Bất động sản
Bất thường giá đất nền vùng ven Hà Nội
Theo ông Nguyễn Văn Đính, giá đất nền tại các khu vực vùng ven Hà Nội sốt nóng trong thời gian gần đây là hiện tượng bất thường trên thị trường bất động sản, nhà đầu tư lướt sóng cẩn thận mắc cạn.

Những tháng cuối cùng của năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 dần được kiểm soát, thị trường Hà Nội nóng trở lại hiện tượng đầu cơ, sốt ảo, đẩy giá bất động sản vùng ven.
Giá đất nền tại nhiều khu vực giáp ranh thành phố đã tăng chóng mặt. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tiết lộ, không chỉ đất nền dự án tại các trục đường lớn tăng giá mà thậm chí, đất đai trong làng, trong xã ở những khu vực như Hoài Đức, Thạch Thất, Sơn Tây, làng cổ cũng tăng giá mạnh.
Tại nhiều địa phương, chỉ tuần trước, tuần sau giá đất nền đã "dựng ngược" lên 2 – 3 lần. Trong khi đó, đây đều là đất không có giấy tờ, pháp lý đầy đủ.
Hay như thời gian trước, sau khi Hà Nội công bố quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030, ngay lập tức, giá đất tại các làng, xã quanh khu vực này đã tăng mạnh. Đất vườn, ruộng vốn chỉ vài trăm nghìn đồng/m2 đã tăng lên 2 triệu đồng/m2.
Tại Hoài Đức, giá đất thổ cư tại những khu vực thuộc An Khánh, An Thượng, Vân Canh cũng tăng bất thường. Giá đất ở các khu vực đường lớn, rộng khoảng 9-10m có giá từ 80 triệu đồng/m². Đất ở các ngõ xe ôtô vào được có giá khoảng 50 triệu đồng/m².
Trước hiện tượng giá đất tăng mạnh tại các khu vực vùng ven Hà Nội, ông Đính cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này trước hết là do nhu cầu của các nhà đầu tư trên thị trường hiện rất lớn.
Nhà đầu tư đang "khát" các sản phẩm sinh lời. Trong khi đó, nguồn cung bất động sản trên thị trường lại khan hiếm. Họ phải tìm đến cả các sản phẩm đất nền vùng ven, trong các làng xã để đầu tư khiến giá đất tại đây tăng mạnh.
"Đây là hiện tượng bất bình thường trên thị trường bất động sản do thiếu nguồn cung", ông Đính nhận định tại tọa đàm "Đầu tư bất động sản hậu Covid-19: Dẫn dắt dòng tiền" vừa được TheLEADER tổ chức tại Hà Nội.
Ông Đính cho biết, tính đến đến hết quý III/2020, thị trường bất động sản chỉ có gần 80.000 sản phẩm được chào bán trên thị trường. Trong đó, 70% là lượng hàng tồn từ các năm trước chuyển sang năm 2020. Nguồn cung mới trong ba quý đầu năm chỉ đạt trên 20.000 sản phẩm lần đầu chào bán.
So với năm 2019, con số này rất khiêm tốn, chỉ đạt trên 35%, so với năm 2018, chỉ đạt 20%.
Bên cạnh yếu tố dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động đầu tư, mở bán bị ảnh hưởng, nguyên nhân chính khiến các dự án trên thị trường chậm lại là do vướng mắc pháp lý.
Tại TP.HCM trong năm 2019, chỉ có hai dự án được cấp chủ trương đầu tư mới; 30 dự án đã có chủ trương, có cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng đã kiểm tra đủ điều kiện để cho hàng ra thị trường. Tại Hà Nội chỉ có 25 dự án được cấp phép.
Đáng chú ý, không chỉ tại Hà Nội và TP.HCM, các địa phương khác có thị trường bất động sản đang phát triển cũng rơi vào tình trạng tương tự. Các tỉnh ít dự án, cũng có 20 - 30 dự án bị thanh tra, dừng lại, các tỉnh nhiều có tới 50 - 60 dự án phải dừng lại, thanh tra, kiểm tra.
Số lượng dự án ít khiến thị trường bất động sản khan hiếm nguồn cung. Trong khi đó, nguồn cầu của các nhà đầu tư, người mua ở thực vẫn tăng mạnh. Năm 2019, tính bình quân tỷ lệ hấp thụ trên thị trường đạt 70%, nhiều dự án ra hàng có thanh khoản đạt trên 90%.
