Khởi nghiệp
'Bàn tay Midas' của Mekong Capital
Triết lý đầu tư của Mekong Capital dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau trong đó bao gồm cách quản trị doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp, song điều quan trọng là công ty phải có sẵn một nền tảng vững chắc cùng lợi nhuận thực.
Khu vực Đông Nam Á đang trở thành "điểm nóng" thu hút sự chú ý của các công ty đầu tư mạo hiểm đến từ các khu vực khác trên toàn cầu.
Theo số liệu của Bureau Van Dijk, trong 7 tháng đầu năm 2019, khoảng 2,62 tỷ USD đã được cam kết để đầu tư vào các kỳ lân và những startup tiềm năng trong khu vực.
Tại thị trường Việt Nam, số tiền rót vào các startup đã tăng lên mức kỉ lục 1,6 tỉ USD vào năm 2018, gấp 4 lần so với năm 2017. Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và Malaysia và chỉ xếp sau Indonesia về số vốn đã nhận từ các quỹ.
Fintech, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, y tế là những lĩnh vực được đánh giá là rất triển vọng, khi ngày càng có nhiều startup nhận vốn đầu tư lớn.
Chẳng hạn gần đây, VNPay - startup trong lĩnh vực thanh toán điện tử gọi vốn 300 triệu USD từ Softbank và GIC. VNPay là giải pháp thanh toán cho phép khách hàng sử dụng tính năng QR Pay được tích hợp trong ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng trên điện thoại di động và quét mã VNPAY để thanh toán giao dịch.
Trước đó, cũng trong lĩnh vực Fintech, ví điện tử Momo đã huy động được gần 100 triệu USD qua hai vòng gọi vốn năm 2016 và 2018.

Dù thị trường bùng nổ, song Mekong Capital - quỹ đầu tư đã có mặt tại Việt Nam gần 2 thập kỷ lại nghĩ khác.
"Một số mô hình công nghệ tỏ ra không có hiệu quả", ông Chris Freund, Tổng giám đốc Mekong Capital nhận định và cảnh báo về các "bong bóng" startup tại Đông Nam Á.
Freund đưa ra một ví dụ startup siêu ứng dụng - Grab. Dù Grab hiện đang dẫn đầu thị trường nhưng chưa có lãi. "Tôi không rõ họ sẽ làm thế nào để họ có lãi... Bởi nếu nguồn vốn mạo hiểm cạn kiệt, cả ngành công nghiệp này sẽ sụp đổ".
Quan điểm của Chris Freund không phải không có lý.
Đầu tháng 9 vừa qua, WeWork - một trong những startup công nghệ được định giá cao nhất thế giới đã tuyên bố hoãn vô thời hạn kế hoạch IPO sau khi công bố các báo cáo kết quả kinh doanh yếu kém. Định giá của công ty đã bốc hơi một nửa, từ 47 tỷ USD xuống còn 20 tỷ USD. Softbank, nhà đầu tư rót vốn nhiều nhất cho WeWork đứng trước nguy cơ phải trích lập dự phòng cho khoản thua lỗ hàng tỷ USD.
Ngay đến startup công nghệ khả quan nhất hiện nay là Airbnb cũng xuất hiện những vấn đề. Được định giá 31 tỷ USD, nhưng số liệu mới nhất cho thấy starup này đang thua lỗ lên đến 306 triệu USD trong quý 1/2019, gấp đôi so với cùng kỳ.
Nguyên nhân của việc này được cho là Airbnb phải đổ một số tiền lớn chi cho marketing trước thềm khả năng IPO vào năm 2020. Dự kiến, chi phí marketing trong năm tài chính 2018 của công ty có thể lên tới 1,1 tỷ USD. Những chiến dịch “đốt tiền” của WeWork, Lyft hay Uber đang khiến các nhà đầu tư hoài nghi về tính hiệu quả của các startup công nghệ.
Khẩu vị riêng
So với các quỹ đầu tư khác trên thị trường, danh mục đầu tư của Mekong Capital ở Việt Nam không phải quá lớn, chỉ khoảng 112 triệu USD, mặc dù vậy, quỹ này có chiến lược riêng để mang về hiệu quả sinh lời ấn tượng.
Trong quá khứ, Mekong Capital có đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Quỹ này rót vốn vào Thế giới di động tháng 5/2017, khi công ty này mới chỉ có 7 cửa hàng bán di động nhỏ lẻ. Đến khi Mekong thoái vốn vào tháng 1/2018, Thế giới di động trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hệ thống 2.000 cửa hàng trên toàn quốc. Khoản đầu tư của Mekong Capital đã sinh lời đến 57 lần.
Thành công tại Thế Giới Di Động cho thấy không nhất thiết phải là các công ty khởi nghiệp công nghệ mới mang về hiệu quả sinh lời cao. Đồng thời, nó cũng mang tới những gợi ý cho chiến lược đầu tư dài hạn của Mekong Capital.
Chris Freund chia sẻ, ban đầu, Mekong Capital đầu tư vào nhiều lĩnh vực bao gồm công nghiệp chế tạo, bất động sản, công nghệ thông tin và tiêu dùng. Tuy nhiên, quỹ hiện tại tập trung vào các công ty tiêu dùng, có khả năng mở rộng thành chuỗi.
