Sở hữu trí tuệ

Trung Quốc tiếp tục có nhiều vấn đề về sở hữu trí tuệ nhất thế giới

Hường Hoàng Thứ hai, 04/07/2022 - 11:24

Năm 2022, Argentina, Chile, Ấn Độ, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Venezuela vẫn tiếp tục nằm trong Danh sách Theo dõi Ưu tiên của Báo cáo đặc biệt 301 của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có nhiều vấn đề về và nhiều vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) nhất trên thế giới.

Trung Quốc là một trong những quốc gia bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách theo dõi ưu tiên về sở hữu trí tuệ trong nhiều năm (Ảnh: Tạp chí Pháp Lý)

Những thách thức và vấn đề trong hệ thống luật về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc

Năm 2021, Trung Quốc đã ban hành các sửa đổi đối với Luật Sáng chế, Luật Bản quyền và Luật Hình sự, cũng như các biện pháp khác nhằm giải quyết vấn đề bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Mặc dù những sửa đổi này rất được ủng hộ, luật SHTT của Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề khiến cho các chủ sở hữu quyền lo ngại, chẳng hạn như: tính đầy đủ của luật sửa đổi, cách thức triển khai những sửa đổi này sao cho hiệu quả, vấn đề về việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu, vấn đề về hàng giả và vi phạm bản quyền trực tuyến.

Theo Báo cáo đặc biệt 301, Trung Quốc cần thực hiện một số thay đổi cơ bản và cần thiết để cải thiện tình hình SHTT ở quốc gia này. Đặc biệt, Trung Quốc cần phải giải quyết những kênh thực thi luật còn yếu kém, cũng như sự thiếu minh bạch và thiếu độc lập về tư pháp.

Những tuyên bố của quan chức Trung Quốc về việc nước này muốn gắn chặt hoạt động thực thi quyền SHTT với sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Trong một đề cương vào tháng 9/2021 về các mục tiêu SHTT trong giai đoạn 2021-2035, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện nhấn mạnh rằng hệ thống luật về SHTT phải phục vụ cho nhu cầu phát triển theo định hướng đổi mới trong nước và nhấn mạnh rằng SHTT là “nguồn lực chiến lược” của Trung Quốc trong cạnh tranh quốc tế.

Đề cương cũng kêu gọi xây dựng Trung Quốc thành một địa điểm tối ưu trong việc xử những vụ kiện về SHTT quốc tế. Vào tháng 10/2021, Trung Quốc đã đưa ra một bản kế hoạch 5 năm nhấn mạnh rằng “các công nghệ lõi quan trọng”, “mang tính bản địa” và “độc lập” có vai trò cực kỳ quan trọng đối với an ninh quốc gia. Trong một bài viết vào đầu năm 2021, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đưa ra ý kiến rằng các tòa án quốc gia cần phải phục vụ những mục tiêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính sách công nghiệp của nước này.

Những tuyên bố này khiến cho nhiều người lo lắng rằng Trung Quốc sẽ gây áp lực, yêu cầu các cá nhân hoặc công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc, đồng thời các chủ sở hữu quyền nước ngoài ở Trung Quốc có được bảo vệ và thực thi quyền SHTT một cách công bằng hay không. 

Theo Báo cáo đặc biệt 301, Trung Quốc phải cung cấp một sân chơi bình đẳng trong hoạt động bảo vệ và thực thi quyền SHTT, đồng thời tất cả các cấp chính quyền của nước này không được yêu cầu hoặc gây áp lực đối với những nhà chủ sở hữu quyền nước ngoài phải chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc, mở cửa thị trường Trung Quốc cho đầu tư nước ngoài, đồng thời áp dụng các chính sách mở và định hướng thị trường.

Theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, đã được sửa đổi (19 U.S.C. § 2411) (Mục 301), Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã và đang hành động để giải quyết hàng loạt các hành vi, chính sách không công bằng và có hại của Trung Quốc và các thông lệ liên quan đến chuyển giao công nghệ, SHTT và đổi mới. USTR cũng đã thành công theo đuổi các thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để giải quyết những hành vi li-xăng phân biệt đối xử. 

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký Hiệp định Kinh tế và Thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc (Hiệp định Giai đoạn Một) vào tháng 1 năm 2020, bao gồm các cam kết giải quyết nhiều mối quan ngại lâu nay trong các lĩnh vực bí mật thương mại, bằng sáng chế, SHTT liên quan đến dược phẩm, nhãn hiệu, bản quyền, chỉ dẫn địa lý (GI) và chuyển giao công nghệ. Hoa Kỳ đã và đang theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện các cam kết của Trung Quốc.

