Sở hữu trí tuệ

Khi quyền sở hữu trí tuệ bị sử dụng hết ở thị trường quốc tế

Tùng Anh Thứ hai, 04/07/2022 - 11:40

Quan điểm của một nước về hết quyền quốc tế và nhập khẩu song song có thể tác động đến xuất khẩu và chính sách giá.

Doanh nghiệp cần nắm rõ việc quyền sở hữu trí tuệ có bị sử dụng hết sau khi bán hàng hoá lần đầu trên thị trường quốc tế

Khi xây dựng chính sách xuất/nhập khẩu, các doanh nghiệp vẫn luôn băn khoăn về khả năng khách hàng tự ý tái nhập và bán ở thị trường nội địa sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài cũng như ảnh hưởng đến việc xuất khẩu và chiến lược giá cả.

Việc tham vấn ý kiến chuyên gia về vấn đề này là điều cần thiết. Doanh nghiệp phải biết được rằng, liệu quyền sở hữu trí tuệ có bị “sử dụng hết” sau khi bán hàng hóa lần đầu tiên trên thị trường quốc tế hay không.

Sử dụng hết quyền sở hữu trí tuệ là một loại hạn chế về quyền sở hữu trí tuệ. Nếu hàng hóa được bảo hộ sở hữu trí tuệ đã được doanh nghiệp bán hoặc do người khác bán với sự đồng ý của doanh nghiệp thì quyền sở hữu trí tuệ để khai thác thương mại đối với hàng hóa được cho là đã “hết”.

Đôi khi, hạn chế này còn được gọi là “học thuyết bán lần đầu” khi quyền khai thác thương mại đối với một sản phẩm cụ thể kết thúc cùng với việc bán sản phẩm lần đầu. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, hành vi bán lại, cho thuê, cho mượn hoặc các hình thức sử dụng thương mại sau đó của bên thứ ba sẽ không thuộc sự kiểm soát hoặc phản đối của doanh nghiệp.

Có một sự đồng thuận khá lớn rằng điều này áp dụng ít nhất là trong thị trường nội địa. Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kiểm soát các hành vi tiếp theo như bán lại, cho thuê hoặc cho mượn, tốt nhất là tiến hành li-xăng cho các quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mà không phải là bán sản phẩm. Điều này thường diễn ra đối với các sản phẩm phần mềm.

Hơn thế nữa, hầu hết các nước có hạn chế về “học thuyết bán lần đầu”, ví dụ, bằng cách ngăn cấm người mua băng cat-xét âm thanh và video, đĩa CD và DVD không được cho thuê hoặc cho mượn các sản phẩm đó vì mục đích thương mại một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Sử dụng hết quyền quốc tế

Có ít sự đồng thuận hơn về khả năng và mức độ liên quan đến việc bán hoặc khai thác thương mại một sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài cũng làm hết quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm này ở trong nước.

Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi về sở hữu trí tuệ của Mỹ

Vấn đề này liên quan đến việc nhập khẩu song song - nhập khẩu hàng hóa không thuộc kênh phân phối được nhà sản xuất thỏa thuận theo hợp đồng đối với sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Vì nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không có quan hệ hợp đồng với nhà nhập khẩu song song, sản phẩm nhập khẩu đôi khi được gọi là “grey market goods” (hợp pháp nhưng không chính thức) có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, cho dù đó chính là sản phẩm gốc. Chỉ có các kênh phân phối “song song” mới không được kiểm soát bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Sản phẩm được nhập khẩu song song có thể được đóng gói hoặc dán nhãn khác đi.

Dựa trên quyền nhập khẩu có được từ quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể cố gắng phản đối việc nhập khẩu hoặc tái nhập khẩu như vậy nhằm chia tách hoặc phân đoạn thị trường vì những lý do kinh doanh.

Tuy nhiên, việc tiếp thị sản phẩm bởi chủ sở hữu hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu ở nước ngoài sẽ dẫn đến sự hết quyền của tất cả các quyền sở hữu trí tuệ ở thị trường nội địa, do đó, quyền ngăn cấm nhập khẩu cũng sẽ bị hết. Nói cách khác, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không thể phản đối việc nhập khẩu sản phẩm vào một nước khác hoặc tái nhập khẩu vào nước sở tại nếu nó đã được bán lần đầu.

Do đó, nguyên tắc hết quyền có những tác động khác nhau, phụ thuộc vào việc nước nhập khẩu áp dụng chế độ hết quyền quốc gia, khu vực hoặc quốc tế. Khái niệm về hết quyền quốc gia không cho phép chủ sở hữu hoặc kiểm soát việc khai thác thương mại hàng hóa do chủ sở hữu quyền hoặc người được chủ sở hữu cho phép bán trên thị trường nội địa với điều kiện hàng hóa vẫn tồn tại trên thị trường nội địa.

Tuy nhiên, chủ sở hữu quyền (hoặc người nhận li-xăng hợp pháp) vẫn có thể phản đối việc nhập khẩu hàng hóa gốc được bán trên thị trường nước ngoài hoặc được xuất khẩu từ thị trường nội địa, dựa trên các quyền về nhập khẩu.

