Diễn đàn quản trị
Bảy quan niệm sai lầm về phụ nữ làm kinh doanh
Vai trò của nữ giới trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam ngày càng thể hiện rõ nét nhưng theo IFC, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm đang ảnh hưởng đến hình ảnh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nhân nữ và các doanh nghiệp do nữ làm chủ.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, phụ nữ sở hữu khoảng 21% tổng số doanh nghiệp chính thức tại Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thuộc diện siêu nhỏ, chiếm tới 57%; chỉ 1% là doanh nghiệp lớn và còn lại là nhỏ và vừa.
Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các lĩnh vực truyền thống tập trung chủ yếu nam giới như xây dựng, và có mức doanh thu hàng năm rất tương đồng với mức doanh thu của các chủ doanh nghiệp do nam giới làm chủ.
Báo cáo “Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và Tiềm năng” do Công ty Tài chính quốc tế (IFC) nghiên cứu cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam nhìn chung đang hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh.
Các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ đã và đang tăng trưởng với tốc độ cao ở mức trên 20% trong vòng hai năm qua và các chủ doanh nghiệp dự đoán mức tăng truởng doanh thu tương tự hoặc cao hơn trong vài năm tới.
Tuy nhiên, IFC chỉ ra rằng trên thị trường hiện đang có một số quan niệm sai lầm làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nhân nữ và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Quan niệm 1: Các doanh nhân nữ ngại rủi ro trong tìm kiếm tài trợ hơn so với các doanh nhân nam
Đây là một quan niệm sai lầm vì theo nghiên cứu của IFC, mức độ chấp nhận rủi ro trong tìm kiếm tài trợ là rất tương đồng giữa các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa nam và nữ.
Khoảng một nửa chủ doanh nghiệp nữ và nam cho rằng thời điểm tốt để nộp đơn xin vay vốn là khi họ có một ý tuởng kinh doanh có thể thành công và cần tài trợ vốn. Một phần ba chủ doanh nghiệp nữ và nam muốn nộp đơn xin vay vốn ngân hàng khi họ đã có doanh thu tốt và biết rằng có cầu về sản phẩm/dịch vụ của họ.
Mặc dù không có sự khác biệt về mức độ chấp nhận rủi ro liên quan đến các khoản vay ngân hàng, các nghiên cứu của IFC cho thấy phụ nữ tiếp cận rủi ro khác với nam giới do họ tập trung vào các mục tiêu dài hạn và ý thức về rủi ro cao hơn. Nói cách khác, phụ nữ có xu hướng đo lường và phân tích rủi ro tỉ mỉ hơn, thay vì chỉ đơn giản làm theo trực giác của họ.
Quan niệm 2: Phụ nữ chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh nhỏ như “công việc tay trái”
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2015, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ và nam giới lãnh đạo là rất tương đồng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ lãnh đạo có doanh thu bình quân hàng năm là 5,69 triệu USD so với 5,76 triệu USD của các doanh nghiệp do nam giới làm chủ.
Theo IFC, nếu lấy doanh thu làm cơ sở đo lường quy mô của doanh nghiệp thì phụ nữ và nam giới sở hữu các doanh nghiệp có quy mô rất tương đồng. Ðồng thời, các doanh nghiệp do phụ nữ và nam giới làm chủ đều có kế hoạch kinh doanh rất giống nhau cho hai năm tới, tập trung vào gia tăng sản xuất (78% phụ nữ so với 77% nam giới) và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới (12% phụ nữ và 10% nam giới).
Quan niệm 3: Phụ nữ có con không có thời gian để lãnh đạo doanh nghiệp
IFC cho biết trên 90% phụ nữ tham gia khảo sát đã kết hôn hoặc đã từng kết hôn truớc đây. Mặc dù trách nhiệm gia đình là quan trọng và được xem là một thách thức đối với một số chủ doanh nghiệp nữ, phần lớn chủ doanh nghiệp nữ được phỏng vấn đều có thể cân đối được trách nhiệm với doanh nghiệp và gia đình bằng cách chủ yếu dựa vào hỗ trợ của gia đình và bên ngoài.
Báo cáo của IFC chỉ ra rằng hạn chế về thời gian và trách nhiệm gia đình là các thách thức được các doanh nhân nữ đề cập đến ít nhất. Ngày càng có nhiều phụ nữ khởi nghiệp và xây dựng doanh nghiệp khi còn độc thân và tạo dựng một đội ngũ mà họ có thể dựa vào sau này.
Ngoài ra, việc làm mẹ cũng được đánh giá là đem lại một số lợi ích cho các chủ doanh nghiệp như gia tăng khả năng làm việc duới áp lực, đàm phán hiệu quả hơn (do động lực lớn hơn) và bền bỉ hơn trước những thăng trầm.
