Bằng mọi cách phải bình ổn giá xăng dầu

An Chi Thứ tư, 16/03/2022 - 17:27

Nếu đã sử dụng hết các công cụ thuế phí mà vẫn không kìm được đà tăng của giá xăng dầu, để kiềm chế lạm phát, cứu nền kinh tế và hỗ trợ được người dân, theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Chính phủ sẽ phải áp dụng thêm các chính sách an sinh xã hội.

Thị trường xăng dầu trong nước đang đứng trước khó khăn kép từ dịch bệnh và tình hình bất ổn trên thế giới

Giảm thuế bảo vệ môi trường chỉ là giải pháp tình thế

Trả lời tại phiên chất vất của Quốc Hội sáng 16/3, Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, vấn đề cân đối nguồn cung và giảm giá xăng dầu trong nước đang đứng trước khó khăn kép từ dịch bệnh và tình hình bất ổn trên thế giới. 

Bộ Công thương đã phối hợp với Bộ Tài chính để điều hành linh hoạt, sử dụng hiệu quả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, nhờ đó biên độ tăng giá xăng dầu Việt Nam (từ 29-40%) thấp hơn so với thế giới, tăng từ 40-60% tùy mặt hàng.

Tuy nhiên hiện nay, dư địa điều chỉnh của quỹ bình ổn giá không còn nhiều. Do đó, hai bộ đã chủ động tham mưu cho Chính phủ, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu để giảm giá. 

Trước ý kiến của đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là chưa thực sự hợp lý, đây là loại hàng hoá gây ô nhiễm cao, trong khi đó, nếu chọn loại thuế phí sẽ khác không phát sinh nghịch lý này, ông Diên đồng ý rằng chưa thấy cơ sở khoa học để định giá mức thuế môi trường 4.000 đồng, với xăng, Song đây là giải pháp tình thế quan trọng hiện nay.

Giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu: Ngân sách có thực sự chịu thiệt?

Bà Mai cho rằng, tại các quốc gia điều tiết giá xăng dầu đều chọn giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, hay thuế nhập khẩu... Trong khi đó, tại Việt Nam, mỗi lít xăng đến tay người tiêu dùng phải cõng hơn 40% là thuế, phí, do đó giảm các loại thuế phí này là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công thương, nếu chọn giảm sắc thuế khác, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, phải tới tháng 5 mới có thể thông qua và tháng 6 và tháng 7, nghị quyết Quốc hội mới có hiệu lực.

"Với bối cảnh cấp bách khi quỹ bình ổn không còn, thuế không được giảm thì làm sao hạ giá, trong khi giá thế giới vẫn tăng? Để xử lý tình huống, nhanh nhất là giảm thuế bảo vệ môi trường, vì đây là thẩm quyền quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trong lúc khó khăn chúng ta giải quyết như vậy để cấp bách giảm giá, cứu nền kinh tế và hỗ trợ được người dân", ông Diên nói.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Công thương, bộ sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường. Nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao, bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế, phí.

Nếu đã sử dụng hết các công cụ thuế phí mà vẫn không kìm được giá xăng dầu, để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, sẽ phải áp dụng các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, bộ trưởng nhấn mạnh.

"Dứt khoát phải làm chủ nguồn cung từ xăng dầu sản xuất trong nước"

Để bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp cũng như bảo đảm an ninh kinh tế đất nước, ông Diên cho rằng, diễn biến xăng dầu thế giới vừa qua cho thấy nếu không có một chiến lược, giải pháp căn cơ thì trong tương lai, mặt hàng này còn gặp nhiều khó khăn.

Theo đó hai giải pháp quan trọng nhất là Việt Nam cần hoàn thiện đề án chiến lược về dự trữ xăng dầu và đẩy mạnh năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa khai thác, vừa chế biến xăng dầu.

Hiện nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn do PVN làm chủ đầu tư, nhưng công suất chỉ có 6,5 triệu tấn/năm. Theo ông Diên, nhà máy này cần tiếp tục nâng công suất hoặc ít nhất là duy trì công suất thiết kế để giữ nguồn cung cho xăng dầu trong nước.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giảm thuế môi trường của xăng dầu

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan, đặc biệt là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tham mưu các cấp có thẩm quyền giải quyết một cách triệt để những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của liên danh Lọc hóa dầu Nghi Sơn để đơn vị này phải giữ được cam kết ban đầu là cung cấp cho thị trường lượng xăng dầu nội địa từ 35-40% trong kỳ.

Về giải pháp trước mắt, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo tăng sản xuất trong nước, tăng nhập khẩu để đảm bảo đủ lượng cung hàng trong 2-3 tháng. Tuy nhiên, trong dài hạn, phải làm chủ xăng dầu sản xuất trong nước. Hiện sản xuất trong nước khoảng 13 triệu m3, trong khi tổng nhu cầu cả nước khoảng 21 triệu m3 và phần thiếu phải nhập khẩu.