Các hành vi, chính sách và thực tiễn của Trung Quốc liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và đổi mới

Vào năm 2018, USTR đã báo cáo rằng, cuộc điều tra của họ theo mục 301 cho thấy Trung Quốc theo đuổi một loạt các hành vi, chính sách và thực tiễn không công bằng và có hại liên quan đến chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ và đổi mới.

Trong đó, Trung Quốc yêu cầu nhiều quy định đòi hỏi hoặc gây áp lực cho các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, gây hạn chế đáng kể đối với các điều khoản cấp phép công nghệ, chỉ đạo hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước mua lại tài sản và các công ty nước ngoài để có được các công nghệ tiên tiến, tiến hành và hỗ trợ các hành vi xâm nhập trái phép và trộm cắp từ mạng máy tính của các công ty Hoa Kỳ để có được quyền truy cập trái phép vào các sở hữu trí tuệ.

Vào tháng 3 năm 2018, Hoa Kỳ đã khởi kiện lên WTO về việc Trung Quốc đã từ chối các chủ sở hữu bằng sáng chế nước ngoài trong việc thực thi quyền sáng chế đối với một đối tác liên doanh của Trung Quốc sau khi hợp đồng chuyển giao công nghệ kết thúc. Đồng thời nước này còn áp đặt các điều khoản hợp đồng bất lợi nhằm phân biệt đối xử và gây bất lợi cho các công nghệ nước ngoài nhập khẩu so với công nghệ của Trung Quốc

Các cuộc tham vấn diễn ra vào tháng 8 năm 2018 và một ban hội thẩm đã được thành lập để xét xử vụ việc theo yêu cầu của Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2018. Vào tháng 3 năm 2019, Trung Quốc đã thông báo rút lại việc thực thi một số biện pháp mà Hoa Kỳ đã phản đối trong đơn trình ban hội thẩm. Sau tuyên bố của Trung Quốc, ban hội thẩm của WTO đã để cho Hoa Kỳ và Trung Quốc trực tiếp đối thoại với nhau và tự giải quyết tranh chấp.

Là một phần của Thỏa thuận giai đoạn một, Trung Quốc đồng ý cho phép các doanh nghiệp Mỹ được tiếp cận hiệu quả vào các thị trường nước này mà không yêu cầu hoặc gây áp lực cho họ phải chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Trung Quốc cũng đồng ý rằng bất kỳ hoạt động chuyển giao hoặc cấp phép công nghệ nào của các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ cho các tổ chức và doanh nghiệp Trung Quốc phải dựa trên các điều khoản tự nguyện trên thị trường và được hai bên đồng ý.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ không hỗ trợ hoặc chỉ đạo các công dân hoặc doanh nghiệp nước này trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hay hoạt động mua lại công nghệ nước ngoài. Trong đó, những công nghệ này liên quan đến các lĩnh vực và ngành công nghiệp được Trung Quốc nhắm mục tiêu trong kế hoạch công nghiệp của nước này.

Ngoài ra, Trung Quốc cam kết rằng bất kỳ hoạt động thực thi luật và quy định nào của nước này đối với người dân Hoa Kỳ là khách quan, công bằng, minh bạch và không phân biệt đối xử. USTR sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để đánh giá liệu những cam kết này có dẫn đến những thay đổi trong cách ứng xử của Trung Quốc ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương hay không.

Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi về sở hữu trí tuệ của Mỹ

Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi về sở hữu trí tuệ của Mỹ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được Việt Nam rất quan tâm trong những năm gần đây. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi của Hoa Kỳ về công tác bảo hộ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ trên một số lĩnh vực.

Lợi ích của cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu thị trường

Lợi ích của cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu thị trường

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Để thành công, các nhà xuất khẩu phải đánh giá thị trường thông qua các nghiên cứu thị trường. Các nhà xuất khẩu tham gia nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu các cơ hội tiếp thị và những khó khăn ở từng thị trường nước ngoài, cũng như để nhận biết người mua và khách hàng tiềm năng. Và các cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ có thể đóng vai trò lớn trong hoạt động này.

Kiểm toán sở hữu trí tuệ - cơ hội để tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp

Kiểm toán sở hữu trí tuệ - cơ hội để tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Kiểm toán sở hữu trí tuệ mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn rõ ràng về tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp sở hữu. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được những cơ hội mới và tiềm năng cho các sản phẩm mới.

Tại sao cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi lập kế hoạch kinh doanh?

Tại sao cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi lập kế hoạch kinh doanh?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Kế hoạch kinh doanh là cơ chế nhằm đảm bảo rằng các nguồn lực hoặc tài sản của một doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả thông qua các hoạt động để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động lên kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  7 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  7 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  12 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  12 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  12 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  12 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.