"Bom nợ" trái phiếu bất động sản Việt Nam nguy hiểm hơn Evergrande

An Chi Thứ ba, 05/10/2021 - 08:23

Nếu không được kiểm soát kịp thời, nhiều chuyên gia cho rằng, rủi ro từ trái phiếu bất động sản Việt Nam sẽ còn nguy hiểm hơn nhiều vụ việc Evergrande của Trung Quốc.

Trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản phát hành vẫn là tâm điểm của thị trường với lãi suất cao ngất ngưởng

Rủi ro từ huy động trái phiếu doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia đang liên tục cảnh báo về rủi ro trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam khả năng sẽ đi theo vết xe đổ như việc Tập đoàn Evergrande đang đứng trước nguy cơ vỡ 'bom nợ' 300 tỉ USD.

Tập đoàn bất động sản này của Trung Quốc đã không thể trả được khoản lãi trái phiếu tổng cộng 131 triệu USD cho nhà đầu tư nước ngoài như hạn định vào ngày 23 và 29/9 vừa qua. Evergrande cũng sẽ phải trả 669 triệu USD lãi vay vào cuối năm 2021, thanh toán 3,45 tỉ USD trái phiếu đáo hạn vào tháng 3 và tháng 4 năm 2022.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, những rủi ro đối với thị trường trái phiếu bất động sản Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở khi trong 2 năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã liên tục nóng lên nhanh chóng. Nhiều công ty bất động sản lớn đều chuyển cơ cấu vốn vay từ ngân hàng sang trái phiếu, nhằm tham gia vào các thương vụ đầu tư hoặc cơ cấu/đảo nợ.

Tính chung nửa đầu năm 2021, quán quân phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục thuộc về nhóm bất động sản (92.300 tỉ đồng, chiếm 44,2% cơ cấu).

Bất chấp việc siết chặt các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ của Bộ Tài chính, từ đầu năm đến nay, hoạt động phát hành riêng lẻ của doanh nghiệp vẫn diễn ra nhộn nhịp. Đặc biệt, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản phát hành vẫn là tâm điểm của thị trường với lãi suất cao ngất ngưởng.

Nhà đầu tư cần thận trọng với trái phiếu bất động sản

Chỉ tính riêng tháng 8/2021 vừa qua, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lớn đã thông báo huy động thành công hàng ngàn tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu. Lãi suất mà các doanh nghiệp này trả cho nhà đầu tư cao gấp đôi, gấp ba lãi suất ngân hàng.

Cụ thể, mới đây, Công ty cổ phần Hoa Phú Thịnh công bố đã thu về 3.130 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu kỳ hạn 4 năm, lãi suất năm đầu tiên lên tới 13,65%/năm. Tương tự, Công ty cổ phần Phú Hoàng Vương cũng huy động thành công 4.670 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm, lãi suất năm đầu là 13,65%.

Nhiều công ty bất động sản khác như Tiến Phước, Sunrise Việt Nam… cũng vừa huy động thành công hàng ngàn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất 10-11%/năm nhằm thực hiện các dự án bất động sản góp vốn với đối tác triển khai dự án.

Theo ông Nghĩa, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều thích huy động vốn từ kênh trái phiếu hơn là vay ngân hàng. Khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều các điều kiện ngặt nghèo và sự kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của ngân hàng.

Trong khi đó, nếu huy động trái phiếu, doanh nghiệp được tự do sử dụng nguồn vốn. Nhiều doanh nghiệp dùng tiền huy động được để đầu tư mới, mua các dự án khác thay vì hoàn thiện các dự án đang có.

Trong trường hợp dòng tiền kinh doanh âm, hoạt động đầu tư khó khăn, cổ phiếu lao dốc, doanh nghiệp sẽ không có khả năng thanh toán của khi trái phiếu đến ngày đáo hạn. Nguy cơ vỡ bom nợ trái phiếu đang dần hiện hữu, đặc biệt là trái phiếu bất động sản mà Evergrande chính là điển hình.

Hệ quả rất lớn nếu không kiểm soát kịp thời

Đáng lo ngại hơn, theo ông Nghĩa, hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam và Trung Quốc rất giống nhau. Thậm chí, những rủi ro từ huy động vốn tại Việt Nam còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với Evergrande.

"Xét trên phương diện nào đó, chúng ta phải thừa nhận rằng, hoạt động huy động trái phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc minh bạch hơn tại Việt Nam. Hoạt động này được kiểm toán bởi những công ty lớn, uy tín, các cơ quan phát hành trái phiếu xem xét cẩn thận. Ngay cả khi họ phát hành trái phiếu nhiều như vậy cũng có sự cẩn trọng.

Còn ở Việt Nam, các tập đoàn phát hành hàng chục ngàn tỷ trái phiếu không có ai quản lý, giám sát xếp hạng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn úp mở việc giao trái phiếu cho ngân hàng bán, giống như là trái phiếu đó được ngân hàng bảo lãnh nhưng thực chất không phải như vậy", ông Nghĩa nhận định.