Triết lý đầu tư của Mekong Capital dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau trong đó bao gồm cách quản trị doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp, song điều quan trọng là công ty phải có sẵn một nền tảng vững chắc cùng lợi nhuận thực.
Năm 2008, Mekong Capital rót vốn vào Golden Gate, công ty quản lý chuỗi ẩm thực nổi tiếng như Vuvuzela, Kichi-Kichi, Gogi House, Beer Station… Đến khi thoái vốn vào năm 2014, Mekong Capital thu về khoản lời gấp 9 lần. Bản thân Golden Gate đã phát triển thành hệ thống ẩm thực lớn nhất Việt Nam với 69 cửa hàng và 11 nhãn hiệu khác nhau.

Đến năm 2017, Mekong tiếp tục tạo dấu ấn trên thị trường bằng khoản đầu tư vào F88. Đây được xem là quyết định khá táo bạo bởi dịch vụ cầm đồ xưa nay được xem là khá nhạy cảm, bị xã hội nhìn nhận như dạng cho vay nặng lãi. Lợi nhuận của các tiệm cầm đồ có thể là tín hiệu không vui cho các nền kinh tế bởi chúng kinh doanh hiệu quả nhờ tận dụng sự khó khăn về tài chính của các hộ gia đình.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, thị trường cầm đồ tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng. Theo báo cáo của Stoxplus, cả nước có khoảng 30.000 cửa hàng cầm đồ với quy mô tín dụng tiêu dùng đạt xấp xỉ 10 tỷ USD. Con số trên mới chỉ dựa vào dữ liệu của các ngân hàng và 17 công ty tài chính, vẫn còn một khoản tín dụng khổng lồ từ thị trường chợ đen chưa được tính đến.
Rõ ràng, nhu cầu vay vốn nhanh và đơn giản là rất lớn. Chưa kể, nhìn ra Đông Nam Á, mô hình dịch vụ cầm đồ khá thành công. Chẳng hạn, cầm đồ của Thái Lan ước tính có giá trị khoảng 5,3 tỉ USD vào năm 2013. Còn theo ghi nhận của hãng Reuters, biên lợi nhuận trước thuế của chuỗi cầm đồ Money Max của Singapore là hơn 30%, khá cao khi so sánh với các lĩnh vực kinh doanh tài chính khác.
Mekong Capital đã đặt mục tiêu đến năm 2021, F88 sẽ trở thành công ty cầm đồ số 1 tại Việt Nam về thương hiệu, thị phần với việc sở hữu chuỗi 300 cửa hàng trên 63 tỉnh thành. Hiện tại, F88 mới có 100 cửa hàng và mục tiêu này còn bị thách thức trước sức ép của những công ty cho vay tiêu dùng khác đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường.
Ở ngành dịch vụ hậu cần, Mekong Capital cũng khá linh hoạt khi rót vốn vào Nhất Tín, một công ty logistics còn non trẻ, với kỳ vọng các công ty sẽ có cơ hội tăng trưởng nhanh nếu cung cấp dịch vụ chất lượng, tin cậy, sáng tạo. Nhất Tín cũng cho thấy năng lực nhất định khi là đối tác chiến lược của Thế Giới Di Động, FPT Shop, PSD, DHL, Samsung, LG, Sony... từ trước khi bắt tay với Mekong Capital.
Chiến lược của Mekong Capital tỏ ra phù hợp với thị trường Việt Nam khi lịch sử đầu tư cho thấy rất nhiều doanh nghiệp Mekong Capital “đưa tay” vào đều ra vàng giống như bàn tay của vua Midas chạm vào đâu cũng thành vàng.
Những khoản tiền Mekong Capital rót vào Thế Giới Di Động, Golden Gate, Traphaco, Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận, Vietnam Australia International School... đều đạt mức sinh lời cao.
Bài viết đã được đăng tải trên đặc san DOANH NHÂN VIỆT: VÌ MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG. Để đặt mua, xin liên hệ Toà soạn TheLEADER.
Hà Nội: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ - Điện thoại: 024 3244 4359
TP. HCM: 102D Lê Thị Riêng (Lầu 6), phường Bến Thành, Quận 1 - Điện thoại: 08867 08817
Khẩu vị đầu tư của Mekong Capital
Mekong Capital đầu tư vào Pizza 4P’s
Pizza 4P’s là công ty thứ 9 được công bố bởi quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund III.
Chuỗi bán lẻ dược phẩm Pharmacity nhận vốn từ Mekong Capital
Giá trị khoản đầu tư chưa được tiết lộ, nhưng theo thông lệ của Quỹ Mekong Enterprise Fund III thuộc Mekong Capital, thường quỹ này sẽ bỏ ra từ 8 đến 15 triệu USD để đầu tư vào mỗi doanh nghiệp.
Chuỗi bán lẻ đệm do Mekong Capital rót vốn tăng tốc mở 200 cửa hàng
Nhà sáng lập Vua Nệm, ông Hoàng Tuấn Anh không giấu tham vọng trở thành Thế Giới Di Động trong ngành phân phối đệm.
Mekong Enterprise Fund II hoàn tất thoái vốn tại Thế Giới Di Động, lãi 56 lần
Khoản đầu tư vào Thế Giới Di Động mang về gần 200 triệu USD, gấp 57 lần giá trị đầu tư của quỹ Mekong Enterprise Fund II.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.