Quan niệm 4: Phụ nữ có những ưu tiên khác và ít có khả năng trả nợ hơn so với nam giới
Khảo sát do IFC thực hiện cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ thấp hơn các doanh nghiệp do nam giới làm chủ; và phụ nữ thường là những khách hàng vay vốn cẩn trọng hơn so với nam giới.
Do đó, nhận thức cho rằng khi có gia đình riêng, phụ nữ có quá nhiều ưu tiên khác mà họ có thể đặt lên trên việc hoàn trả các khoản vay kinh doanh là hoàn toàn sai lầm.
Quan niệm 5: Phụ nữ chỉ làm việc trong các doanh nghiệp gia đình và phần lớn do nam giới làm chủ
Khảo sát của IFC được thực hiện với sự tham gia của 500 doanh nghiệp, trong đó có có 322 doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo. Trong số đó, chỉ có 8% là được sở hữu bởi hoặc cùng với một thành viên gia đình của quản lý cấp cao nhất, và chỉ có 3% là do nam giới sở hữu đa số.
Quan niệm 6: Phụ nữ cần được đào tạo về tài chính nhiều hơn so với nam giới
IFC nhận định rằng một quan niệm sai lầm phổ biến là phụ nữ có kỹ năng quản lý tài chính kém hơn và cần đào tạo bổ sung về tài chính.
Khảo sát của IFC cho thấy cả phụ nữ và nam giới đều tin tuởng rằng họ cần mức hỗ trợ quản lý tài chính như nhau, và rằng vấn đề liên quan nhiều hơn đến việc phụ nữ không thích sự kéo dài và tính phức tạp của các mẫu biểu và quy trình xin vay vốn ngân hàng.
Ðiều này phù hợp với kinh nghiệm quốc tế khi nhìn chung, phụ nữ ít hài lòng với các ngân hàng và cố vấn tài chính của họ hơn so với nam giới, và có mức độ tự tin thấp hơn và nghi ngờ nhiều hơn về độ nhạy bén tài chính và khả năng diễn giải các thuật ngữ tài chính của chính họ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ có xu hướng yêu cầu nhiều thông tin hơn trước khi đưa ra quyết định và muốn đảm bảo rằng họ hiểu mọi vấn đề, trong khi đó, nam giới thuờng ra quyết định với ít thông tin hơn. Ðiều này khiến phụ nữ có vẻ ít hiểu biết hơn đối với các nhân viên ngân hàng mà họ đang giao dịch và trong nhận thức của chính họ.
Một báo cáo của Wells Fargo công bố vào tháng 7/2017 cho thấy nhìn chung phụ nữ cảm thấy ít tự tin về khả năng đầu tư của họ hơn so với nam giới, mặc dù phụ nữ thường có nhiều kinh nghiệm tài chính hơn bản thân họ tự đánh giá.
Trong trường hợp của Việt Nam, IFC cho rằng vấn đề này sẽ dễ dàng được giải quyết vì sự khác biệt về giới trong giáo dục là rất nhỏ ở tất cả các cấp và đặc biệt vì phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong lĩnh vực tài chính.
Quan niệm 7: Phụ nữ không có thời gian cho học hỏi và xây dựng mạng lưới
Trên thực tế, khảo sát của IFC cho thấy phụ nữ mong muốn tăng cường kỹ năng kinh doanh và sẵn sàng sắp xếp thời gian cho việc này. Phụ nữ có xu hướng tìm kiếm lời khuyên từ phụ nữ mà họ không có quan hệ họ hàng nhiều hơn so với từ các nam giới mà họ không có quan hệ họ hàng.
Phụ nữ quan tâm đến các chương trình xây dựng năng lực thực tiễn để cải thiện kỹ năng kinh doanh (xây dựng thương hiệu, tiếp thị và hơn hết là quản lý nhân viên) và sẵn sàng chi trả 130 USD một tháng cho các khóa đào tạo có chất lượng cao.
IFC cho biết một số mạng lưới và nền tảng hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ hiện đang hoạt động và phổ biến tại TP.HCM và Hà Nội.
Việt Nam có tỷ lệ nữ CEO cao nhất Đông Nam Á
Việt Nam có tỷ lệ nữ CEO cao nhất Đông Nam Á
Khoảng 25% CEO hoặc thành viên hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam là nữ giới.
Thị trường tài chính tỷ đô cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn bị "thờ ơ"
Chuyên gia của Công ty tài chính quốc tế (IFC), ông Rubin Japhta cho biết, nhu cầu tài chính chưa được đáp ứng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) do phụ nữ làm chủ vào khoảng 1,19 tỷ USD, đang tạo ra một thị trường thu hút đối với các ngân hàng.
Bị từ chối rót vốn vì là… phụ nữ
“Họ nói với tôi rằng phụ nữ quá cảm tính để điều hành một doanh nghiệp và họ không thích đầu tư vào những doanh nghiệp như vậy...".
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.