Bắt nộp ảnh chân dung cho nhà mạng: Một bước tụt hậu của cải cách hành chính

Đỗ Thành Nhân* Thứ tư, 02/05/2018 - 10:10

Quy định bắt buộc chủ thuê bao di động phải nộp ảnh chân dung cho các nhà mạng di động trong Nghị định 49 có thể sẽ tạo tiền lệ cho các ngành nghề, lĩnh vực khác buộc khách hàng phải đưa ảnh chân dung để quản lý.

Người dùng thuê bao di động lo ngại lộ thông tin cá nhân khi buộc phải nộp ảnh chân dung cho các nhà mạng.

Quy định bắt buộc chủ các thuê bao di động phải chụp ảnh chân dung nộp cho nhà mạng theo Nghị định 49 đã vấp phải nhiều sự phản đối trong cả tháng qua kể từ lúc các nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone đồng loạt ra thông báo. 

Làn sóng phản đối mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông cho rằng, quy định này là không cần thiết, gây lãng phí thời gian, đặc biệt người dùng tỏ ra lo ngại lớn về việc bị lộ thông tin cá nhân khi nộp ảnh chân dung cho các nhà mạng di động.

Hệ lụy từ quy định nói trên của Nghị định 49/2017/NĐ-CP sẽ dẫn đến nhiều vấn đề vĩ mô khác nữa, tôi xin được phân tích qua bài viết dưới đây:

Số điện thoại 0913.470xxx được hợp đồng thuê bao với Vinaphone từ những ngày đầu có mạng điện thoại di động với 9 số ban đầu là 09147xxx; từ đó đến nay cũng chỉ duy nhất một chủ sử dụng liên tục, tính ra cũng đã hơn 20 năm. Ngày 21/4/2018 nhận được thông báo (hình dưới, nhập dấu tiếng Việt):

Bắt nộp ảnh chân dung cho nhà mạng: Một bước tụt hậu của cải cách hành chính

“(TB) Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính Phủ thuê bao (TB) của qúy khách (QK) cần bổ sung thông tin, ảnh chụp chân dung. Để đảm bảo TB tiếp tục hoạt động sau ngày 24/4/2018 theo quy định, kính mời QK mang CMTND hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đến cửa hàng VinaPhone (Mở cửa đến 21h00) hoặc qua kênh Online tại http://my.vinaphone.com.vn để bổ sung thông tin. Kiểm tra tình trạng thông tin TB: soạn TTTB gửi 1414. Để biết chi tiết và tìm cửa hàng VinaPhone gần nhất xin liện hệ 18001091 (0 d). Nếu QK đã thực hiện, vui lòng bỏ qua tin nhắn này. Trân trọng cảm ơn QK!”

Chủ thuê bao không thể bỏ số điện thoại đã gắn bó hơn 20 năm, nên đành phải vào website http://my.vinaphone.com.vn để cập nhật thông tin theo hướng dẫn và nhận được tin nhắn (hình dưới, nhập dấu tiếng Việt: “Thông tin của Qúy Khách đã được VinaPhone chuyển tới bộ phận phê duyệt. VinaPhone sẽ thông báo tới Qúy Khách kết quả phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!”

Bắt nộp ảnh chân dung cho nhà mạng: Một bước tụt hậu của cải cách hành chính 1

Lúc này tình trạng quyền sở hữu, sử dụng tài sản của mình vẫn phải chờ “kết quả phê duyệt” của nhà mạng! Các hệ lụy từ quy định này bao gồm: 

Thứ nhất: lãng phí

Như giới thiệu ở phần trên, chọn phương án đơn giản là tự chụp ảnh chứng minh thư (CMND) mặt trước, mặt sau; ảnh chân dung; cập nhật thông tin cá nhân, mục đích sử dụng, cam kết: làm đúng theo từng bước hướng dẫn, tổng thời gian 30 phút (nếu được nhà mạng phê duyệt).

Tạm tính cả nước có khoảng 110 triệu thuê bao điện thoại di động. Tổng thời gian mất đi nếu đăng ký online: 3,3 tỷ phút = 55 triệu giờ = 6.875.000 ngày công lao động (8 giờ). Bình quân ngày công là 200.000 đồng, có nghĩa là xã hội phải chi ra số tiền lên đến 1.375 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế con số chi ra lớn hơn nhiều lần, bởi vì: (1) nhiều người phải đến trực tiếp nhà mạng để đăng ký lại thông tin, thêm thời gian, chi phí đi lại; (2) nhà mạng phải bố trí thêm nhân lực để phục vụ đăng ký lại; (3) nhà mạng phải đầu tư thiết bị và chương trình để xử lý một khối lượng dữ liệu hình ảnh khoảng 330 triệu file, dung lượng khoảng 110 TB (3 ảnh/1MB).

