Phát triển bền vững

Ngày Môi trường thế giới 2021: Phục hồi sinh thái để phát triển bền vững

Phạm Sơn Thứ bảy, 05/06/2021 - 10:45

Ngày Môi trường thế giới 2021 có chủ đề phục hồi hệ sinh thái, nhấn mạnh vai trò của hệ sinh thái. Đây cũng là sự kiện đánh dấu bước khởi động cho Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái 2021 – 2030 của Liên hợp quốc.

Phục hồi hệ sinh thái đem lại nhiều lợi ích về kinh tế.

Trong suốt nhiều thập niên qua, con người đã khai thác gần như triệt để tài nguyên thiên nhiên để phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, đồng thời “trả lại” rác thải nhựa, khí nhà kính hay nhiều loại chất ô nhiễm khác. Từ đó, hệ sinh thái ngày càng bị phá hủy, trở nên mất cân bằng nghiêm trọng.

Cái giá phải trả cho sự mất cân bằng sinh thái đang ngày càng “đắt”, từ những đợt thiên tai, bão lụt cho tới hiện tượng sa mạc hóa, sụt lún, sạt lở đất, gây ra thiệt hại về người và của. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), 60% bệnh dịch được phát hiện trên người có nguồn gốc từ động vật. Như vậy, đại dịch Covid-19 mà nhân loại đang đối mặt cũng có thể chính là hệ quả của việc xâm phạm cân bằng sinh thái.

Trước tình trạng đáng báo động, phục hồi hệ sinh thái đã được lựa chọn làm chủ đề của Ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2021, nhấn mạnh vai trò của hệ sinh thái trong công cuộc chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Sự kiện này đánh dấu bước khởi động của Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái 2021 – 2030 của Liên hợp quốc, cũng là thập kỷ cuối cùng để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thuộc chương trình nghị sự 2030, cũng như các mục tiêu cắt giảm khí thải theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), phục hồi hệ sinh thái bao gồm việc hồi sinh lại những hệ sinh thái đã bị hủy hoại, đồng thời bảo vệ những hệ sinh thái vẫn còn nguyên vẹn, bao gồm rừng, đất nông nghiệp, sông, hồ hay đại dương.

Thông qua những hệ sinh thái lành mạnh, duy trì được đa dạng sinh học, nhiều nguồn lợi kinh tế sẽ được tạo ra như sản lượng gỗ, thực phẩm, đất đai, không khí, bên cạnh việc lưu trữ hiệu quả khí thải các bon gây hiệu ứng nhà kính.

Những cộng đồng sinh sống phụ thuộc vào hệ sinh thái, thường là tại miền núi, nông thôn, nơi có tỷ lệ nghèo đói cao sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ những hệ sinh thái cân bằng và lành mạnh.

UNEP ước tính, với kế hoạch tới năm 2030 phục hồi 350 triệu héc ta diện tích sinh thái được hơn 70 quốc gia cam kết, 9.000 tỷ USD sẽ là quy mô kinh tế được tạo ra, chưa tính tới những lợi ích từ việc hạn chế các tác hại ngày càng trở nên cực đoan do mất cân bằng hệ sinh thái.

Phục hồi hệ sinh thái ở Việt Nam

Nằm trong top 16 quốc gia có sự đa dạng sinh học hàng đầu trên thế giới, tuy nhiên Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng do mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là tại một số địa phương như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên hay duyên hải Nam Trung Bộ.

Xói mòn, sạt lở đất, hạn mặn kéo dài ở miền Tây, sa mạc hóa tại các vùng duyên hải, hay những cơn bão chồng bão, lũ chồng lũ tràn vào khúc ruột miền Trung, gây ra biết bao đau thương, mất mát chính là minh chứng rõ nét nhất cho điều này.

Thấu hiểu được những đe dọa đang đặt ra từ mất cân bằng sinh thái, Luật Bảo vệ môi trường mới được phê duyệt năm 2020 nêu rõ quan điểm phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái là một trong những ưu tiên của chính sách Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2021, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng ra lời kêu gọi sự tham gia đóng góp sáng kiến, giải pháp cũng như sự quyết tâm hành động đến từ các bộ, ban, ngành, doanh nghiệp, tổ chức và cả mỗi cá nhân.

Ở cấp độ vĩ mô, những yếu tố bảo tồn, phục hồi sinh thái cần được lồng ghép vào quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, thành phố nhằm mục đích giảm thiểu tác động của hoạt động kinh tế, xã hội tới hệ sinh thái. Vai trò của cộng đồng dân cư sống dựa vào hệ sinh thái cũng cần được đẩy mạnh.

Ở cấp độ địa phương, vấn đề giải quyết ô nhiễm, hạn chế rác thải cần được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, các chương trình, dự án phục hồi, bảo vệ hệ sinh thái cần được triển khai một cách mạnh mẽ, có sự vào cuộc của các bên liên quan.

