Bữa trưa quyết định 'cuộc ly hôn 60 tỷ bảng' giữa Anh và EU
Thủ tướng Anh Theresa May sẽ cùng ăn trưa với chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào thứ Hai tới (4/12) để quyết định sự thành bại của Brexit.
Mối quan hệ kinh tế với Liên minh châu Âu hậu Brexit tiếp tục là bài toán chưa có lời giải với Vương quốc Anh.
Chính phủ Theresa May vẫn đang giữ lời hứa sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) khi Brexitchính thức diễn ra vào năm tới. Vị trí chính trị của vị thủ tướng là điều dễ hiểu nhưng nó không phải là yếu tố sẽ giải quyết tất cả. Mọi thứ đang nằm ở điều mà nước Anh muốn ràng buộc mình trong tương lai.
Dù ở lại liên minh thuế quan của EU hoặc tham gia vào một số phiên bản điều chỉnh khác hậu Brexit thì sẽ đều dẫn nước Anh tới một thỏa thuận tồi tệ hơn so với kịch bản là một thành viên đầy đủ lợi ích trong EU.
Dựa vào góc độ trên, nhiều người sẽ phải chấp nhận một sự thật rằng Brexit có thể là một bước đi sai lầm, một điều mà May và những đồng nghiệp không muốn.
So với những hạn chế trong liên minh thuế quan, việc bị rơi ra khỏi EU mà không có bất cứ một thảo thuận nào hậu Brexit là một điều còn tồi tệ hơn rất nhiều cho nước Anh.
Điều này sẽ ném quan hệ thương mại của Anh vào tình trạng hỗn loạn và gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế hàng đầu thế giới, chưa kể tới vấn đề hòa bình liên quan đến biên giới.
Theo quy định, các nước thành viên trong một liên minh thuế quan sẽ áp dụng mức thuế chung với các quốc gia ngoài liên minh và giao thương không thuế trong nội khối. Điều này được Bloomberg đánh giá là sẽ không duy trì thương mại trơn tru giữa Anh với EU cũng như không giải quyết vấn đề biên giới nhưng sẽ giúp phần nào khi các nhà xuất khẩu Anh cảm thấy nhẹ nhóm hơn khi biết rằng việc kinh doanh với EU sẽ không dừng lại.
Thế nhưng, liên minh thuế quan sẽ ngăn cản nước Anh tự tiến tới đàm phán những thỏa thuận mới, gạt bỏ đi một trong những lợi ích cơ bản của Brexit. Trong viễn cảnh tệ hơn, Anh sẽ bị ràng buộc bởi những thỏa thuận thương mại trước đó của EU với bên thứ ba dù không hề có sự tham gia biểu quyết cũng như không nhận được sự đảm bảo chia sẻ lợi ích đối ứng.
Việc quyết định ra khỏi EU chưa hẳn đã kết thúc khi nước Anh còn đang phải đứng trước nhiều sự lựa chọn cho tương lai dài hơi và điều này dường như đang tạo ra tâm lý chần chừ.
Hồi giữa tháng Ba vừa qua, ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã yêu cầu nước Anh làm rõ những mong muốn của mình về quan hệ hợp tác kinh tế trong tương lai cũng như biến các bài phát biểu thành hiệp ước cụ thể.
Không chỉ tìm cách đạt được mối quan hệ thương mại tốt đẹp nhất với EU, Anh còn cho thấy những động thái mong muốn gia nhập TPP sau khi rút khỏi khối này hồi đầu tháng Một.
Bất chấp không khí ảm đạm từ Brexit, đồng Bảng Anh gần đây vẫn trên đà tăng tiểm, trở thành đồng tiền có diễn biến tốt nhất trong năm khi tăng 6% so với đồng USD và 3% so với đồng Euro.
Thủ tướng Anh Theresa May sẽ cùng ăn trưa với chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào thứ Hai tới (4/12) để quyết định sự thành bại của Brexit.
Mùa thu năm 2017 đánh dấu hai sự kiện bẽ bàng của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đó chẳng là gì so với việc Anh sẽ rời EU.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.