Thứ hai: không phù hợp với tinh thần “Cách mạng 4.0” của “Chính phủ kiến tạo phát triển”

Thủ tướng Chính phủ luôn kêu gọi xây dựng một “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xu thế hội nhập với “cách mạng 4.0”. Theo tinh thần đó thì những chính sách vĩ mô Chính phủ ban hành sẽ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, giảm thiểu thủ tục hành chính, tối ưu hóa quản lý nhà nước và xã hội bằng công nghệ thông tin và mục đích cuối cùng là giảm thiểu chi phí xã hội.

Hiện nay, đi kèm với số CMND và ảnh chân dung từng người, chúng ta đã có ít nhất là 2 cơ sở dữ liệu (CSDL) bao phủ ở tầm quốc gia gồm:

- CSDL Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước do cơ quan công an lưu giữ, mọi người từ 14 tuổi trở lên phải có CMND và tối đa 15 năm phải đổi lại.

- CSDL Giấy phép lái xe do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Giấp phép lái xe hạng A1-A3 không thời hạn, nhưng hạng A4 trở lên có thời hạn từ 5 năm đến 10 năm phải đổi lại.

Chưa kể CSDL về Hộ chiếu cũng có hình ảnh, CMND và thời hạn. CSDL người vi phạm pháp luật,...

Các Bộ Công an, Giao thông vận tải, Thông tin truyền thông đều thuộc quyền quản lý, điều hành của Chính phủ. Với công nghệ xử lý số liệu “big data” hiện nay, thì Bộ Thông tin truyền thông hoàn toàn có khả năng chia sẻ thông tin ảnh chân dung, nơi cư trú theo số CMND của chủ thuê bao điện thoại từ các Bộ Công an, Giao thông vận tải vô cùng đơn giản, thời gian chương trình thực hiện chưa đầy 1 giây.

Thứ ba: không khả thi

Ảnh chân dung gắn với thuê bao điện thoại vậy thì cơ quan quản lý nhà nước phải ban hành thêm nhiều văn bản nữa như: quy định thời gian tối đa phải đăng ký lại thuê bao; khi thay số CMND do chuyển vùng, đổi chỗ ở, thay nơi đăng ký hộ khẩu, thay đổi đối tượng sử dụng trong gia đình cũng phải đăng ký lại; trách nhiệm chủ thuê bao khi mất điện thoại (có sim) mà không báo với cơ quan chức năng,… Liệu Chính phủ có quản lý nổi biến động thông tin nhân thân của hàng trăm triệu chủ thuê bao điện thoại?

Với một món hàng là sim điện thoại giá trị 50.000 đồng nhưng buộc hai bên mua bán phải thực hiện nhiều thủ tục: tạo lập hợp đồng, số hóa CMND, đăng ký hộ khẩu thường trú, chụp ảnh chân dung, về lâu dài là không khả thi. Người mua ngại thủ tục, người bán (nhà mạng) cạnh tranh với nhau và tất nhiên sẽ lách nhiều cách để bán được hàng. Và, thực tế điều đó đang diễn ra!

Chưa kể đến hàng loạt lo ngại từ phía người dùng về việc lộ thông tin cá nhân nhất là trong tình trạng luật pháp còn thiếu chế tài và chuẩn mực đạo đức kinh doanh vẫn còn ở mức thấp như hiện nay: Liệu các doanh nghiệp viễn thông có bảo mật được CSDL của khách hàng? Lấy gì bảo đảm là doanh nghiệp viễn thông không sử dụng thông tin khách hàng để làm lợi riêng? 

Với người cố tình vi phạm pháp luật thì sử dụng nhân thân của một người khác để đăng ký sim điện thoại cũng không phải là khó khăn.

Kết luận

Như phân tích ở trên, quy định bắt buộc nộp ảnh chân dung cho nhà mạng di động trong Nghị định 49 đã tạo ra một sự lãng phí không đáng có, đi ngược lại xu thế phát triển, về lâu dài cũng không khả thi. Có lẽ Chính phủ nên cho dừng thực hiện để giảm bớt thiệt hại cho xã hội.

