian, sai lệch phải điều chỉnh, bỏ sót, làm bù, tốn hao thời gian và nguồn lực.

"Chúng ta học rất nhiều nhưng có một thứ chưa học được mấy là quản trị doanh nghiệp. Bất kỳ điều gì mất thêm thời gian chi phí không đáng có sẽ làm giảm năng suất lao động, biểu hiện quá trình làm việc không đồng bộ, không nhất quán. Đó là vấn đề không của riêng ai, mà của cá nhân mỗi người, tổ chức và cả đất nước. Các bộ phận cần kết nối mang tính tích hợp, không rời rạc", ông Hưng nhận định.

Theo ông Hưng, cơ cấu ngành và tổ chức quản lý là hai cản ngại lớn nhất về năng suất lao động ở Việt Nam. Ngành có năng suất lao động thấp lại chiếm tỷ trọng lớn, ngành được cho là đầu tàu thì tăng trưởng rất lẹt đẹt, ngành công nghiệp nguy cơ tụt hậu mất dần vai trò nền tảng quốc gia...

Đầu tư nâng cao kỹ thuật công nghệ, tay nghề, tái cơ cấu nền kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Nâng cao năng lực quản trị, tổ chức quản lý, đây là vấn đề bức thiết. Thay đổi các thói quen làm mất thời gian, sâu hơn nữa là văn hoá doanh nghiệp.

Chỉ cần loại bỏ một vài nguyên nhân lãng phí sao cho hoàn thành một việc hết ít thời gian hơn, hay trong cùng một thời gian làm nhiều việc hơn, nhiều sản phẩm hơn, từ đó cải thiện đời sống người lao động sẽ tạo động lực tăng năng suất lao động, sản phẩm ra đúng với thời điểm thị trường cần.

“Chúng ta vẫn bi quan cho rằng năng suất lao động thấp chủ yếu do người lao động trình độ kỹ năng thấp, công nghệ kỹ thuật máy móc lạc hậu nhưng có một ưu thế ít ai đề cập là trình độ lành nghề xét về cá nhân lao động Việt Nam không thua kém so với thế giới. Giá cả thị trường cũng không phải là vấn đề lớn vì doanh nghiệp kiểm soát được điều này", ông Hưng nói.

Liên kết, hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội ngành nghề cũng là cách để học hỏi, đào tạo nguồn nhân lực, nhằm tăng năng suất lao động. Từ trước đấn nay ngành chế biến gỗ chủ yếu học hỏi kiểu cây nhà là vườn là chính, cần được đào tạo bài bản hơn để theo kịp dây chuyền tự động, cần có các trung tâm dạy nghề. 

Ngành chế biến gỗ Việt nam học hỏi rất nhiều từ Đài Loan, biết được sản xuất công nghiệp là gì. Hiệp hội chế biến gỗ Đài Loan đã tặng 20 máy chế biến gỗ trị giá hơn 100 ngàn USD.

Ông Michael Chang, Chủ tịch Hiệp hội máy chế biến gỗ Đài Loan, một hiệp hội đã làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian dài, và đang nỗ lực tạo nên một trung tâm chế biến gỗ Đài Loan tại TP. HCM cho biết, đến Việt Nam từ 1990, thời gian đó công việc của ông là bán máy chế biến gỗ, cho đến hôm nay, Việt Nam đã đứng thứ nhất Đông Nam Á, thứ nhì châu Á về xuất khẩu gỗ.

Hiệp hội chế biến gỗ Đài Loan có 260 thành viên phục vụ cho thị trường Việt Nam, trong đó có 210 thành viên ở miền trung Đài Loan. 

Giải pháp nào để tăng năng suất lao động?
Triển lãm quốc tế Vietnam Wood và Furnitec 2019 về công nghiệp chế biến gỗ và công cụ phụ kiện ngành gỗ

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang khá trầm trọng, thị trường đang chậm lại. Đối với Đài Loan, Mỹ - Trung là thị trường lớn nhất, nên bị ảnh hưởng lớn. Chế biến gỗ là đầu tư lâu dài, ai cũng không muốn thị trường chậm lại, nên thị trường Việt Nam bây giờ và năm năm tới sẽ phát triển rất mạnh.

Tuy nhiên, điểm yếu thị trường Việt Nam là thiếu lao động chất lượng cao, chính phủ Việt Nam phải làm thế nào để giữ ổn định mức giá lao động. Thị trường máy chế biến gỗ Việt Nam đứng thứ ba ở Đài Loan nhưng gần đây giảm do mua từ Trung Quốc vì giá rẻ hơn. 

