Tiêu điểm
Bộ trưởng KH&CN không đánh giá được hiệu quả đầu tư cho khoa học công nghệ
Số liệu chi đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ được thực hiện theo Luật Đầu tư công, do đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ cho biết, ông không nắm được chính xác số liệu các địa phương. Do đó ông không đưa ra được đánh giá hiệu quả việc chi ngân sách đầu tư phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 7/6, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (đoàn tỉnh Long An) đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Huỳnh Thành Đạt đánh giá hiệu quả và nêu rõ các số liệu liên quan đến chi đầu tư phát triển và tổng chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ từ năm 2017 cho đến nay.
Đồng thời, ông cũng phản ánh Bộ chưa quy định khung số lượng và trần ngân sách nhà nước cho nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia, dẫn tới tình trạng phân bổ kinh phí sự nghiệp trong lĩnh vực này còn dàn trải và phân bổ nhiều lần. Điều này liệu có gây ra lãng phí trong phân bổ kinh phí không, đại biểu tỉnh Long An đặt vấn đề.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng thừa nhận cần quy định khung số lượng và trần ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ.
Bộ đã đề ra giải pháp để số nhiệm vụ và số tiền chi cho nhiệm vụ khoa học công nghệ bảo đảm hiệu quả, bố trí phù hợp. Theo đó tái cơ cấu nhiệm vụ cấp quốc gia, phê duyệt 19 chương trình với mục tiêu, nội dung, dự kiến yêu cầu đánh giá sản phẩm… làm cơ sở để hình thành khung và trần ngân sách bố trí.
Theo Bộ trưởng Đạt, số liệu chi đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ được thực hiện theo Luật Đầu tư công, nên không thể xác định được chính xác số liệu các địa phương. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã có báo cáo gửi Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường về vấn đề này.
"Bộ thấy rằng cần sửa đổi quy định để nắm chính xác các con số này, phục vụ hoạch định đầu tư, phát triển cho lĩnh vực khoa học công nghệ", Bộ trưởng cho biết.
Cùng trả lời chất vấn về vấn đề ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ, Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này giảm dần qua các năm, từ 1,1% năm 2017 còn 0,82% vào năm 2023.
Nguồn lực cho khoa học công nghệ chưa đạt yêu cầu. Mức đầu tư quá thấp so với Nghị quyết Trung ương và Bộ Chính trị - yêu cầu phải đảm bảo từ 2% chi ngân sách cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và tăng dần theo nhu cầu.
"Đây là điều báo động, có nguyên nhân là bộ ngành, địa phương không bố trí vốn hoặc vốn rất thấp, chưa thực sự quan tâm, chưa có đề án đảm bảo đúng nguyên tắc, tiêu chí để bố trí vốn", ông Dũng giải thích.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết, trong tổng chi ngân sách 0,82% cho khoa học công nghệ trong năm nay thì chi đầu tư 0,23% còn thường xuyên 0,58%. Trong khi đó tỷ lệ chi ngân sách năm ngoái là 1,1%.
Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ
Cơ chế quan trọng giúp khoa học công nghệ Việt Nam bùng nổ
Nhiều ý kiến cho rằng muốn thị trường khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ.
Thủ tướng: 5 vấn đề lớn của ngành khoa học công nghệ
Nếu không mạnh dạn đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Việt Nam sẽ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.
Việt Nam sẽ có Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân 350 triệu USD
Việc xây dựng Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, tiến tới tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.
Thứ trưởng Phạm Đại Dương: 'Muốn tăng năng suất phải tăng hàm lượng khoa học công nghệ'
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Phạm Đại Dương, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp muốn có sản phẩm tốt bắt buộc phải tăng hàm lượng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Doanh nhân trẻ: Tiên phong và kiến tạo
Sự phát triển của cộng đồng doanh nhân trẻ là hành trình tái tạo và kiến tạo không ngừng nghỉ. Sự gắn kết cùng tinh thần dám nghĩ dám làm đã đưa họ từ những ngày đầu khó khăn đến một tương lai mới, nơi mà những người trẻ đang tiếp tục kế thừa và phát huy hệ gen giá trị.
Mở lối cho du lịch
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang bùng nổ, có một thực tế không thể phủ nhận rằng nếu không có những doanh nghiệp dám đi trước, những người tiên phong trong việc khai thác tiềm năng du lịch, sẽ không có những điểm đến nổi tiếng mà chúng ta biết đến ngày hôm nay.
VNG xây cầu nối chuyển đổi số quốc gia
Với mục tiêu đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số quốc gia, VNG sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu và sáng tạo các sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn.
VinFast huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu
Huy động vốn và tái cấu trúc các khoản vay là hoạt động quan trọng của VinFast trong những năm tới.
Kích hoạt sức mạnh doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân đang rất cần được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, vượt qua khó khăn.
Giờ là lúc kể câu chuyện hoàn toàn mới về doanh nhân
Môi trường kinh doanh thực sự thân thiện, an toàn sẽ thuyết phục hàng triệu doanh nhân toàn tâm, toàn ý phát huy hết năng lực, tiên phong đổi mới sáng tạo trên quê hương mình, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước.
Doanh nhân với sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, sứ mệnh lớn lao phải được đặt lên vai các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn tư nhân lớn, những doanh nghiệp dân tộc.