Nếu phải quản lý sim thì chỉ cần số CMND/căn cước là đủ; tình trạng sim rác, sim không chính chủ, quy đổi thẻ cào ra tiền để đánh bạc là do lỗi nhà mạng, nhưng lại bắt chủ thuê bao phải chịu là không bình đẳng.

Điều quan trọng là Nghị định 49 tạo tiền lệ cho các ngành nghề, lĩnh vực khác buộc khách hàng phải đưa ảnh chân dung để quản lý, chẳng hạn như:

- Ngân hàng trước tình trạng mất tiền sẽ đề xuất khách hàng chụp ảnh chân dung đối chiếu mỗi lần giao dịch.

- Công an quản lý xe chính chủ sẽ đề xuất chủ xe dán ảnh chân dung vào giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ đề xuất đưa ảnh của những người là chủ sử dụng đất in luôn trong sổ đỏ để tránh giao dịch lừa đảo.

- Giấy đăng ký kết hôn in luôn hình hai vợ chồng, cứ 5-10 năm đăng ký lại một lần để nhân viên khách sạn dễ quản lý… 

Đỗ Thành Nhân (MBA), chuyên gia độc lập tư vấn, phân tích, phản biện dự án đầu tư, từng làm việc ở ngành giao thông, ban quản lý khu kinh tế, có kinh nghiệm hơn 20 năm về quản lý đầu tư xây dựng.
Đồng thời cũng là tác giả của hai chương trình duy nhất ở Việt Nam về lĩnh vực phân tích và quản lý đầu tư:
1. Chương trình Lynxdo SARAP (Programe Sensitivity analysis and project risk assessment)
- Chương trình Phân tích độ nhạy và đánh giá rủi ro dự án. Bản quyền số 3468/2017/QTG, Gồm 2 bản: bản chuẩn (2 biến) và bản mở rộng (10 biến)
2. Chương trình Lynxdo SAOIP (Program Support analysis of investment projects)
- Chương trình Hỗ trợ phân tích dự án đầu tư. Bản quyền số 3644/2017/QTG

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Đỗ Thành Nhân, chuyên gia tư vấn đầu tư

Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm 'Chính phủ kiến tạo' chỉ dừng lại trên lý thuyết

Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm "Chính phủ kiến tạo" chỉ dừng lại trên lý thuyết

Leader talk -  7 năm
Doanh nghiệp Việt Nam có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ.
Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm 'Chính phủ kiến tạo' chỉ dừng lại trên lý thuyết

Không quyết liệt xóa bỏ giấy phép con, quyết tâm "Chính phủ kiến tạo" chỉ dừng lại trên lý thuyết

Leader talk -  7 năm
Doanh nghiệp Việt Nam có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ.
Doanh nghiệp kêu cứu vì 'giấy phép con' vô lý của Hà Nội

Doanh nghiệp kêu cứu vì 'giấy phép con' vô lý của Hà Nội

Tiêu điểm -  7 năm

Các "giấy phép con" này được "đẻ" ra theo Quyết định 06 của UBND TP. Hà Nội về hoạt động của các phương tiện giao thông trên địa bàn.

Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'

Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'

Leader talk -  7 năm

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM, nếu các bộ ngành đã không thể tự thay đổi thì Chính phủ buộc phải áp đặt cho các bộ, giao chỉ tiêu cắt giảm cụ thể, bắt buộc phải thực hiện và tìm kiếm phương thức quản lý mới.

Giấy phép con và những 'chuyện đi đêm' trong lĩnh vực bất động sản

Giấy phép con và những 'chuyện đi đêm' trong lĩnh vực bất động sản

Leader talk -  7 năm

Trong kinh doanh bất động sản, chuyện chạy đua xin giấy phép và những cuộc đi đêm của doanh nghiệp không phải là chuyện hiếm và vẫn thường được người trong giới rỉ tai nhau trong cả nghị trường lẫn những buổi tán gẫu, trà đạo vỉa hè công cộng.

Giấy phép con: Cố tình hành doanh nghiệp để kiếm 'phí bôi trơn'

Giấy phép con: Cố tình hành doanh nghiệp để kiếm 'phí bôi trơn'

Leader talk -  7 năm

Giấy phép con được sinh ra để làm lợi cho một số đơn vị, các cơ quan quản lý có lợi nên mới đề ra điều kiện, nếu mở cửa hết ra thì họ sẽ không được lợi gì cả, Nguyễn Khắc Hiếu, Giám đốc Công ty CP Nghệ thuật quốc tế AZ chia sẻ.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  12 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  13 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  13 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.