"Chúng tôi đang cố gắng làm ra máy hiện đại, thông minh hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam. Chính phủ Đài Loan rất ủng hộ Hiệp hội chế biến gỗ Đài Loan, giúp thành lập những dây chuyền tự động hoá trong chế biến gỗ. Tôi có dây chuyền tự động hoá ở Argentina và Đài Loan. Mỗi ngày tôi có thể biết dây chuyền hoạt động từ Argentina vận hành ra sao, có gì cần can thiệp ngay.", ông Michael Chang nói.

Trong triển lãm này, Hiệp hội chế biến gỗ Đài Loan giới thiệu 3 dây chuyền tự động hoá cho ván sàn, từ khâu đưa gỗ vào, chà nhám, làm sạch bụi, năng suất 860 m2/ngày. Trước đây phải dùng 7 người, sau khi tự động hoá chỉ cần 3 người, công suất tăng 30%. Hệ thống tự động thứ hai tiết kệm 50% nhân lực, năng suất tăng 30%. Hệ thống tự động thứ ba năng suất mỗi ngày 10 ngàn m2. 

Dây chuyền dành cho ván tấm sau 4 giờ có thể giao hàng được. Đài Loan hiện có 10 dây chuyền sản xuất gỗ tự động, đây là tương lai của ngành gỗ, sau tự động hoá là công nghiệp 4.0. 

Từ cơ khí hoá, sản xuất số lượng lớn, tự động hoá, đến bây giờ là sản xuất ảo. Công nghệ 4.0 giúp kiểm soát được sản xuất bất cứ lúc nào cần, kiểm soát được dây chuyền dù ở bất cứ nơi đâu. 

Hiệp hội Đài Loan cũng vận động tài trợ TP. HCM để mở trung tâm máy móc, HAWA sẽ phối hợp trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM, cố gắng tạo nên một trung tâm chế biến gỗ Đài Loan tại TP. HCM, để xây dựng nguồn nhân lực cho ngành kỹ nghệ gỗ và trang trí nội thất.

Bài học từ doanh nghiệp

Ông Nguyễn Hoài Bảo, CEO Scansia Pacific chia sẻ mô hình “cải tiến năng suất - kinh nghiệm từ Scansia Pacific” với những bài học rất thiết thực.

Hiện ngành chế biến gỗ tập trung Outdoor và Indoor, thị trường chính là châu Âu, Asean, đòi hỏi rất cao về chất lượng. Công thức năng suất lao động = Đầu ra - số lao động, dẫn đến giải pháp đầu tiên là giảm số lao động thường nằm trong tầm tay. Nhưng việc cải tiến năng suất, phục hồi từng công đoạn, làm sao máy chạy nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, môi trường làm việc tốt hơn mới là cách thiết thực nhất để tăng năng suất. Scansia Pacific đã lập chiến lược rất chi tiết để giúp người lao động tăng năng suất.

Cấp độ một, về thao tác, phải bảo đảm nguồn nguyên liệu nhất quán, đơn giản hoá công việc cho lao động ở đầu vào. Vì gỗ của Việt Nam đủ mọi nguồn, đưa vô máy kẹt phôi do chất liệu gỗ khác nhau, đòi hỏi gỗ đầu vào phải chuẩn, bề mặt phôi phải đều. Đây là cải tiến tăng năng suất tổng thể, tất cả mặt gỗ đẹp đều quay về một hướng. Trước đây người lao động phải làm quá nhiều việc, vừa lựa chất lượng vừa sản xuất, giờ chỉ cần cho gỗ vào máy. Kiểm soát năng suất đầu vào, làm sao cho máy chạy liên tục, mỗi công nhân đứng 2 - 3 máy thay vì 1 máy như trước đây.

Về chế tạo máy, phải chọn chi tiết nào số lượng nhiều, chuyên môn hoá nó để tăng năng suất. Máy móc thay đổi công nghệ, nâng cấp liên tục. Quan trọng nhất là thay đổi suy nghĩ, làm hàng ngoài trời, công nghệ cơ bản nhất là nhúng, treo, tận dụng công nghệ cán dầu cho những mặt hàng cần nhúng, treo. Mỗi máy công suất gấp đôi gấp ba, tiết kiệm về diện tích nhà xưởng rất nhiều.

Đầu tư công nghệ sơn UV thay vì phun như trước đây, đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Sơn UV thực ra rất độc hại, bụi ảnh hưởng chất lượng bề mặt, do đó phải xây một nhà xưởng khép kín để không bị khí thải ra ngoài. Về máy đo độ ẩm, gỗ tràm rất bất thường, đo độ ẩm rất khó, phải đầu tư máy đo tự động, giúp cho phôi đều hơn. Ngày xưa đo tay 4-6 cây/phút, với máy đó này tăng gần 80%.

