Tiêu điểm
Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 5.000 tỷ dừng thi công 18 tháng, Bộ Y tế nói gì?
Sau 3 năm triển khai, dự án xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam hiện mới chỉ xong phần thô và đã dừng thi công 18 tháng.
Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ ra những yếu kém trong đầu tư công trong buổi làm việc với ba bộ khối xã hội gồm: Y tế, Văn hóa - thể thao và du lịch, Giáo dục và đào tạo, theo thông tin trên cổng điện tử Chính phủ.
Ông Huệ cho biết, số vốn đầu tư công trung hạn bố trí cho Bộ Y tế được giao 32.000 tỷ đồng nhưng tiến độ giải ngân vốn đầu tư cho các dự án của ngành này rất chậm, năm 2016 chỉ được 81% và năm 2017 được 54,7%.
Riêng năm 2018, tính đến hết tháng 4, mới chỉ đạt là 1,36% số vốn được giao, tỷ lệ giải ngân vốn vay nước ngoài gần như bằng 0.
Đáng chú ý, Phó thủ tướng lo ngại tiến độ triển khai hai dự án bệnh viện tuyến cuối là Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam, đây là hai dự án trọng điểm của ngành y tế, khởi công từ 13/12/2014, tuy nhiên đã dừng thi công 18 tháng nay.
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường, diện tích 21ha, diện tích sàn 119.952 m2, tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng, theo kế hoạch dự kiến, bệnh viện này sẽ khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 12/2017.
Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 có quy mô 1.000 giường, diện tích 21,7ha, diện tích sàn 119.962 m2, tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ được khánh thành giai đoạn I vào tháng 12/2016 và khánh thành toàn bộ tháng 12/2017.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, sau ba năm triển khai, hai dự án xây dựng bệnh viện này của Bộ Y tế, mới chỉ xong phần thô và đã dừng thi công 18 tháng nay mà không rõ nguyên nhân. Phó thủ tướng cho rằng, đây là một trong những điển hình yếu kém trong đầu tư xây dựng, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước.
Báo cáo về triển khai hai dự án trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, từ đầu năm 2014, Bộ Y tế đã tiến hành đấu thầu cho các gói thầu hai dự án này, tổng số vốn đầu tư là 9.000 tỷ đồng.
Tới ngày 10/5, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã giải ngân được 76,66%, còn Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 mới giải ngân đạt 56% tổng vốn được giao. Đến nay, hai dự án này đã chậm tiến độ 18 tháng và mới đây Bộ Y tế đã xin Chính phủ cho phép được kéo dài dự án tới hết năm 2019.
Về giao vốn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, đây là hai dự án cấp thiết, quan trọng nên đã giao 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, về tình hình giải ngân, đại diện Kho bạc Nhà nước cho biết thấp hơn so với số liệu Bộ Y tế báo cáo, như dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 mới được 1.066 tỷ đồng và dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 mới được 1.095 tỷ đồng, như vậy, còn hơn 1.000 tỉ đồng chưa được giải ngân.
Để hạn chế lãng phí nguồn lực, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Y tế xác định trách nhiệm người đứng đầu ở các cấp của bộ này khi để giao vốn và giải ngân vốn đầu tư chậm, làm lãng phí nguồn lực đầu tư công, bên cạnh đó, phải đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hai dự án này.
Ngoài hai dự án bệnh viện trên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, Bộ Y tế hiện còn 8 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong đó có 3 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư là Bệnh viện Nhi cơ sở 2, Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K.
Nếu ngày 31/10 mà Bộ Y tế chưa phê duyệt xong chủ trương đầu tư cho 3 dự án trên thì Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ kiến nghị Thủ tướng cắt vốn của ba dự án này để điều chuyển sang các dự án khác.
Công bố quyết định thanh tra Bộ Y tế
Gần tết, CPI tăng 0,51% do giá dịch vụ y tế tăng
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1/2018 đã tăng 0,51% so với tháng trước.
Tham nhũng trong lĩnh vực bảo hiểm y tế rất nguy cấp
Từ vụ Công ty VN Pharma buôn bán hàng giả là thuốc ung thư mới lộ ra câu chuyện đấu thầu thuốc chữa bệnh. Chi phí cho thuốc chui được vào đến các cơ sở khám, chữa bệnh đã khiến giá thuốc bị đội lên gấp 3 lần.
Tổ công tác: Chống lợi ích nhóm, co kéo cục bộ tại Bộ Y tế
Tổ công tác của Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế hủy bỏ ngay công văn 1216 có nội dung trái ý kiến kết luận của Thủ tướng, chống lợi ích nhóm, chống co kéo lợi ích cục bộ; đồng thời hoan nghênh việc Bộ Y tế cam kết sẽ giảm 90% số hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
‘Bộ Y tế ban hành văn bản trái ý kiến Thủ tướng’
Tổ công tác của Thủ tướng nêu rõ Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế ký một văn bản trái hoàn toàn ý kiến của Thủ tướng.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?