Chính phủ đã làm việc, yêu cầu PVN khẩn trương xây dựng thêm một nhà máy lọc dầu tại Vũng Tàu. Nếu có thêm 10 triệu m3 xăng dầu từ nhà máy này, cộng với 13 triệu m3 từ hai nhà máy lọc dầu hiện nay, tổng cộng là 23 triệu m3, hoàn toàn đảm bảo đủ nguồn cung ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, giảm phụ thuộc nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tăng khai thác dầu thô, hiện mới đáp ứng được 50% dầu thô phục vụ sản xuất xăng dầu. Một số bất cập trong điều hành khoan thăm dò cũng sẽ được cơ quan quản lý nghiên cứu, điều chỉnh để khi khoan được dầu sẽ phục vụ cho sản xuất, không xuất khẩu.

Giải pháp thứ hai, Bộ Công thương sẽ tham mưu cho Chính phủ nghiên cứu tăng cường hơn nữa Quỹ Bình ổn xăng dầu theo cơ chế trích lập giá xăng dầu bán ra thị trường trong kỳ.

Trong tương lai Bộ Công thương sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, nâng quy mô của quỹ bình ổn, xem xét tạo nguồn quỹ này như thế nào, từ ngân sách hay là việc trích lập trên trên mỗi lít xăng dầu để có thể có được nguồn quỹ bình ổn đúng nghĩa, tuân thủ quy luật thị trường. Muốn giữ được giá thì phải có quỹ bình ổn.

Theo ông Diên, hiện Việt Nam có dự trữ quốc gia nhưng với số lượng ít, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu 5-7 ngày. Nguồn này chỉ dùng trong tình huống đặc biệt, chứ không đưa ra trong bối cảnh như hiện nay. Do đó, bộ sẽ tham mưu cho các cấp có thẩm quyền tăng mức dự trữ này lên, để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong 1-2 tháng.

Một bất cấp khác, hiện 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu hiện nay vừa phải dự trữ lưu thông doanh nghiệp, vừa có nhiệm vụ dự trữ lưu thông quốc gia.

Theo cơ chế hiện nay, hoạt động xăng dầu phải có dự trữ quốc gia, nhưng quốc gia chưa có hệ thống kho riêng, vì thế hiện đang giao việc dự trữ này cho các doanh nghiệp đầu mối. Đây là cơ chế bất hợp lý. 

Do đó, nếu sớm có cơ chế tách bạch dự trữ quốc gia và dự trữ xăng dầu thì việc vận hành giá và nguồn cung sẽ tốt hơn. "Trong bối cảnh thế giới thế này phải dự trữ nhiều hơn bằng sản phẩm, lúc khó mới có cái dùng", ông Diên nhấn mạnh.

Không dễ giảm nhiệt đà tăng của giá xăng dầu

Không dễ giảm nhiệt đà tăng của giá xăng dầu

Tiêu điểm -  2 năm
Theo nhiều chuyên gia, trong bối canh giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng cao, nếu chỉ sử dụng các giải pháp như hiện nay là không đủ để giảm giá xăng dầu trong nước.
Không dễ giảm nhiệt đà tăng của giá xăng dầu

Không dễ giảm nhiệt đà tăng của giá xăng dầu

Tiêu điểm -  2 năm
Theo nhiều chuyên gia, trong bối canh giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng cao, nếu chỉ sử dụng các giải pháp như hiện nay là không đủ để giảm giá xăng dầu trong nước.
Không dễ giảm nhiệt đà tăng của giá xăng dầu

Không dễ giảm nhiệt đà tăng của giá xăng dầu

Tiêu điểm -  2 năm

Theo nhiều chuyên gia, trong bối canh giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng cao, nếu chỉ sử dụng các giải pháp như hiện nay là không đủ để giảm giá xăng dầu trong nước.

Giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu: Ngân sách có thực sự chịu thiệt?

Giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu: Ngân sách có thực sự chịu thiệt?

Tiêu điểm -  2 năm

Theo Bộ Tài chính, việc giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường cho mỗi lít xăng dầu như hiện nay có thể khiến ngân sách chịu thiệt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức giảm này vẫn còn thấp, thậm chí “không thấm vào đâu”.

Giá xăng dầu đạt đỉnh khiến CPI tăng mạnh 1%

Giá xăng dầu đạt đỉnh khiến CPI tăng mạnh 1%

Tiêu điểm -  2 năm

Sau 2 lần điều chỉnh tăng mạnh trong tháng 2, giá xăng có loại đã đạt đỉnh 17 năm qua, dẫn đến nhiều hàng hóa, dịch vụ đang dần đắt đỏ hơn.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giảm thuế môi trường của xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giảm thuế môi trường của xăng dầu

Tiêu điểm -  2 năm

Liên Bộ Tài chính - Công thương được giao nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, báo cáo Thủ tướng trước ngày 28/2.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  16 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  17 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  17 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.