Về môi trường làm việc, phải giữ ngăn nắp, vị trí làm việc gọn gàng, ánh sáng đầy đủ, không bụi bặm, không ô nhiễm, an toàn, có hộp đựng đồ ghi rõ từng dụng cụ… sẽ tập trung công việc hơn.

Cấp độ 2 là kết nối nhiều công đoạn với nhau, thay thế bằng băng tải, giảm thời gian di chuyển, kiểm soát về năng suất nhờ hoạt động nhịp nhàng cùng lúc. Ra phôi cắt băng tải, bào cuốn, đo ẩm, bào 4m bằng băng chuyền hết. Gộp những công đoạn gần chức năng lại với nhau, chuyền ráp.

Cấp độ 3 là kết nối toàn công ty. Sự kiểm soát đồng bộ rất quan trọng trong toàn nhà máy, phải có thống kê. Trước đây mạnh ai nấy làm, không quan tâm đến bộ phận khác. Làm sao thông tin được chia sẻ từng nhà xưởng riêng, để biết chắc đến ngày đi hàng là hàng nằm trong kho. Mỗi chốt đều phải có thống kê, tạo thành hệ thống kiểm soát tồn kho để biết hàng tồn đóng gói, hàng tồn trước sơn. 

Để vẽ bản đồ này phải có số liệu, từ tồn kho sẽ lên được kế hoạch, theo dõi hoàn thành kế hoạch. Về kiểm soát, khi có số liệu sẽ biết cần làm gì, còn không có số liệu, bạ đâu làm đó. Kho thành phẩm cực kỳ quan trọng, nếu thiếu phải tăng ca nhồi ca kịp thời. Nhờ cải tiến, đi hàng đúng hẹn 100%, công nhân tăng năng suất 30%.

"Để áp dụng mô hình cải tiến này, mỗi công ty phải đánh giá nội lực là gì, thực trạng ra sao? Ưu tiên những nút thắt cổ chai cho cả công ty, không phải cổ chai cục bộ. Khi quyết định cải tiến rồi, phải bình tĩnh xem xét tất cả các yếu tố công nghệ, con người, dịch vụ, hậu mãi vì thị trường hiện nay có rất nhiều công nghệ khác nhau”, ông Bảo nhấn mạnh.

Sự nhầm lẫn giữa năng suất lao động và giá trị sản phẩm

Sự nhầm lẫn giữa năng suất lao động và giá trị sản phẩm

Leader talk -  5 năm
Sự nhầm lẫn giữa năng suất lao động và giá trị sản phẩm, lợi nhuận, giá trị thặng dư là một sai lầm phổ biến hiện nay, từ nhà hoạch định chính sách đến doanh nghiệp và địa phương.
Sự nhầm lẫn giữa năng suất lao động và giá trị sản phẩm

Sự nhầm lẫn giữa năng suất lao động và giá trị sản phẩm

Leader talk -  5 năm
Sự nhầm lẫn giữa năng suất lao động và giá trị sản phẩm, lợi nhuận, giá trị thặng dư là một sai lầm phổ biến hiện nay, từ nhà hoạch định chính sách đến doanh nghiệp và địa phương.
Thủ tướng: Năng suất lao động chưa 'bung' được là do tiền lương

Thủ tướng: Năng suất lao động chưa 'bung' được là do tiền lương

Tiêu điểm -  5 năm

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tiền lương chưa được vận hành linh hoạt theo cơ chế thị trường chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến năng suất lao động Việt Nam chưa "bung" được.

Huawei sa thải hơn 2/3 lao động nghiên cứu tại Mỹ vì danh sách đen

Huawei sa thải hơn 2/3 lao động nghiên cứu tại Mỹ vì danh sách đen

Quốc tế -  5 năm

Hơn 2/3 trong tổng số 850 lao động thuộc cơ sở nghiên cứu của Huawei tại Mỹ đã phải dừng làm việc sau khi nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc này bị đưa vào danh sách đen.

Hơn nửa số lao động Việt làm việc bán thời gian

Hơn nửa số lao động Việt làm việc bán thời gian

Tiêu điểm -  5 năm

ManpowerGroup đánh giá việc áp dụng nhiều loại mô hình làm việc như bán thời gian, cộng tác viên sẽ giúp doanh nghiệp Việt giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực, phát triển được đội ngũ nhân sự đa dạng.

Vẫn còn hàng triệu lao động thất nghiệp, sao phải tăng tuổi nghỉ hưu?

Vẫn còn hàng triệu lao động thất nghiệp, sao phải tăng tuổi nghỉ hưu?

Tiêu điểm -  5 năm

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu trong dự thảo bộ Luật Lao động sửa đổi đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận trái nhiều của các đại biểu Quốc hội.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  7 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  8 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  9 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.