Bất động sản
Bất động sản Hà Nội: Phía Bắc sẽ cao cấp hơn phía Tây?
Bà Nguyễn Bích Trang, Giám đốc CBRE chi nhánh Hà Nội cho rằng, trong thời gian tới, các khu vực của Hà Nội sẽ phân hoá rõ nét hơn theo từng phân khúc thị trường. Trong đó, khu vực phía Bắc sẽ có xu hướng phát triển các bất động sản cao cấp hơn các khu vực khác.

Kết nối với Tây Hồ Tây
Chưa cần so với phía Tây đang phát triển mạnh mẽ mà chỉ cần so với phía Đông với những dự án lớn như khu đô thị Việt Hưng, Vinhomes Riverside... thì thị trường bất động sản khu vực bên kia sông Hồng ở phía Bắc Hà Nội hiện hoàn toàn lép vế.
Mặc dù giá nhà đất khu vực phía Bắc trên địa bàn huyện Đông Anh và Mê Linh đã từng có thời sốt nóng nhưng tốc độ đô thị hoá vẫn chậm và chưa có dự án bất động sản quy mô nào hoàn thành.
Tuy nhiên, cũng vì chưa đô thị hoá mạnh và hệ thống hạ tầng đang cải thiện, nhất là sau khi cầu Nhật Tân được đưa vào sử dụng cũng như kế hoạch xây cầu Tứ Liên được hé lộ, khả năng kết nối giữa khu vực Bắc sông Hồng và Tây Hồ Tây đã và sẽ tiếp tục được cải thiện, từ đó góp phần tăng thêm sức hút đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Hiện tại, ở khu vực Tây Hồ Tây đã và đang hình thành những dự án cao cấp như khu đô thị Ciputra, khu đô thị Starlake, chung cư Tây Hồ Residence, chung cư Kosmo Tây Hồ, khu đô thị Ngoại Giao đoàn.
Ngôi sao mới trên thị trường địa ốc là Sunshine Group cũng có đến hai dự án bất động sản cao cấp tại khu vực này là dự án căn hộ Sunshine Riverside ngay chân cầu Nhật Tân với quy mô gần 1.000 căn hộ, tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng và tổ hợp bất động sản Sunshine City tại khu đô thị Nam Thăng Long. Cả hai dự án này đều có mức giá trên 32 triệu/m2, trên dưới 3 tỷ đồng/căn hộ chung cư.
Tân Hoàng Minh Group cũng vừa khởi công dự án D'. El Dorado tại vị trí đất vàng ngay nút giao thông ngã tư Lạc Long Quân, Võ Chí Công, Nguyễn Hoàng Tôn, đối diện Quận ủy Tây Hồ. Dự án có quy mô 27 tầng nổi, 4 tầng hầm, quy mô 448 căn căn hộ với mức giá từ 35 - gần 70 triệu/m2 tuỳ vị trí và diện tích.
Phía bên kia cầu Nhật Tân, tuy chưa có nhiều dự án bất động sản hiện hữu nhưng Hà Nội đang lập quy hoạch rất tổng thể cho bất động sản khu vực này.
Theo đó, một trong những hạng mục quan trọng là quy hoạch dọc trục đường Võ Nguyên Giáp từ cầu Nhật Tân đi sân bay Nội Bài dài 11km và có diện tích 1.900ha do BRG lập quy hoạch. Một trong những hợp phần của quy hoạch tổng thể này là dự án Thành phố thông minh do BRG và Mitsubishi dự kiến lập liên doanh triển khai với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD.
Theo quy hoạch, trong tương lai, dự án sẽ tạo nên một khu kiến trúc phức hợp theo mô hình của một thành phố hiện đại, trung tâm tài chính, văn hóa, thương mại quy mô, tầm cỡ quốc tế.
Nhiều đại gia bất động sản khác như Vingroup cũng đang triển khai Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia trên diện tích 90ha thay thế cho Trung tâm Triển lãm Giảng Võ cùng các khu phụ trợ xung quanh như tổ hợp khách sạn và khu đô thị. Hay Sun Group cũng đang triển khai dự án Công viên Kim Quy theo mô hình Disneyland rộng 100ha tại giao lộ đường Võ Nguyên Giáp và đường 5 kéo dài.
Mới đây nhất, chủ đầu tư dự án sân golf Vân Trì tại huyện Đông Anh đã chào bán 35 căn biệt thự với giá trên 60 tỷ đồng.
Xu hướng phân hoá
Nhận định về tiềm năng, xu hướng phát triển của bất động sản khu vực phía Bắc sông Hồng, bà Nguyễn Bích Trang, Giám đốc CBRE chi nhánh Hà Nội cho biết, công ty này đã nghiên cứu rất nhiều về quy hoạch phát triển của Hà Nội.

Theo đó, xu hướng trong tương lai là các khu vực của thành phố sẽ phân hoá rõ nét hơn theo từng phân khúc thị trường cũng như về đối tượng sử dụng, các dự án và chủ đầu tư.
