Bất động sản
Bất động sản âm thầm 'xuất quân'
Một số ít doanh nghiệp lặng lẽ đi săn dự án hoặc khởi công dự án mới, chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng tiếp theo.
Những điểm sáng hiếm hoi
Trong khi màu xám vẫn bao trùm thị trường bất động sản, khi giao dịch ảm đạm, nhiều doanh nghiệp vật lộn trong nợ trái phiếu và nợ ngân hàng thì một số doanh nghiệp vẫn âm thầm khởi động dự án mới.
Gần đây nhất, Danko cùng đối tác chiến lược là Công ty CP Tập đoàn Sun Times đã khởi công dự án khu đô thị Danko Center quy mô gần 43ha tại xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang. Dự án gồm 924 nhà thấp tầng và tổng vốn đầu tư khoảng 828 tỷ đồng.
Hai tháng trước, doanh nghiệp này cũng lặng lẽ khởi công dự án khu đô thị Danko River trên diện tích 9,6ha tại thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Trong khi đó, nhóm cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động ra khỏi 'căn cứ địa" Hưng Yên bằng việc khởi công tổ hợp chung cư cao tầng Central Park Residences trong đại đô thị Eco Central Park, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Cũng hai tháng trước, nhóm cổ đông này cũng giới thiệu ra thị trường dự án Ecovillage SaiGon River với diện tích 55ha tại Đồng Nai.
Cũng tại phía Nam, Công ty CP Đầu tư xây dựng Bcons đã tổ chức lễ ra quân chuẩn bị phát triển dự án chung cư 26 tầng với 522 căn hộ tại TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Là gương mặt hoàn toàn mới, ACT Holdings vừa qua cũng đã ra mắt thị trường bất động sản với việc khởi công dự án khu đô thị mới Đầm Cà Ná tại Ninh Thuận. Dự án có có vốn đầu tư tới 4.500 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích đất gần 65ha.
Đây là một trong số ít dự án bất động sản có quy mô lớn được khởi công xây dựng hai năm trở lại đây trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bế tắc trong triển khai dự án, thiếu vốn, giao dịch bất động sản suy giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh các doanh nghiệp tích cực khởi công dự án mới, một số doanh nghiệp có tiềm lực mạnh vẫn tiếp tục thi công xây dựng các dự án đang triển khai.
Đơn cử, Masterise Homes vẫn đảm bảo tiến độ triển khai loạt dự án lớn, trong đó, 7 trong tổng số 9 dự án của doanh nghiệp này dự kiến sẽ bàn giao trong năm nay.
Vinhomes cũng đang tiếp tục triển khai xây dựng nhiều dự án như Vinhomes Ocean Park 3 - Mega Grand World, Vinhomes Grand Park.
Âm thầm săn quỹ đất
Một số doanh nghiệp sẵn tiềm lực vẫn âm thầm săn lùng các dự án mới tại các địa phương trong bối cảnh thị trường đầy khó khăn.
Dẫn đầu trong danh sách nhanh chóng 'bành chướng' này có thể kể đến Vinhomes với hàng loạt dự án mới.
Gần đây, UBND TP Hải Phòng đã có quyết định chấp thuận cho Vinhomes là nhà đầu tư dự án khu đô thị mới tại quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy. Dự án có tổng diện tích gần 241ha gồm chung cư cao tầng, nhà ở xã hội, liền kề, biệt thự.
Ngoài dự án khu đô thị này với vốn đầu tư gần 1 tỷ USD, ông lớn bất động sản này cũng còn đang "để mắt" tới các dự án khu đô thị tại Long An, Khánh Hòa,Tuyên Quang.
Tại Khánh Hòa, hồi cuối tháng 6, UBND tỉnh đã công nhận liên danh do Vinhomes đứng đầu là nhà đầu tư duy nhất đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh.
Quy mô dự án hơn 1.254ha, thuộc địa bàn 10 xã, phường ven biển và đầm Thủy Triều của TP. Cam Ranh. Mục tiêu dự án là xây dựng mới khu đô thị hoàn chỉnh, đồng bộ ven vịnh Cam Ranh.
Tổng chi phí đầu tư thực hiện dự án khoảng 85.293 tỷ đồng, trong đó, khu nhà ở thương mại gồm 10.732 nhà biệt thự, 8.474 căn liền kề, nhà ở xã hội khoảng 19.816 căn.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Long An cũng cho biết, Công ty CP Phát triển Thành Phố Xanh - thành viên của Vinhomes - là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu đô thị mới Hậu Nghĩa - Đức Hòa.
Đây là dự án thuộc địa bàn thị trấn Hậu Nghĩa, xã Đức Lập Phương, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa có diện tích khoảng 197 ha với tổng vốn đầu tư ở mức 28.257 tỷ đồng.
Một công ty con khác của Vinhomes là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thái Sơn cũng đang nhắm đến dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng Mỹ Lâm - Tuyên Quang, diện tích 540ha, tổng vốn đầu tư 18.345 tỷ đồng.