Sức khoẻ của doanh nghiệp bất động sản sẽ dần hồi phục trong quý IV/2021

Theo vị chuyên gia này, điều này đang tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với thị trường trái phiếu Việt Nam, nếu các cơ quan nhà nước không quan tâm, không rút ra được những bài học lớn từ Trung Quốc, "khối u" đằng sau lưng họ sẽ ngày càng lớn".

Đồng quan điểm, ông TS. Võ Đình Trí, giảng viên Đại học Kinh tế TP. HCM cũng cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản của Việt Nam thời gian vừa qua đã huy động trái phiếu khá nhiều. Trong khi đó, thị trường trái phiếu của Việt Nam chưa trưởng thành, chưa có nhiều cơ quan đánh giá tín nhiệm, minh bạch thông tin về trái phiếu đến nhà đầu tư.

Nếu dự án của doanh nghiệp tốt, thì trái phiếu là kênh đầu tư rất hiệu quả. Nhưng thực tế, một số doanh nghiệp đang phát hành trái phiếu theo phong trào dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và thị trường nếu hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó.

Đây chính là tín hiệu cảnh báo hiệu về một “bom nợ” tại Việt Nam, nếu cơ quan chức năng không kiểm soát quá trình tăng quá nóng của trái phiếu và thị trường bất động sản.

Cũng theo ông Trí, hiện giá nhà ở Việt Nam và Trung Quốc đều đang quá cao so với thu nhập của người dân. Chính vì vậy, Chính phủ cần sớm kiểm soát mức tăng giá bất động sản để phòng ngừa rủi ro.

Các giải pháp cần được nghiên cứu như đánh thuế bất động sản, thuế tài sản và thuế đánh trên giao dịch bất động sản để ngăn chặn chặn tình trạng đầu cơ. Nếu nhà đầu tư mua bất động sản và bán sang tay trong thời gian ngắn dưới 1 năm, Chính phủ nên xem xét tăng thuế để tránh đầu cơ. Việc tăng thuế sẽ khiến ý định đầu cơ giảm. Từ đó sẽ kiểm soát được “bong bóng” trên thị trường và rủi ro cho các nhà đầu tư, vị chuyên gia này nhận định.


Trái phiếu doanh nghiệp cần sớm được xếp hạng tín nhiệm

Trái phiếu doanh nghiệp cần sớm được xếp hạng tín nhiệm

Tài chính -  3 năm
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần một tổ chức trung gian giám sát, đánh giá chất lượng để cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin cần thiết, rủi ro có thể gặp phải để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trái phiếu doanh nghiệp cần sớm được xếp hạng tín nhiệm

Trái phiếu doanh nghiệp cần sớm được xếp hạng tín nhiệm

Tài chính -  3 năm
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần một tổ chức trung gian giám sát, đánh giá chất lượng để cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin cần thiết, rủi ro có thể gặp phải để bảo vệ quyền lợi của mình.
Sức khoẻ của doanh nghiệp bất động sản sẽ dần hồi phục trong quý IV/2021

Sức khoẻ của doanh nghiệp bất động sản sẽ dần hồi phục trong quý IV/2021

Bất động sản -  3 năm

Khoảng 50% các doanh nghiệp chủ đầu tư, nhà thầu và 30% sàn giao dịch bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19 sẽ có thể hồi phục sức khỏe và trở lại trạng thái bình thường trong quý IV/2021.

Bài học rủi ro cho thị trường bất động sản Việt Nam nhìn từ vụ Evergrande

Bài học rủi ro cho thị trường bất động sản Việt Nam nhìn từ vụ Evergrande

Bất động sản -  3 năm

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản trong nước không chịu nhiều tác động bởi cuộc khủng hoảng Evergrande. Tuy nhiên, Việt Nam cần tránh lặp lại sự cố này, bởi hệ luỵ của nó đối với nền kinh tế và thị trường bất động sản là rất lớn.

Bức tranh u ám bao trùm thị trường bất động sản cuối năm 2021

Bức tranh u ám bao trùm thị trường bất động sản cuối năm 2021

Bất động sản -  3 năm

Thị trường bất động sản cuối năm 2021 nhiều khả năng sẽ diễn biến theo kịch bản xấu.

Gỡ nút thắt cho hàng trăm dự án bất động sản đang ‘đứng hình’

Gỡ nút thắt cho hàng trăm dự án bất động sản đang ‘đứng hình’

Bất động sản -  3 năm

Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực đã công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại là nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác” nhưng vẫn “bỏ sót” những nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp dẫn đến hằng trăm dự án bất động sản đang “đứng hình”.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  2 ngày

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh

Bất động sản -  2 ngày

Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  3 ngày

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng

Bất động sản -  3 ngày

Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Bất động sản -  6 ngày

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp -  3 giờ

Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tài chính -  3 giờ

Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tài chính -  5 giờ

Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Doanh nghiệp -  5 giờ

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  6 giờ

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Sổ tay quản trị -  6 giờ

Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.