Ví dụ thực tế trên thị trường hiện nay, phân khúc nhà ở thông dụng cho cư dân đang phát triển rất nhiều ở phía Tây và phía Nam Hà Nội. Trong khi đó, khu phía Bắc và phía Đông được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh hơn tại phân khúc bất động sản cao cấp và siêu sang.
Minh chứng cho điều này là khu vực phía Bắc của Hà Nội và xa hơn là phía bên kia cầu Nhật Tân hiện đang trên đà phát triển rất mạnh. Nhìn về năng lực của chủ đầu tư cũng như chất lượng các dự án rõ ràng đã có sự cao cấp hơn so với bất động sản phía Tây thành phố, bà Trang nhận định.
Trong tương lai 5 - 7 năm tới, khu vực này sẽ hình thành các khu đô thị mới làm thay đổi hoàn toàn thị trường bất động sản Hà Nội ở tất cả phân khúc. Trong đó chủ yếu sẽ là các sản phẩm bất động sản trung và cao cấp, đặc biệt là các sản phẩm bất động nghỉ dưỡng ở ngoại ô thành phố.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, Giám đốc CBRE Hà Nội cho rằng, bất động sản phía Bắc có tiềm năng phát triển các phân khúc cao cấp hơn các khu vực khác là do sở hữu các ưu thế về địa lý. Khu vực này được xem như “đầu Rồng” của Thủ đô, hướng đắc địa của Hà Nội.
Về giao thông, đây cũng là khu vực cửa ngõ của thành phố, kết nối với sân bay Nội Bài bởi cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, hiện đại.
Mặt khác, nếu như các dự án ở phía Tây – khu vực đã phát triển khá toàn diện khiến sức ép cạnh tranh là rất lớn, cùng với đó là áp lực lên cơ sở hạ tầng giao thông khiến dự án không còn sức hấp dẫn như giai đoạn trước thì tại phía Bắc, quỹ đất vẫn còn nhiều nên thu hút được các nhà đầu tư tập trung về phát triển.
Tại khu vực phía Bắc, nhiều dự án đã được quy hoạch tổng thể, đồng bộ với tầm nhìn dài hạn. Nếu các dự án này được phát triển theo đúng quy hoạch, đây sẽ là một khu vực bất động sản rất sôi động trong tương lai.
Về vấn đề này, ông Lê Mạnh Cường, Trưởng phòng Quy hoạch Kiến trúc, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cũng cho rằng, vị trí quyết định giá trị của bất động sản. Theo kinh nghiệm phát triển của các thành phố lớn trên thế giới, hướng mở rộng thành phố bao giờ cũng về phía có sông hoặc kết nối thuận tiện với sân bay, rất ít các thành phố phát triển theo chiều ngược lại.
Đây chính là nguyên nhân khiến hàng loạt các dự án đô thị kết nối về phía Nam như Hoà Lạc, Xuân Mai không đạt được những thành công như mong đợi.
Trong khi đó, đối với khu vực phía Bắc Hà Nội cũng như việc phát triển thành phố hai bên bờ sông Hồng lại sở hữu rất nhiều lợi thế về vị trí chiến lược để phát triển mạnh mẽ, ông Cường khẳng định.
Tuy nhiên, theo bà Trang, nhiều dự án tại phía Bắc Thủ đô, đặc biệt là bờ bên kia sông Hồng hiện vẫn đang còn nằm trong quy hoạch, việc triển khai các khu đô thị này có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào những chủ đầu tư sau này khi xây dựng dự án.
Song, trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, các chủ đầu tư có đều đã có kinh nghiệm phát triển thị trường. Đặc biệt, các chủ đầu tư dự án tại khu vưc phía Bắc của Hà Nội đang cho thấy mặt bằng chung tốt hơn so với các khu vực khác. Đây là cơ sở để tin tưởng rằng khu vực này sẽ rất phát triển thuận lợi trong thời gian tới, bà Trang nhận định.
Nan giải bài toán quy hoạch nhìn từ 2 tuyến đường sắt đô thị
Sức mạnh của Blockchain có thể thay đổi lĩnh vực bất động sản?
Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills cho rằng, Việt Nam đang ở vị thế tuyệt vời để tận dụng thời kỳ công nghệ Blockchain.
Đầu tư 2.000 tỷ đồng xây biệt thự nghỉ dưỡng nhìn ra vịnh Hạ Long
Dòng vốn đầu tư tiếp tục đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long nhằm đón đầu nhu cầu lưu trú ngày càng tăng của khách du lịch.
Hơn 60 tỷ đồng một căn biệt thự ở ngoại ô Hà Nội
Công ty TNHH Noble Việt Nam đã uỷ quyền cho CBRE độc quyền phân phối khu biệt thự sân golf Vân Trì.
Sun Group, Vingroup, BRG 'rủ nhau' đổ bộ, diện mạo Bắc sông Hồng sẽ thế nào?
Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, thách thức lớn nhất hiện nay đối với việc phát triển các đô thị ngoại vi là tình trạng đô thị hóa tự phát, dẫn đến quy hoạch vẽ ra thì đẹp nhưng không thực hiện được.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.