Một số chương trình, chiến dịch có thể kể đến như Đề án trồng 1 tỷ cây xanh, sáng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Dự án phục hồi rừng Ninh Thuận của Quỹ Sống hay Dự án bảo tồn các khu đất quan trọng và sinh cảnh liên kết của Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE).

Các mô hình phát triển kinh tế bền vững như kinh tế tuần hoàn, du lịch sinh thái, nông nghiệp sinh thái, xây dựng trung tâm nghiên cứu, bảo tồn cũng là hướng đi quan trọng cần được triển khai để vừa đảm bảo duy trì hệ sinh thái, vừa tạo ra lợi ích kinh tế lan tỏa.

Bảo vệ môi trường thời 4.0 (Phần 3): Dùng điện thông minh, tiết kiệm khối tiền

Bảo vệ môi trường thời 4.0 (Phần 3): Dùng điện thông minh, tiết kiệm khối tiền

Phát triển bền vững -  4 năm
Theo dõi chính xác mức tiêu thụ điện của từng lộ thiết bị trong gia đình là cách IoTeam VN giúp các hộ gia đình thay đổi hành vi sử dụng điện hiệu quả mà tiết kiệm.
Bảo vệ môi trường thời 4.0 (Phần 3): Dùng điện thông minh, tiết kiệm khối tiền

Bảo vệ môi trường thời 4.0 (Phần 3): Dùng điện thông minh, tiết kiệm khối tiền

Phát triển bền vững -  4 năm
Theo dõi chính xác mức tiêu thụ điện của từng lộ thiết bị trong gia đình là cách IoTeam VN giúp các hộ gia đình thay đổi hành vi sử dụng điện hiệu quả mà tiết kiệm.
Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam

Hé lộ những 'tay chơi' đầu tiên trên thị trường carbon Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 ngày

Thị trường carbon mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp triển khai và kiếm lợi nhuận từ các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính.

Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng

Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng

Phát triển bền vững -  2 ngày

Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.

Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM

Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM

Phát triển bền vững -  3 ngày

Hà Nội và TP. HCM, đang đứng trước cơ hội lớn để tái cấu trúc hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh và bền vững. Kinh nghiệm của Paris có thể giúp biến cơ hội thành hiện thực.

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn

Phát triển bền vững -  1 tuần

Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  1 tuần

Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.

Quốc hội chốt kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm

Quốc hội chốt kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thêm 5 năm

Tiêu điểm -  6 giờ

Quốc hội thông qua nghị quyết kéo dài miễn thuế đất nông nghiệp đến hết năm 2030, áp dụng từ ngày 1/1/2026.

Thủ tướng nêu hướng đi giữa thách thức toàn cầu

Thủ tướng nêu hướng đi giữa thách thức toàn cầu

Tiêu điểm -  6 giờ

Tại WEF Thiên Tân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng châu Á cần dẫn dắt cuộc chơi mới, đồng thời khẳng định Việt Nam có cơ sở để tăng trưởng 8% năm nay và hai con số trong những năm tới.

Danh Khôi đổi tên, ‘lấn sân’ mảng nông nghiệp và y tế

Danh Khôi đổi tên, ‘lấn sân’ mảng nông nghiệp và y tế

Doanh nghiệp -  6 giờ

Tập đoàn Danh Khôi chính thức đổi tên, rẽ hướng sang kinh doanh đa ngành với mục tiêu doanh thu xấp xỉ "nghìn tỷ" ngay trong năm nay.

Tiên phong là chưa đủ, Chủ tịch FPT muốn một phong trào 'bình dân hóa' AI

Tiên phong là chưa đủ, Chủ tịch FPT muốn một phong trào 'bình dân hóa' AI

Leader talk -  7 giờ

Theo ông Trương Gia Bình, mục tiêu cuối cùng là để người Việt tự tay làm ra AI, một nền tảng AI hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người Việt.

'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng

'Ông lớn' ngành xây dựng tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng

Doanh nghiệp -  8 giờ

Đều nhấn mạnh việc mở rộng thị trường, song mỗi doanh nghiệp xây dựng đều chọn một hướng đi riêng phù hợp với thế mạnh và tầm nhìn dài hạn.

Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt

Manulife: 'Sống lâu' không còn là ưu tiên hàng đầu của người Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Người Việt đang hướng tới sống chất lượng, khỏe mạnh, ý nghĩa và độc lập về tài chính, chứ không đơn thuần là kéo dài tuổi thọ.

Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan

Doanh nghiệp Việt tăng tốc mở rộng thị trường giữa bão thuế quan

Tiêu điểm -  10 giờ

ASEAN tiếp tục là khu vực được doanh nghiệp Việt quan tâm hàng đầu trong khi châu Âu vươn lên thành thị trường chiến lược.

Đọc nhiều