Tiêu điểm
Bộ, ngành làm gì trước ‘khó khăn nhiều hơn cơ hội’?
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra hôm nay.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng sụt giảm, các nước thắt chặt tiền tệ, cầu giảm, thị trường thu hẹp..., nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam bị tác động không nhỏ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra hôm nay.
Ông cũng chỉ ra khó khăn nhiều hơn cơ hội. Ổn định kinh tế vĩ mô thời gian qua chưa thực sự vững chắc, tăng trưởng chưa được như kỳ vọng và mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn, đất đai, thị trường bị thu hẹp. Các thị trường bất động sản, vốn, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ để phát triển ổn định, an toàn.
Điều này đến từ một số nguyên nhân quan trọng như tác động rất nặng nề từ bên ngoài, thị trường quốc tế; đại dịch Covid-19 tuy đã được kiểm soát nhưng hậu quả còn kéo dài, không thể giải quyết trong một vài năm, tác động nhiều mặt tới sản xuất kinh doanh; một số khó khăn, yếu kém của nội tại nền kinh tế kéo dài nhiều năm nhưng bộc lộ rõ nét sau đại dịch Covid-19; một số bộ, ngành, địa phương có lúc, có nơi thiếu chủ động, chưa kịp thời trong phản ứng chính sách; một bộ phận cán bộ còn trì trệ, trách nhiệm chưa cao, thậm chí né tránh, sợ trách nhiệm, nhất là liên quan tới định giá, đấu thầu, mua sắm...

Do đó, thời gian tới, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý có trọng tâm, trọng điểm; chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý và tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên;
Đồng thời xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan ngân hàng yếu kém; rà soát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, phát triển nhà ở, nhất là gói 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; đề xuất các cấp có thẩm quyền giải pháp cơ cấu lại nợ, khoanh nợ, giãn nợ…
Bộ Tài chính tăng cường quản lý thu chi ngân sách, tiết kiệm chi tối đa trong chi thường xuyên; khẩn trương trình cấp có thẩm quyền chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất; báo cáo cấp thẩm quyền vấn đề thuế tối thiểu toàn cầu; hoàn thiện báo cáo về tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp giai đoạn 2022 - 2023 và đề xuất giải pháp.
Bộ Kế hoạch và đầu tư hoàn thành việc phân bổ chi tiết các kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2023, vốn cho chương trình phục hồi; chủ trì, tiếp tục rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; chuẩn bị thật tốt việc trình Quốc hội ban hành một số nghị quyết liên quan tháo gỡ vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.
Bộ Xây dựng thực hiện tốt Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, góp phần giải quyết những khó khăn của thị trường bất động sản. Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phải đi từng địa phương, rà soát từng dự án, từng doanh nghiệp, từ việc giải quyết tại các dự án, địa phương cụ thể để nhân rộng.
Bộ Công thương tập trung hoàn thành Quy hoạch điện VIII trong tháng 4; mở rộng thị trường, tiếp tục đàm phán các FTA (vừa đàm phán xong với Israel và tiếp tục đàm phán với UAE).
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo đảm nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế; tiếp tục nâng cao, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; tập trung tháo gỡ thẻ vàng IUU của EC.
Bộ Lao động, thương binh và xã hội chuẩn bị tốt cho Hội nghị trung ương sắp tới dự kiến thảo luận về một số chính sách xã hội; tổ chức tốt các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Bộ Y tế tiếp tục tháo gỡ, xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế, dứt khoát không để thiếu. Bộ Giáo dục và đào tạo chuẩn bị thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về tự chủ đại học.
Bộ Khoa học và công nghệ khẩn trương bàn giao Khu công nghệ cao Hoà Lạc về thành phố Hà Nội, hoàn thiện đề án về nâng cao năng suất lao động quốc gia. Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá; nghiên cứu, đề xuất Quốc hội các cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho ngành du lịch.
Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, cắt giảm thủ tục hành chính. Thanh tra Chính phủ khẩn trương tổng hợp các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án của các cơ quan chức năng, đề xuất giải pháp với cấp có thẩm quyền; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Các địa phương thực hiện quyết liệt và hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. Làm tốt công tác quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, vận động nhân dân để triển khai các dự án hạ tầng chiến lược, các chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân đầu tư công...
[Longform] Toàn cảnh kinh tế Việt Nam quý I/2023
Thủ tướng yêu cầu tái cơ cấu thị trường bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản phải điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, phân khúc thị trường giá cả bất động sản hợp lý hơn, rà soát các dự án có phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vay vốn ngân hàng và huy động vốn từ người mua nhà ở.
Thủ tướng: Tăng số nước được miễn thị thực, kéo dài thời hạn lưu trú
Sửa đổi, hoàn thiện chính sách về thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế theo hướng tăng số lượng nước được miễn thị thực và kéo dài thời hạn lưu trú phù hợp với lệ phí hợp lý, mở rộng visa điện tử, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo.
Thủ tướng yêu cầu không để người bệnh phải ‘mua ngoài’ thuốc, vật tư y tế
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y thời gian tới là giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế, không để tiếp diễn tình trạng người bệnh phải ‘mua ngoài’. Tập trung quản lý, cấp phép, gia hạn thuốc, trang thiết bị y tế kịp thời, công khai, minh bạch, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng: Phải giải ngân ít nhất 675 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay
Trong bối cảnh khó khăn, thách thức, thúc đẩy đầu tư công, giải ngân đầu tư công vừa là nguồn lực, vừa là động lực phát triển. Do đó, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2023.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu 'giải oan' cho chủ đầu tư
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Vượt khỏi tư duy 'xin - cho', doanh nghiệp tư nhân tạo áp lực cải cách
Đã đến lúc khu vực doanh nghiệp tư nhân phải tạo ra áp lực thay đổi chính sách, chứ không chỉ dừng lại ở việc "xin - cho".
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.