Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Ngày Đại dương thế giới 2021 có chủ đề “cuộc sống và sinh kế”, thể hiện vai trò quan trọng của đại dương trong công cuộc tăng trưởng kinh tế, hướng tới phát triển bền vững.
Trong suốt chiều dài lịch sử, biển cả và đại dương luôn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của xã hội loài người. Từ những khoáng vật, thủy hải sản phong phú, cho tới nguồn năng lượng tái tạo bất tận. 80% hoạt động vận tải thương mại cũng được diễn ra trên biển.
Tính riêng tại Việt Nam, tổng quy mô kinh tế biển và vùng ven biển chiếm gần 50% GDP cả nước, với các lĩnh vực như du lịch, đóng tàu, thủy hải sản…
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đại dương là đồng minh quan trọng nhất của nhân loại trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. 2 – 3 tỷ tấn là lượng khí thải các bon được hấp thụ bởi đại dương mỗi năm, chiếm ¼ lượng khí thải các bon của con người. Ít nhất 50% lượng ô xi cũng được tạo ra bởi các sinh vật phù du sống dưới đại dương.
Tuy nhiên đại dương cũng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi các hoạt động kinh tế của con người. Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF), 70% lượng rác nhựa được thải ra đại dương, cùng với một lượng lớn kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và nhiều chất thải chưa qua xử lý khác.
Hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác thủy hải sản cũng diễn ra một cách vô tội vạ, gây mất cân bằng nghiêm trọng cho hệ sinh thái ven biển và trong lòng đại dương. Hệ quả của sự ô nhiễm là khoảng 90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt, 50% rặng san hô bị hủy hoại.
Từ mối liên hệ mật thiết giữa đại dương với con người, Ngày Đại dương thế giới (8/6) năm 2021 được Liên hợp quốc lấy chủ đề “sự sống và sinh kế”, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của đại dương với các hoạt động của con người.
Hưởng ứng chủ đề của Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam năm 2021 cũng lấy chủ đề “bảo vệ đại dương và phát triển bền vững sinh kế biển Việt Nam”.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà nhận xét, chủ đề của Ngày Đại dương thế giới năm 2021 có điểm tương đồng với Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), dựa trên tinh thần “chúng ta là một phần của giải pháp – vì thiên nhiên”.
Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm, phát triển bền vững biển và hải đảo của Việt Nam trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo hài hòa hệ sinh thái kinh tế với hệ sinh thái tự nhiên, phát huy tiềm năng và lợi thế của biển.
Đồng thời, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường đại dương cũng gắn liền với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, là một phần quan trọng và không thể thiếu cấu thành chủ quyền quốc gia.
Thực hiện quan điểm đó, nhiều nhóm giải pháp đã được triển khai một cách quyết liệt. Từ năm 2019, Việt Nam tiên phong xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, với mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu 75% lượng rác thải nhựa thải ra đại dương, đồng thời loại bỏ hoàn toàn đồ nhựa dùng một lần trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch ven biển.
Nghị quyết số 36-NQ/TW được ban hành năm 2018 đưa ra chủ trương tập trung phát triển bền vững những ngành kinh tế biển với 3 khâu đột phá là thể chế; khoa học công nghệ và nhân lực; kết cấu hạ tầng.
Trong đó, các ngành kinh tế biển bao gồm hàng hải; khai thác dầu khí, khoảng sản; du lịch và dịch vụ biển; công nghiệp ven biển; nuôi trồng và khai thác thủy hải sản; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Hà Nội và TP. HCM, đang đứng trước cơ hội lớn để tái cấu trúc hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh và bền vững. Kinh nghiệm của Paris có thể giúp biến cơ hội thành hiện thực.
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Doanh nghiệp FDI có trường hợp ghi nhận tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng vốn góp thực tế từ chủ sở hữu rất thấp, gây ra rủi ro chuyển giá, trốn thuế.
Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.
Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là trải nghiệm bảo hành cũng đã trở thành một yếu tố đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng uy tín thương hiệu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành, với tầm nhìn chiến lược, đã triển khai hệ thống bảo hành điện tử, khẳng định cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và chuyên nghiệp
Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.
Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với giải Vàng tại giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.