Tiêu điểm
Betrimex và cam kết đồng hành lâu dài cùng nông dân trồng dừa miền Tây
Mặc dù giá dừa thế giới liên tục sụt giảm, song nhờ sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn trong ngành như Betrimex, nông dân miền Tây vẫn đảm bảo được thu nhập.
Giá dừa trái trên thế giới những tháng đầu năm 2018 cũng liên tục sụt giảm: từ 222 USD/tấn vào tháng 1/2018 xuống còn 184 USD/tấn vào tháng 3/2018. Trong thời gian tới, giá dừa sẽ tiếp tục đi xuống do nguồn cung nguyên liệu dừa trái dồi dào, các nước có “nền kinh tế dừa” hùng mạnh như Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ đang vào mùa thu hoạch chính.
Tất nhiên, giá dừa ở “thủ phủ dừa” Bến Tre và các tỉnh lân cận cũng không đứng ngoài quy luật đó. Nhưng nhờ sự có mặt của những doanh nghiệp lớn trong ngành như Betrimex, Lương Quới, Á Châu…; dù thu nhập của người nông dân không được như mong muốn song vẫn ổn định.
Các công ty như Chế biến dừa Lương Quới, Chế biến dừa Á Châu, Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex)… tiếp tục thu mua dừa cho nông dân để phục vụ cho việc sản xuất ngày càng mở rộng, điều này góp phần nâng giá dừa tại tỉnh cao hơn so với mức giá chung của khu vực các nước trồng dừa.
Ông Nguyễn Khắc Tiệp - huyện Mỏ Cày Nam kể: “Trước Tết, thương lái thu mua dừa khô với giá hơn 100 nghìn đồng/chục (12 quả), sau đó xuống 70 nghìn đồng/chục và đến nay giá có phần giảm nhưng vẫn ở mức 60 nghìn đồng/chục. Dừa vẫn được các công ty thu mua với giá ổn định, theo giá đã đượ ký hợp đồng dài hạn với nhau”.
Theo hợp đồng ký kết giữa các công ty và nông dân, nông dân được doanh nghiệp hỗ trợ thu mua cao hơn giá thị trường khi giá dừa xuống thấp, nếu giá thị trường cao hơn thì doanh nghiệp sẽ thu mua theo giá thị trường. Động thái này không chỉ giúp người nông dân tránh tình trạng bị thương lái ép giá, mà còn góp phần hạn chế tối thiểu rủi ro cho bà con khi giá dừa biến động lớn.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Các đơn vị chuyên môn của bộ đã theo dõi và nắm bắt được tình hình chu kỳ giá và sản lượng của dừa trong thời gian vừa qua.
Bộ đã phối hợp với các địa phương, đặc biệt làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp chế biến lớn, trong việc thu mua sản phẩm dài hạn cho bà con nông dân, đảm bảo đầu ra kịp thời. Các doanh nghiệp lớn đã vào cuộc rất tích cực - nhanh chóng”.
Như Betrimex, doanh nghiệp có truyền thống làm dừa lâu đời ở Bến Tre, từ năm 2012 đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp đến 1.600 hộ nông dân, với 1.490 ha diện tích vườn dừa đạt chứng nhận organic (tiêu chuẩn EU và USDA-NOP) và JAS (tiêu chuẩn Nhật Bản) với sản lượng hơn 14 triệu trái dừa/năm.
Một tin vui khác cho nông dân trồng dừa Bến Tre, từ quý IV/2018, nhu cầu nguyên liệu của Betrimex cũng sẽ tăng mạnh do công ty đã hoàn thành lắp đặt nhà máy sản xuất dầu dừa theo công nghệ Châu Âu, công suất 3000 tấn/năm. Hiện nhà máy đang trong giai đoạn chạy thử và sẽ bắt đầu sản xuất thương mại từ tháng 10/2018.
Song song đó, Betrimex đang triển khai đầu tư dây chuyền sản xuất nước cốt dừa đóng lon với công suất 12 triệu lít/năm, dự kiến đầu tháng 12/2018 sẽ đưa vào sản xuất thương mại. Để chuẩn bị đủ nguyên liệu cho sự vận hành của tất cả các nhà máy, trong tháng 6, họ sẽ được chứng nhận thêm 1.200 ha diện tích trồng dừa organic, nâng tổng diện tích lên đến 2.700 ha.
Ngoài mua dừa tại Bến Tre, để chủ động nguồn cung, Betrimex thu mua thêm dừa ở các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long... Bên cạnh mua trực tiếp từ nông dân, Betrimex còn đẩy mạnh phát triển thu mua thông qua các hợp tác xã cũng như thuê hợp tác xã làm gia công các công đoạn lột vỏ, tách xơ và vận chuyển về nhà máy để sản xuất...
Quá trình này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí nhân công, mà còn hành động đúng định hướng chủ trương nội dung giai đoạn 2 trong chương trình phát triển hợp tác xã kiểu mới từ 2018 - 2020 mà Chính phủ đã phê duyệt.
Những kế hoạch cụ thể như trên cùng chiến lược phát triển vùng nguyên liệu sẽ góp phần tăng tính kết nối với nông dân, tạo nên sự ổn định đầu ra, khuyến khích bà con gắn bó và yên tâm phát triển vườn dừa.
Hiện nay, diện tích và sản lượng dừa của Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 1% của thế giới. Tỉnh Bến Tre - được xem là thủ phủ dừa của cả nước, có hơn 71.000 ha trồng dừa, chiếm 50% diện tích dừa của cả nước, nhiều vùng chuyên canh nông dân chỉ sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ cây dừa.
Năng suất dừa năm 2018 đang phục hồi trở lại sau thời gian bị sụt giảm. Tổng sản lượng dừa toàn tỉnh Bến Tre quý I/2018 đạt 170 triệu trái, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Dự báo năm nay, tỉnh sẽ đạt sản lượng dừa 600 triệu trái, đạt mục tiêu sản lượng dừa của năm 2020.
Nước mắm, nước dừa... thời 4.0
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.