Trong trường hợp hết quyền khu vực, việc chủ sở hữu quyền hoặc người được chủ sở hữu cho phép bán sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lần đầu sẽ làm hết tất cả quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm không chỉ ở trong nước mà trong toàn khu vực. Việc nhập khẩu song song trong khu vực có thể không bị phản đối trên cơ sở quyền sở hữu trí tuệ nhưng có thể bị phản đối ở biên giới của khu vực với các nước không nằm trong khu vực đó.

Nếu một nước áp dụng nguyên tắc hết quyền quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ bị hết khi chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép bán sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ lần đầu bất kỳ đâu trên thế giới.

Các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc các đại diện sở hữu công nghiệp có thể cung cấp các hướng dẫn liên quan đến các quy định pháp lý đối với mỗi loại quyền sở hữu trí tuệ ở những nước mà doanh nghiệp quan tâm.

Tác động của hết quyền sở hữu trí tuệ đến xuất khẩu và chính sách giá

Nhiều doanh nghiệp áp dụng các mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm ở các thị trường khác nhau một phần phụ thuộc vào sức mua của người dân.

Do vậy, nếu một sản phẩm nhất định được sản xuất và bán bởi doanh nghiệp hoặc bởi công ty khác dựa trên một li-xăng do doanh nghiệp cấp, có thể được bán với một mức giá thấp hơn ở nước khác, và một người khác có thể mua sản phẩm này ở nước đó và nhập khẩu hoặc tái nhập khẩu sản phẩm này vào nước của doanh nghiệp.

Vì vậy, người nhập khẩu sẽ chào bán một sản phẩm do doanh nghiệp hoặc người nhận li-xăng từ doanh nghiệp với giá thấp hơn mức giá đang bán. Những hoạt động như vậy có thể chấp nhận được nếu nước của doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc hết quyền sở hữu trí tuệ quốc tế.

Do đó, quan điểm của một nước về hết quyền quốc tế và nhập khẩu song song có thể tác động đến xuất khẩu và chính sách giá.

Lựa chọn cách thức thâm nhập thị trường xuất khẩu

Lựa chọn cách thức thâm nhập thị trường xuất khẩu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm
Để thâm nhập vào một thị trường cụ thể, doanh nghiệp có thể chọn xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, liên doanh, li-xăng và xây dựng nhà máy sản xuất ở nước ngoài, tuy nhiên cần lưu ý về những rủi ro mà mỗi hình thức có thể mang lại.
Lựa chọn cách thức thâm nhập thị trường xuất khẩu

Lựa chọn cách thức thâm nhập thị trường xuất khẩu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm
Để thâm nhập vào một thị trường cụ thể, doanh nghiệp có thể chọn xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp, liên doanh, li-xăng và xây dựng nhà máy sản xuất ở nước ngoài, tuy nhiên cần lưu ý về những rủi ro mà mỗi hình thức có thể mang lại.
Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi về sở hữu trí tuệ của Mỹ

Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi về sở hữu trí tuệ của Mỹ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề được Việt Nam rất quan tâm trong những năm gần đây. Tuy vậy, Việt Nam vẫn tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi của Hoa Kỳ về công tác bảo hộ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ trên một số lĩnh vực.

Lợi ích của cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu thị trường

Lợi ích của cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu thị trường

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Để thành công, các nhà xuất khẩu phải đánh giá thị trường thông qua các nghiên cứu thị trường. Các nhà xuất khẩu tham gia nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu các cơ hội tiếp thị và những khó khăn ở từng thị trường nước ngoài, cũng như để nhận biết người mua và khách hàng tiềm năng. Và các cơ sở dữ liệu sở hữu trí tuệ có thể đóng vai trò lớn trong hoạt động này.

Kiểm toán sở hữu trí tuệ - cơ hội để tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp

Kiểm toán sở hữu trí tuệ - cơ hội để tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Kiểm toán sở hữu trí tuệ mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn rõ ràng về tài sản trí tuệ mà doanh nghiệp sở hữu. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được những cơ hội mới và tiềm năng cho các sản phẩm mới.

Tại sao cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi lập kế hoạch kinh doanh?

Tại sao cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi lập kế hoạch kinh doanh?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Kế hoạch kinh doanh là cơ chế nhằm đảm bảo rằng các nguồn lực hoặc tài sản của một doanh nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả thông qua các hoạt động để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động lên kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ưu và nhược điểm khi tham gia liên doanh trên khía cạnh sở hữu trí tuệ

Ưu và nhược điểm khi tham gia liên doanh trên khía cạnh sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Liên doanh được coi là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết để thâm nhập vào thị trường mới. Ở những thị trường hạn chế về đầu tư từ bên ngoài thì liên doanh có thể là cách duy nhất để tiếp cận thị trường. Khi tham gia liên doanh, vị trí của các thành viên tham gia thường được thể hiện rất rõ ràng thông qua tỷ lệ góp vốn.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  11 tháng

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  26 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.