Ông Đính cho rằng, chính sự khan hiếm nguồn cung này đã khiến các nhà đầu tư tìm kiếm những sản phẩm đầu tư mới. Họ không để dòng tiền ngồi yên mà luôn luôn tìm các kênh đầu tư sinh lợi.
Trong đó, bên cạnh các kênh đầu tư chính thống, nhiều nhà đầu tư cũng đổ tiền vào các kênh không chính thống như đầu cơ đất nền, lướt sóng, đợi giá tăng cao, sốt ảo để kiếm lợi.
Mặt khác, theo vị chuyên gia này, có hai hình thức sinh lợi từ bất động sản là tăng giá vốn và khai thác kinh doanh để sinh ra dòng tiền. Tuy nhiên, năm 2020 vừa qua, hoạt động khai thác kinh doanh không hiệu quả do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế suy giảm. Đây cũng là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư muốn bỏ tiền vào đất để hy vọng có thể sinh lời nhanh.
Cùng với đó là sự thiếu kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, dẫn đến hiện tượng sốt đất ảo, tăng giá đất không kiểm soát gây nhiều hệ luỵ cho thị trường và rủi ro cho các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư cẩn trọng
Thừa nhận chính sự khan hiếm nguồn cung đã khiến các nhà đầu tư tìm đến vùng ven Hà Nội, song ông Đính cho rằng, tại những khu vực hạ tầng chưa hoàn chỉnh, không có sự tham gia của các chủ đầu tư lớn mà chỉ có hoạt động của đầu cơ khiến giá đất "nhảy múa", gây sốt đất ảo là hiện tượng không tốt của thị trường.
Thời gian vừa qua, nhiều sàn giao dịch bất động sản không chuyên, làm ăn chộp giật, thiếu uy tín đã đưa ra các thông tin sai lệch về quy hoạch, sốt đất để thu hút các nhà đầu tư xuống tiền.
Trong khi đó, thị trường bất động sản tại những khu vực hạ tầng đường sá, điện, nước hoàn thiện, chủ yếu là đất nông nghiệp, xa trung tâm thành phố không có bất kỳ yếu tố nào khiến giá đất tăng đột biến. Điều này khiến cơn sốt đất ảo không thể kéo dài lâu, khi cơn sốt đất qua đi, rất nhiều nhà đầu tư có thể sẽ mắc cạn.
Ông Đính cảnh báo các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước các hệ luỵ nhãn tiền. Người mua, nhà đầu tư cần xem xét kỹ quy hoạch hạ tầng, chú trọng tính pháp lý, quy hoạch phát triển toàn vùng trước khi xuống tiền nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Về lâu dài, vị chuyên gia này cũng cho rằng, hoạt động đầu cơ tạo sốt đất ảo nếu không được kiểm soát sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.
Bởi lẽ, khi giá đất quá cao sẽ khiến việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Đã có hiện tượng doanh nghiệp lớn rút lui, sau khi vừa đăng ký tham gia nghiên cứu đầu tư tại những khu vực này.
Cảnh báo cơn sốt đất nền như 'bom nổ chậm'
Giám đốc Đất Xanh Miền Trung: Sốt đất khiến nhà phát triển bất động sản lo lắng nhiều hơn
Sốt đất sẽ giúp cho doanh nghiệp bán bất động sản với giá cao, nhưng ông Trần Ngọc Thái, Giám đốc Khối đầu tư và phát triển quỹ đất của Đất Xanh Miền Trung, cho rằng cũng là bất lợi đối với nhà phát triển dự án sau này vì không thể mua được đất với mức giá tốt.
Dấu hiệu bất thường trong những cơn sốt đất
Theo nhiều chuyên gia, khi thị trường tràn ngập thông tin về sốt đất, nhà nhà đổ xô đi mua đất là dấu hiệu cho thấy sốt đất sắp "sập".
Môi giới lệch chuẩn chính là 'thủ phạm' gây sốt đất, bong bóng bất động sản
Đội ngũ các môi giới bất động sản hoạt động không chuyên nghiệp, lệch chuẩn là nguyên nhân chính tạo nên các cơn sốt đất, tung tin thất thiệt, thiếu chính xác, đẩy rủi ro cho khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước lưu ý việc cấp tín dụng tại các khu vực sốt đất
Văn bản mới đây của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng triển khai hiệu quả công tác tín dụng năm 2019, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kinh tế học hài hước
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.