Tiêu điểm
Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi
Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.
Siêu bão Yagi được xem là cơn bão lịch sử có sức tàn phá mạnh với phạm vi ảnh hưởng rộng.
Bão đã gây ra thảm họa sạt lở, lũ ống, lũ quét, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, sinh kế và tâm lý người dân.
Tính đến nay, có 353 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương.
Ước tính sơ bộ từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, thiệt hại tài sản khoảng 40 nghìn tỷ đồng, với 257 nghìn căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị hư hỏng; trên 262 nghìn ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị gãy đổ.
Chính phủ đã hỗ trợ các địa phương trên 350 tỷ đồng, 300 tấn gạo và kêu gọi sự ủng hộ từ cộng đồng với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng.
Hậu quả kinh tế nặng nề do bão Yagi
Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm dự báo chậm lại, GDP quý III giảm 0,35%, quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão Yagi.
Ước cả năm GDP giảm 0,15% so với kịch bản tăng trưởng có thể đạt 6,8 - 7%.
GRDP của nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai giảm trên 0,5%. Nhiều tuyến đường bị hư hại, giao thông đình trệ cục bộ.
Các ngành nông nghiệp, du lịch, công nghiệp đều chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều trang trại, hộ chăn nuôi cần thời gian và nguồn lực để tái sản xuất.
Các cơ sở du lịch phải đóng cửa sửa chữa, miền Bắc có thể bỏ lỡ mùa du lịch quốc tế từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025.
Đồng thời cũng có thể không thu hút được khách trong nước, đặc biệt là các địa điểm du lịch trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang…
Hầu hết cơ sở lưu trú ở Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô đã bị hư hỏng nặng nề; sơ bộ đã có 27 tàu du lịch và 4 tàu chuyển tải bị đắm; văn phòng trụ sở làm việc, đón tiếp khách tại các cảng biển phục vụ khách du lịch bị hư hỏng.
Điểm du lịch Cát Cát ở Sapa, Lào Cai ghi nhận tình trạng sạt lở. Một số điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp tại Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng gặp khó khăn do mất điện, gián đoạn thông tin.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sơ bộ tại 20/26 tỉnh, thành phố, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng khoảng 80 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 5% dư nợ trên địa bàn.
Trong đó, tại Quảng Ninh và Hải Phòng có 11,7 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ khoảng 23,1 nghìn tỷ đồng.
Nhóm giải pháp khắc phục hậu quả
Tại hội nghị về khắc phục hậu quả bão Yagi diễn ra hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần hỗ trợ người dân, khôi phục sản xuất và thúc đẩy kinh tế sau thiệt hại nghiêm trọng do siêu bão gây ra.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan khiến bão Yagi gây hậu quả rất lớn, Thủ tướng đánh giá vẫn còn tình trạng một số người dân chủ quan, chưa tuân thủ nghiêm túc các chỉ đạo, khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một số nơi chưa quyết liệt; phương tiện, trang thiết bị phục vụ ứng phó thiên tai, cứu hộ cứu nạn còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu.
Thủ tướng nhấn mạnh cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng với các tổ chức, cá nhân làm tốt, đặc biệt những người đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ; phê bình và xử lý nghiêm các trường hợp chủ quan, lơ là, không hoàn thành nhiệm vụ.
Về mục tiêu sắp tới, Thủ tướng yêu cầu không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc và nước sạch, không có chỗ ở; nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát, phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%.
Bên cạnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân trở lại cuộc sống sau bão, Thủ tướng cũng đưa nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh.
Ông yêu cầu rà soát, thống kê thiệt hại tại các cơ sở sản xuất kinh doanh để khôi phục trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ.
Đặc biệt, cần có chính sách về tín dụng, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón cho nông nghiệp; hỗ trợ khôi phục các loại hình dịch vụ, sản xuất công nghiệp; không để đứt gãy chuỗi cung ứng và sản xuất.
Ngoài ra, phải có phương án tăng cường các loại hình giao thông, giảm giá cước vận tải, khôi phục kho bãi tập kết hàng hóa; điều hòa hoạt động của các công trình thủy điện, thủy lợi trong xả lũ và tích nước.
Về chính sách tài chính và tín dụng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng nghiên cứu các chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp và gói lãi suất.
Bộ Tài chính cần nghiên cứu giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí. Ngân hàng Chính sách Xã hội có phương án cho vay hỗ trợ các hộ gia đình.
Ngành bảo hiểm phải thanh toán kịp thời cho các thiệt hại của doanh nghiệp và người dân.
Để thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, Thủ tướng nhấn mạnh cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia; bảo đảm thu ngân sách, cung ứng xăng dầu, điện, nước.
Việc sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ khắc phục hậu quả, chống tham nhũng, lãng phí, trục lợi cũng được đặc biệt lưu ý.
Bên cạnh đó, phải cung ứng đủ hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh; kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá, lợi dụng khó khăn để trục lợi.
Thủ tướng cũng kêu gọi tập trung làm mới ba động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.
Việc tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất kinh doanh phải phù hợp với tình hình địa phương; tiếp tục đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.
Bộ Kế hoạch và đầu tư được giao xây dựng và triển khai chương trình khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng đề án chống hạn mặn, sạt lở, sụt lún tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng đề án khảo sát, đánh giá, phòng chống sạt lở trên cả nước.
Các cơ quan liên quan cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển bứt phá ở các ngành như công nghiệp chip bán dẫn, khu thương mại tự do, trung tâm tài chính.
Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão Yagi
Thống kê thiệt hại sau một tuần bão lũ Yagi
Mưa lũ nghiêm trọng đã gây thiệt hại nặng nề trên nhiều tỉnh thành với 233 người chết, 103 người mất tích và hơn 136.700 nhà hư hỏng.
Hạ Long hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
Thành phố Hạ Long khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão số 3, với các chính sách về thuế, vốn vay và phục hồi sản xuất.
Du lịch ngổn ngang sau bão số 3
Một số khách sạn thiệt hại nhẹ đã hoạt động trở lại, trong khi những nơi bị tàn phá nghiêm trọng sẽ mất vài tháng để sửa chữa, khôi phục lại trạng thái bình thường.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.