Bauxite - nhôm Lâm Đồng gặp khó khi hồ thải đè lên mỏ quặng
Nguyễn Cảnh
Thứ sáu, 15/11/2024 - 08:21
Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư đứng trước nguy cơ “đứng hình” vì chồng lấn lên thân quặng bauxite.
Được thông
qua chủ trương đầu tư gần 20 năm trước, dự án tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng bao
gồm khu vực khai thác mỏ quặng bauxite, khu vực nhà máy alumin và các hạng mục
phụ trợ khác như hồ chứa nước Cai Bảng, hồ chứa bùn đỏ sau chế biến alumin, hồ
chứa bùn thải sau tuyển quặng bauxite, văn phòng.
Thuộc địa
bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, công suất thiết kế 650.000 tấn alumin/năm, dự
án chính thức vận hành từ tháng 10/2013.
Theo kế hoạch,
giai đoạn 2024 - 2027, Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ
triển khai hai dự án phục vụ duy trì sản xuất của tổ hợp này là hồ chứa bùn thải
sau tuyển quặng bauxite số 2 và hồ chứa bùn đỏ sau chế biến Alumin giai đoạn 2.
Đây là hai
công trình chứa bùn thải phục vụ dây chuyền chế biến khoáng sản, có vai trò rất
cần thiết và cấp bách cho sản xuất của tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng. Đáng chú
ý, diện tích quy hoạch xây dựng 2 công trình nêu trên đã nằm trong thiết kế cơ
sở của tổ hợp dự án được Chính phủ thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi năm
2006 và được Bộ Tài nguyên và môi trường duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cùng năm này.
Tuy nhiên, việc
đầu tư xây dựng hai hồ chứa bùn thải đang gặp khó khăn do một phần diện tích
xây dựng chồng lấn lên các thân quặng bauxite đã được thăm dò, phê duyệt trữ
lượng trong Quy hoạch khoáng sản quốc gia ban hành tháng 7/2023, nhưng chưa được
cấp phép khai thác quặng cho TKV.
Đồng thời, một
phần diện tích thuộc 2 dự án nằm trong ranh giới các khối trữ lượng và tài nguyên quặng
bauxite theo các quyết định của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia
vào các năm 2007 và 2013.
Đồng thời,
đối chiếu Quy hoạch khoáng sản cũng như quy định tại Luật Khoáng sản, Luật Quy
hoạch và pháp luật có liên quan, việc đầu tư xây dựng hai hồ chứa bùn thải trên
khu vực có khoáng sản quặng bauxite chỉ được phép thực hiện theo nguyên tắc phải
thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Về vấn đề
này, TKV cho rằng, cần thiết thực hiện các thủ tục có liên quan trước khi triển
khai xây dựng công trình, nếu không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư,
không đảm bảo duy trì sản xuất của Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng. Thậm chí có
nguy cơ phải dừng nhà máy nếu không triển khai đầu tư đảm bảo tiến độ theo kế
hoạch.
Theo TKV
tính toán, nếu thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết nhằm được cấp giấy phép
khai thác khoáng sản (trước khi bắt tay xây dựng công trình hai hồ trên), thì sớm
nhất cũng phải tới năm 2027 mới xong. Trong khi đó, cần phải triển khai các thủ
tục đầu tư ngay từ thời điểm này nhằm đảm bảo tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng
trước tháng 5/2028 đối với hồ chứa bùn số 2 và trước tháng 6/2026 đối với hồ thải
bùn đỏ.
“Trường hợp
không đảm bảo tiến độ nêu trên sẽ có nguy cơ phải dừng toàn bộ hoạt động của tổ
hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, cán bộ
công nhân viên của Tổ hợp không có việc làm, ảnh hưởng nhất định đến đóng góp
phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, ông Phạm Dũng Sỹ, Giám đốc Ban
Quản lý dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng (đại diện chủ đầu tư) cho biết.
Từ đây, Ban
Quản lý dự án tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đề xuất UBND tỉnh chấp thuận cho
TKV thực hiện đầu tư xây dựng hai dự án hồ chứa bùn thải trên khu vực quặng bauxite
đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng.