Tại Thái Nguyên, BVLand vừa thắng đấu giá khu đất 9.805m2 để trở thành chủ đầu tư dự án toà nhà hỗn hợp ở, thương mại, dịch vụ cao 38 tầng tại Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng
Một đại gia bất động sản khác là Eurowindow Holdings cũng vừa được trao quyết định chấp thuận nhà đầu tư hai dự án phát triển nhà ở thương mại tại Thái Bình với tổng diện tích khoảng 194ha, tổng vốn đầu tư hơn 10.100 tỷ đồng.
Sau thời gian chậm triển khai một số dự án bất động sản trên địa bản tỉnh Bình Định, Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt mới đây cũng đã đón nhận tin vui khi được UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất đợt 1 với diện tích hơn 21ha để thực hiện dự án khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh tại xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước.
Dự án này có tổng diện tích hơn 43ha, vốn đầu tư khoảng 2.343 tỷ đồng, bao gồm các sản phẩm nhà phố, đất nền, nhà phố thương mại.
Tín hiệu tích cực từ những ông lớn "hụt hơi"
Bên cạnh những doanh nghiệp giàu tiềm lực vẫn tích cực triển khai dự án mới thâu tóm các dự án tiềm năng, nhóm doanh nghiệp đang vật lộn với nợ trái phiếu như Novaland, Hưng Thịnh, Sunshines cũng bắt đầu tái khởi động thi công một số dự án.
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn Savills Hà Nội, mặc dù những thách thức của thị trường bất động sản vẫn hiện hữu nhưng đã bắt đầu xuất hiện những yếu tố tích cực được kỳ vọng sẽ dần thúc đẩy sự phục hồi trong tương lai.
Việc nhiều chủ đầu tư bắt đầu rục rịch tái khởi động trở lại trong thời gian gần đây đang mang đến nhiều tín hiệu khởi sắc cho thị trường.
Động thái này đến từ các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng được Chính phủ ban hành thời gian qua giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để phát triển. Bên cạnh đó, việc giải ngân cho các dự án đầu tư công được đẩy mạnh cũng giúp lượng tiền cung ra nền kinh tế dồi dào, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, đầu tư.
Mặt khác, Chính phủ đã rất quyết liệt trong việc đưa ra một số văn bản để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về pháp lý dự án cho thị trường. Đây chính là nền tảng cơ sở cho các chủ đầu tư được phê duyệt các dự án mới, đủ pháp lý để khởi công xây dựng. Khi đã có sự rõ ràng về quy định, thị trường sẽ hướng tới phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững, bối cảnh thị trường khó khăn chính là cơ hội để họ có thể 'săn' được các dự án với mức giá hợp lý, thi công dự án nhanh, chuẩn bị cho chu kỳ phát triển tiếp theo của thị trường.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như sự lệch pha trong cung - cầu và giá vẫn neo ở mức cao. Thị trường chủ yếu ghi nhận nguồn cầu đối với nhà ở vừa túi tiền, trong khi tỷ trọng nguồn cung của phân khúc này ở mức rất thấp.
Theo bà Hằng, khả năng hồi phục của thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm việc gỡ vướng về pháp lý, nguồn vốn, sản phẩm phù hợp. Thị trường sẽ chỉ chuyển biến tích cực thực sự khi các yếu tố này được đảm bảo.
Chính vì vậy, để dự án sau khi xây dựng, mở bán có thanh khoản, ngoài vị trí, uy tín chủ đầu tư, dự án cần có pháp lý chuẩn và giá bán phù hợp, bởi dù có nhu cầu nhưng khách hàng sẽ rất cẩn trọng trong quyết định mua nhà.
Nếu các chủ đầu tư dự án đáp ứng được các yếu tố này, đây sẽ là nền tảng để thị trường phục hồi thanh khoản một cách bền vững trong thời gian tới.
Giá nhà đất tăng không ngừng
Bất động sản dự báo đáy chữ U
Mặc dù Chính phủ rất tích cực trong việc đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, song sự phục hồi của thị trường bất động sản rất chậm.
Bất động sản điêu đứng vì đòn bẩy tài chính quá đà
Thị trường bất động sản nhiều khả năng chịu áp lực giảm giá mạnh vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, nếu các doanh nghiệp không tận dụng được khoảng thời gian gia hạn trái phiếu để tái cấu trúc và buộc phải bán rẻ, bán lỗ hàng tồn kho để tồn tại.
Giải pháp căn cơ để vực dậy thị trường bất động sản
Thừa nhận những nỗ lực rất lớn của Chính phủ và các bộ ngành, song nhiều chuyên gia cho rằng, khó khăn của thị trường bất động sản vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Nợ xấu bất động sản gia tăng
Theo báo cáo của NHNN, tỷ lệ nợ xấu của lĩnh vực bất động sản đang có chiều hướng gia tăng từ 1,53% lên mức 2,47% trong vòng 1 năm qua (từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023).
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.