Trong quá trình xây dựng, TKV cam kết thu hồi
tối đa tài nguyên quặng bauxite, bảo vệ, tập kết, lưu trữ khoáng sản và báo cáo
cấp thẩm quyền cho phép sử dụng quặng thu hồi từ hoạt động xây dựng để cung cấp
cho nhà máy alumin và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính.
Về đề xuất này,
Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã “lắc đầu” vì việc chấp thuận cho TKV xây dựng hai
dự án hồ chứa bùn thải trên khu vực quặng bauxite không thuộc thẩm quyền của
UBND tỉnh, mà thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường.
Tổ hợp bauxitee
- nhôm Lâm Đồng do TKV làm chủ đầu tư, với công suất thiết kế 650.000 tấn
alumin/năm, đi vào vận hành thương mại từ tháng 10/2013. Gần 2 năm trước, để tối
ưu hóa sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn, TKV đề xuất nâng công suất tổ
hợp này lên 800.000 tấn/năm, đồng thời điều chỉnh tăng diện tích, thời gian
hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Cụ thể, TKV
đề nghị điều chỉnh một số nội dung quy định tại giấy chứng nhận đầu tư (cấp lần
đầu năm 2007 và thay đổi lần thứ nhất vào tháng 11/2009) như: sửa diện tích dự
án thành khoảng 2.513ha (trong đó khoảng 1.512ha theo giấy phép khai thác mỏ do
Bộ Tài nguyên và môi trường cấp năm 2010, đã trừ đi khoảng 108ha rừng tự nhiên,
khoảng 1.000ha theo các quyết định, văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng).
Tại giấy chứng
nhận đầu tư, dự án có diện tích khoảng 1.560ha, gồm: diện tích nhà máy Alumin
(116ha), diện tích công trình đập, hồ chứa nước, mỏ đất...(600ha), diện tích mỏ
tuyển và khu khai thác (614ha) và diện tích tái định canh, tái định cư (228ha).
Bên cạnh
đó, dự án nâng công suất sẽ thực hiện trong 2 năm tới (tức năm 2024), tổng mức
đầu tư khoảng 3.600 tỷ đồng (đã gồm VAT). Vốn đầu tư bổ sung để nâng công suất
sẽ đến từ các nguồn: 30% vốn chủ sở hữu của TKV, 70% vốn vay thương mại (lãi suất
9,5%/năm).
Đề xuất
tăng công suất từ 650.000 lên 800.000 tấn alumin/năm, là nhằm phát huy năng lực
cơ sở hạ tầng đã đầu tư, tối ưu hóa sản xuất của tổ hợp trong bối cảnh trữ lượng
quặng bauxite trong khu vực còn lại rất lớn.
Từ khi đi
vào vận hành sản xuất (tháng 10/2013 đến 31/12/2020), doanh thu của dự án đạt
khoảng 32.500 tỷ đồng (riêng năm 2020 khoảng 4.870 tỷ đồng). Trước đó, giai đoạn
2014 - 2016 dự án bị lỗ theo kế hoạch đầu tư. Từ năm 2017 dự án chuyển sang có
lãi, rút ngắn thời gian lỗ kế hoạch 1 năm.
Sau đề xuất nâng công suất tổ hợp alumin Lâm Đồng lên 800.000 tấn alumin/năm, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam mới đây đề nghị điều chỉnh tăng diện tích, thời gian hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
Trước đề xuất của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam về nâng công suất tổ hợp alumin Lâm Đồng lên 800.000 tấn alumin/năm, các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đang nghiên cứu tổng hợp ý kiến để báo cáo Bộ Công thương.
Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư đứng trước nguy cơ “đứng hình” vì chồng lấn lên thân quặng bauxite.
Công ty CP Dược phẩm Trung ương 1 – Pharbaco đã chính thức rút lui khỏi dự án điện gió Pharbaco – Lộc Bình tại tỉnh Lạng Sơn để tập trung cho sản xuất thuốc.
Cuối năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM ghi nhận sức nóng lan tỏa khi giá căn hộ liên tục tăng cao khi có sự thay đổi trong hành lang pháp lý, cùng với việc các chủ đầu tư mạnh tay triển khai dự án mới.